viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bảng cân đối kế toán là gì? Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Trong kinh doanh cả nhà đầu tư và nhà cho vay đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định hoặc tăng cường tình hình tài chính. Và để nắm được tình hình tài chính của một doanh nghiệp, mọi người sẽ dựa vào bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp là một báo cáo tài chính tổng hợp và trình bày tổng quát về tình hình tài chính, nguồn vốn… trong một kỳ kế toán. Để hiểu rõ hơn về khái niệm bảng cân đối kế toán là gì, nội dung và nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Bảng cân đối kế toán là gì?

Khái niệm bảng cân đối kế toán (Balance sheet) là gì?

Bảng cân đối kế toán (Tiếng Anh: Balance sheet) là một trong ba báo cáo tài chính cốt lõi (báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ là hai báo cáo còn lại) được sử dụng để đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán thể hiện tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp bằng thước đo tiền tệ dựa trên giá trị và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định.

Số liệu trên bảng cân đối kế toán sẽ cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tản sản đó. Căn cứ vào các bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách khách quan.

bang_can_doi_ke_toan_la_gi_luanvan99
Bảng cân đối kế toán là gì?

Đặc điểm của bảng cân đối kế toán

  • Chỉ chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được biểu hiện dưới dạng hình thái tiền tệ mà thông qua đó có thể phản ánh tổng hợp toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp hiện có.
  • Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tình hình tài sản của doanh nghiệp đồng thời theo hai cách phân loại là kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn.
  • Bảng cân đối kế toán phản ánh các loại vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định.
  • Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối một thời kỳ cụ thể, do đó nó được gọi là báo cáo định kỳ. Hay nói cách khác, bảng cân đối kế toán thể hiện cái nhìn chân thực và công bằng về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể.

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán là gì?

Đối với phần tài sản:

  • Ý nghĩa kinh tế: Bảng cân đối kế toán cho phép đánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực cũng như trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định cơ cấu vốn hợp lý.
  • Ý nghĩa pháp lý: Số liệu các chi tiêu trong phần tài sản thể hiện loại vốn cụ thể mà doanh nghiệp đang có quyền quản lý, sử dụng. Mặt khác, doanh nghiệp cần có trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với phần nguồn vốn:

  • Ý nghĩa kinh tế: Bảng cân đối kế toán cho phép đánh giá thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp, kết cấu của từng nguồn vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Ý nghĩa pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu phần vốn sẽ phản ánh quyền quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp cho các hoạt động đầu tư, hình thành kết cấu tài sản. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng thể hiện trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn.

y_nghia_lap_bang_can_doi_ke_toan_luanvan99
Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán là gì?

Mục đích lập bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán phản ánh các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Thông qua đó, nó cung cấp các số liệu cho việc đánh giá tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp về tài sản, nguồn vốn, cơ cấu tài sản cơ cấu nguồn vốn (gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả) hình thành nên tài sản doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. 

Ngoài mục đích giúp doanh nghiệp có thể thấy rõ bức tranh tài chính của mình, bảng cân đối kế toán còn đóng vai trò là tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư và các bên liên quan khác để có được ý tưởng về tình hình tài chính của một tổ chức / doanh nghiệp. Nó cho phép họ so sánh tài sản lưu động và nợ phải trả để xác định tính thanh khoản của doanh nghiệp hoặc tính toán tỷ lệ mà công ty tạo ra lợi nhuận. So sánh hai hoặc nhiều bảng cân đối kế toán từ các thời điểm khác nhau cũng có thể cho thấy doanh nghiệp đã phát triển như thế nào.

Với thông tin này, các bên liên quan cũng có thể hiểu được triển vọng của doanh nghiệp. Ví dụ, bảng cân đối kế toán có thể được sử dụng làm bằng chứng về mức độ tín nhiệm khi doanh nghiệp đăng ký các khoản vay. Bằng cách xem liệu tài sản lưu động có lớn hơn nợ ngắn hạn hay không, các chủ nợ có thể biết liệu công ty có thể hoàn thành các nghĩa vụ ngắn hạn của mình hay không và mức độ rủi ro tài chính mà họ sẽ phải gánh chịu.

muc_dich_lap_bang_can_doi_ke_toan_la_gi_luanvan99
Mục đích của việc lập bảng cân đối kế toán là gì?

Có thể bạn quan tâm:

➣ Kho đề tài & mẫu đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ kế toán chuẩn

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán là gì?

Khi lập và trình bày bảng cân đối kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính được quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 về “Trình bày báo cáo tài chính”.

Trên bảng cân đối kế toán các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả cần được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn tùy vào thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể:

Với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong khoảng thời gian là 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn như sau: Các Tài sản và Nợ phải được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc chu kỳ thanh toán năm là loại ngắn hạn, Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán từ 12 tháng trở lên là loại dài hạn.

Với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trên 12 tháng thì Tài sản và nợ được phân thành ngắn hạn và dài hạn như sau: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi và thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn; Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi và thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh được xếp vào loại dài hạn.

Với các doanh nghiệp do có tính chất hoạt động nên không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn với dài hạn thì các Tài sản và Nợ phải trả sẽ được trình bày tùy vào tính thanh khoản giảm dần.

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, người đứng đầu  và chịu trách nhiệm cho doanh như giám đốc,… cần phải xem xét, đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Cụ thể là trên cơ sở giả định rằng doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.

Nếu có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì cần nêu rõ những điều không chắc chắn đó.

Nếu báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán không lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì sự kiện này cần được nêu rõ cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và những lý do cụ thể khiến doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.

Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, cần xem xét mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong khoảng thời gian là 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán theo cơ sở dồn tích. Theo đó, các giao dịch và sự kiện của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận vào thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

nguyen_tac_lap_bang_can_doi_ke_toan_luanvan99
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc nhất quán

Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải được thống nhất, liền mạch từ niên độ này sang niên độ khác.

Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp

Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán. Với các khoản mục không trọng yếu thì sẽ được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất và chức năng.

Để đánh giá về tính trọng yếu hay không cần phải phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục cụ thể.

Theo nguyên tắc trọng yếu, nếu thông tin không trọng yếu thì doanh nghiệp không nhất thiết phải trình bày theo các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Nguyên tắc bù trừ

Các khoản mục về Tài sản và Nợ phải trả được trình bày trên báo cáo tài chính hay bảng cân đối kế toán không được bù trừ, trừ khi có một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ.

Việc bù trừ các số liệu trong bảng cân đối kế toán thường sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp để đảm bảo tính bảo mật.

Nguyên tắc có thể so sánh

Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm mục đích so sánh giữa các kỳ kế toán nền cần phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải để giúp cho những người sử dụng có thể hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại.

Kết cấu và cơ sở lập bảng cân đối kế toán

Kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm hai phần chính là phần tài sản và phần nguồn vốn, cụ thể:

Phần tài sản: Gồm các chỉ tiêu phản ánh bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo gồm các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh. Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và các tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, khoản nhận ký quỹ... Phần tài sản gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn:

  • Tài sản ngắn hạn: Là toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản cố định có thời gian luân chuyển ngắn thường là một năm hay một chu kỳ kinh doanh như tiền và các khoản tương đương với tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho,…
  • Tài sản dài hạn: Giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay hơn 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo như các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư,…

Phần nguồn vốn: Phần này thể hiện nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu ở nguồn vốn được chia thành hai loại:

  • Nợ phải trả: Phản ánh toàn bộ số nợ mà doanh nghiệp phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ của doanh nghiệp về các khoản phải trả, phải nộp khác mà doanh nghiệp chiếm dụng như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,..
  • Vốn chủ sở hữu: Là vốn từ các chủ sở hữu hoặc các nhà đầu tư góp vốn ban đầu cũng như phần vốn bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán nên không phải là một khoản nợ. Vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn kinh phí và quỹ khác.

Ngoài ra, bảng cân đối kế toán còn thể hiện các chỉ tiêu ngoài bảng thể hiện các tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có quyền sử dụng và quản lý theo chế độ quản lý tài sản chung gồm vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công hoặc các chỉ tiêu cần quản lý cụ thể, chi tiết nhằm diễn giải thêm về các loại tài sản sản như chỉ tiêu ngoại tệ,..

ket_cau_bang_can_doi_ke_toan_luanvan99
Kết cấu bảng cân đối kế toán

Cơ sở lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Ta sử dụng mẫu Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của bộ Tài chính

(Tải mẫu bảng cân đối kế toán Ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, TẠI ĐÂY)

Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp như các sổ cái cái tài khoản loại 1, 2, 3, 4,…

Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết như sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt,…

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán cùng kỳ các năm trước.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về bảng cân đối kế toán cũng như các nguyên tắc cần chú ý khi lập bảng cân đối kế toán. Hy vọng những thông tin xoay quanh khái niệm bảng cân đối kế toán là gì của chúng tôi sẽ hữu ích cho việc tìm hiểu và nghiên cứu của bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này khi làm luận văn, tiểu luận,..hãy để lại lời nhắn cho Luận Văn 99 nhé.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín