Có thể nói, áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề vi phạm trong xã hội luôn là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học và nhà quản lý. Hiểu được điều này, Luận Văn 99 xin chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xoay quanh khái niệm áp dụng pháp luật là gì để các bạn có thêm thông tin tham khảo.
Áp dụng pháp luật là một trong bốn hình thức của thực hiện pháp luật (tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật). Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm áp dụng pháp luật đã được đưa ra. Cụ thể:
Đề cập trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, áp dụng pháp luật được định nghĩa là hình thức thực hiện pháp luật doanh cho các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền. Đây là hình thức thực thực hiện pháp luật khác với ba hình thức thực hiện pháp luật còn lại vì nếu tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật là những hình thức phổ biến mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù bởi luôn có sự tham gia của Nhà nước. Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc những người có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Còn theo Giáo trình cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, áp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Trong đó, Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật đề ra các quyết định cá biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật.
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt động tư pháp và hành pháp của Nhà nước. Ví dụ, trong hoạt động hành pháp như: Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định cấp đất, quyết định cấp giấy phép xây dựng… Trong hoạt động tư pháp như: Quyết định xét xử của Tòa án nhân dân, quyết định khởi tố vụ án, quyết định truy tố của Viện kiểm sát…
Như vậy, ta có thể rút ra khái niệm áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc thù, được thực hiện bởi nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước được trao quyền tiến hành theo một thủ tục do pháp luật quy định. Mục đích của áp dụng pháp luật là thực hiện các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp xảy ra các hành vi phạm tội hoặc các hành vi vi phạm pháp luật; trong trường hợp phải giải quyết các tranh chấp về quyền chủ thể và các nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong một quan hệ pháp luật nhất định; hoặc trong trường hợp Nhà nước nhận thấy cần phải can thiệp, tham gia vào một vấn đề nào đó để đảm bảo việc thực thi trên thực tế của các chủ thể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật vừa là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước hoặc công chức có thẩm quyền vừa là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật.
Áp dụng pháp luật là gì?
Xem thêm:
➣ Kho đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế miễn phí mới nhất
Thứ nhất, áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước, thể hiện ở chỗ hoạt động áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước tiến hành. Mỗi cơ quan nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao thực hiện một số hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Trong quá trình hoạt động pháp luật, mọi tình tiết đều phải được xem xét cẩn trọng dựa trên các cơ sở quy định, yêu cầu của quy phạm pháp luật được xác định để đưa ra các quy định cụ thể. Pháp luật là cơ sở xuất phát điểm để các cơ quan nhà nước có quyền áp dụng pháp luật nhằm thực hiện chức năng của mình. Hoạt động áp dụng pháp luật chủ yếu tiến hành theo ý chí đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Pháp luật xác định rõ ràng cơ sở điều kiện trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quy trình áp dụng pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đó.
Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính cá biệt, cụ thể. Tức là việc áp dụng pháp luật được thực hiện và có hiệu lực với từng chủ thể, tình huống cụ thể và có giá trị pháp lý đối với chủ thể xác định nêu trong văn bản áp dụng, với các chủ thể khác nó không làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Thứ tư, áp dụng pháp luật cần đòi hỏi tính sáng tạo vì đó là quá trình vận dụng cái chung để giải quyết các việc riêng lẻ, cụ thể. Điều này đòi hỏi người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải vận dụng cái chung phù hợp với cái riêng rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Người áp dụng pháp luật cần có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, kinh nghiệm phong phú, có đạo đức trong sáng và trình độ chuyên môn cao.
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật quan trọng, thông qua hình thức áp dụng pháp luật, ý chí của Nhà nước trở thành hiện thực, Nhà nước thực hiện được các chức năng tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, kết hợp với trật tự xã hội, bảo đảm cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các công chức nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Điều này là có lý do bởi trong nhiều trường hợp, các chủ thể không muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nếu thiếu sự thông qua của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, các quy định của pháp luật không thể được thực hiện nếu chỉ bằng các hình thức tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật hay thi hành pháp luật. Chính vì thế, rất cần hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các nhà chức trách có thẩm quyền để tạo điều kiện cho các chủ thể khác thực hiện đầy đủ các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, áp dụng pháp luật chỉ được tiến hành trong các trường hợp sau:
Khi Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế bằng các chế tài thích hợp đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.
Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Trường hợp này đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp nhất định để bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật. Ví dụ, các bên tham gia hợp đồng kinh tế hay dân sự nhưng xảy ra tranh chấp phải nhờ đến trọng tài hay Tòa án giải quyết.
Khi Nhà nước xét thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế. Ví dụ, Nhà nước chứng thực hợp đồng mua bán nhà giữa hai công dân, chứng nhận việc đăng ký kết hôn, chứng thực di chúc hợp pháp, cấp giấy khai sinh hoặc chứng tử cho một công dân nào đó...
Bạn đang thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ về áp dụng pháp luật, bạn cần nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn hay bạn muốn nhận được sự trợ giúp của các chuyên viên học thuật có trình độ chuyên môn & giàu kinh nghiệm để hỗ trợ & thuê viết luận văn, hãy tham khảo dịch vụ viết luận văn thuê của Luận Văn 99 nhé! |
Để có thể áp dụng pháp luật một cách chính xác, tránh những hậu có có thể xảy ra với nhà nước và đối tượng điều chỉnh, cần lưu ý các yêu cầu dưới đây:
Thứ nhất, áp dụng pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế. Pháp chế là điều kiện cơ bản để phát huy dân chủ, có sự tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật với quy mô toàn quốc. Pháp chế xã hội chủ nghĩa mang tính thống nhất cao. Do đó, khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, không để xảy ra tình trạng pháp chế ở địa phương này khác với pháp chế của địa phương khác, việc áp dụng pháp luật ở mỗi nơi, mỗi cấp lại khác nhau.
Thứ hai, áp dụng pháp luật cần đảm bảo tính khách quan. Tức là trong quá trình nhận thức, các cơ quan cần dựa trên những cơ sở thực tế khách quan xuất phát từ bản thân đối tượng, không dựa vào ý muốn chủ quan hay lấy ý chí chủ quan áp đặt cho thực tế. Do đó, khi giải quyết vấn đề, các chủ thể quản lý cần xem xét một cách toàn diện, tránh lối tư duy phiến diện. Việc áp dụng pháp luật cần đúng đối tượng, đúng sự việc và công khai, minh bạch. Người áp dụng pháp luật cần biết lắng nghe ý kiến của người dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của họ.
Thứ ba, áp dụng pháp luật phải công bằng. Nguyên tắc này được đưa ra nhằm tránh trường hợp các bộ cơ quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn để quyết định áp dụng pháp luật theo hướng gây bất lợi hoặc có lợi hơn cho tổ chức hoặc cá nhân. Các chủ thể quản lý trong việc áp dụng pháp luật cần chú ý đến tính công bằng để tránh gây ra thiệt hại đáng tiếc cho các đối tượng quản lý.
Thứ tư, áp dụng pháp luật cần thận trọng để đảm bảo sự đúng đắn và chính xác. Một bộ phận cán bộ công chức cơ quan tài chính không đủ năng lực, trình độ nhận thức nên áp dụng sai hoặc chưa rõ ràng các tình tiết dẫn đến việc xử lý chưa đảm bảo và áp dụng pháp luật theo cảm tính nên việc áp dụng còn thiếu tính chính xác.
Thứ năm, áp dụng pháp luật phải nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Điều này có ý nghĩa trong các trường hợp pháp luật thực sự quy định chưa rõ ràng, chính xác mà đối tượng điều chỉnh xứng đáng được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp về đạo lý. Cán bộ, công chức cần đề xuất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định.
Giai đoạn này là giai đoạn khởi đầu của cả quá trình áp dụng pháp luật mang tính chất bản lề. Trước hết, cán bộ nhà nước cần xác định đúng nội dung, đối tượng và bản chất pháp luật của vụ việc phát sinh khi có yêu cầu áp dụng pháp luật. Xác định đúng bản chất sự việc là cơ sở để áp dụng pháp luật.
Tại bước này, người cán bộ cần xem xét sự việc một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ việc, làm sáng tỏ những việc kiện liên quan cũng. Ngoài ra, cần phân tích kỹ lưỡng các tình tiết của vụ việc về thời gian, không gian, đối tượng,...để có cơ sở lựa chọn đúng văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết.
Đây là giai đoạn quan trọng vì nếu không lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật đúng đắn sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đảm bảo cơ sở pháp lý. Tại đây, người cán bộ cần xác định rõ sự việc lựa chọn quy phạm pháp luật dựa theo quy phạm nội dung và quy phạm hình thức hay quy phạm về thủ tục. Cần sử dụng văn bản pháp luật còn hiệu lực và có phạm vi cũng như đối tượng phù hợp với phạm vi có liên quan đến vụ việc cần giải quyết. Việc xác định văn bản quy phạm pháp luật cần thực hiện nhất quán, nếu có vướng mắc cần phải tham mưu, đề xuất xin ý kiens chỉ đạo của cấp trên.
Giai đoạn này phải ánh kết quả thực tế của quá trình áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền mang tính chuyển hóa những quy định chung trong các văn bản quy phạm pháp luật thành những quy định cụ thể, cá biệt. Quyết định áp dụng pháp luật bao gồm: Quyết định thanh tra, quyết định xử phạt hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định cưỡng chế,…
Các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành nhằm đảm bảo tính khách quan, hợp pháp và sự phù hợp về nội dung lẫn hình thức. Mức độ cá thể hóa càng chi tiết và sát thực về nội dung thì việc áp dụng pháp luật càng chính xác và hiệu quả. Quyết định pháp luật được ban hành kịp thời sẽ bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng đã, đang và bị đe dọa hay tạo điều kiện để các đối tượng tác động của quyết định thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Việc áp dụng sai pháp luật sai sẽ dẫn đến những tổn hại cho cá nhân, tổ chức và cộng đồng.
Việc áp dụng pháp luật chỉ có giá trị thực và hiệu lực khi nội dung quyết định được các chủ thể liên quan tôn trọng và thực hiện. Việc đảm bảo các quyết định áp dụng pháp luật có hiệu lực thực thi có ý nghĩa quan trọng, giúp đạt được mục đích điều chỉnh của pháp luật trên thực tế. Để việc áp dụng pháp luật được các chủ thể tôn trọng cần áp dụng pháp luật chính xác phù hợp, công bằng và chuẩn bị tốt các điều kiện thiết yếu để các chủ thể thực hiện quyền, trách nhiệm pháp lý của mình.
Ngoài ra, cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát thực thi quyết định áp dụng pháp luật với chủ thể liên quan.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua về khái niệm áp dụng pháp luật là gì? Nội dung của áp dụng pháp luật cũng như quy trình áp dụng pháp luật. Trên thực tế, khi áp dụng pháp luật cần nhìn nhận vấn đề, sự việc một cách khách quan để giải quyết một cách ổn thỏa nhất. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ này đã mang đến cho các bạn nguồn thông tin tham khảo hữu ích.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín