viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bảo hộ nhãn hiệu là gì? Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam

Trong những năm lại đây, bảo hộ hàng hóa không còn là chuyện xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đã có những kế hoạch xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích quảng bá rộng rãi sản phẩm, dịch vụ ra thị trường và đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp chú trọng đến việc bảo vệ quyền sở nhãn hiệu hàng hóa. Trong bài viết này, Luận Văn 99 cùng bạn đọc tìm hiểu về khái niệm bảo hộ nhãn hiệu là gì và thực trạng vấn đề  bảo hộ nhãn ở Việt Nam hiệu nhé.

Bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Khái niệm nhãn hiệu

Theo Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người so với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, tổ hợp màu sắc,…các yếu tố hình hoặc dạng của bao bì hàng hóa.

Luật pháp Việt Nam quy định, nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khách nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Các yếu tố chính của nhãn hiệu gồm tên hiệu và dấu hiệu.

Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Bảo hộ là các hoạt động gìn giữ bảo vệ cũng như sử dụng các biện pháp nhằm giữ gìn và bảo vệ tài sản của một cá nhân, tổ chức.

Bảo hộ nhãn hiệu là các biện pháp nhằm gìn giữ và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa khỏi sự xâm phạm hoặc sử dụng bất hợp pháp. Theo quy định hiện hành, bảo hộ quyền sở hữu cá nhân là việc nhà nước thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền đối với đối tượng sở hữu cá nhân và bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ sự xâm phạm nào của bên thứ ba. Việc xác lập này được thực hiện dưới hình thức cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo một trình tự do pháp luật quy định.

bao_ho_nhan_hieu_la_gi_luanvan99
Bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là thủ tục hành chính do Cơ quan Sở hữu trí tuệ của một quốc gia tiến hành nhằm chính thức thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa của người làm đơn đăng ký.

Hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữ nhãn hiệu vào sổ đăng ký Quốc gia về nhãn hiệu hàng hóa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho chủ sở hữu.

Để có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu hàng hóa bao gồm các dấu hiệu có thể nhìn thấy qua dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ hay hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Thứ hai, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Khi nhãn hiệu hàng hóa đáp ứng các điều kiện trên, chủ sở hữu muốn xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa cần nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia. Việc xem xét được tiến hành kỹ lưỡng trong một thời hạn nhất định, thường là 12 tháng. Khi được chấp nhận bảo hỗ, chủ nhãn hiệu được cấp một Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Xem thêm:

➢ Kho đề tài Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế mới nhất hiện nay

Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Thứ nhất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu. Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu được pháp luật công nhận và được bảo vệ về mặt pháp lý cho việc sở hữu và sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó, phòng tránh mọi sự xâm phạm bất hợp pháp của bên thứ ba. Vì vậy, ý nghĩa lớn nhất của việc bảo hộ nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo vệ một cách chính đáng và hợp pháp quyền làm chủ mình.

Thứ hai, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản vô hình rất có giá trị của doanh nghiệp. Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa sẽ tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ ba, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng và chống lại tệ nạn làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bảo hộ nhãn hiệu đưa ra các biện pháp về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền của những chủ sở hữu hàng hóa chân chính, khép chặt cơ hội của những kẻ có ý định gian lận và khuyến khích ý thức tự bảo vệ mình của các doanh nghiệp bằng việc không ngừng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, tính năng của hàng hóa.

y_nghia_cua_bao_ho_nhan_hieu_la_gi_luanvan99
Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Bạn đang thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ Luật học, luận văn thạc sĩ Luật kinh tế về bảo hộ nhãn hiệu? Bạn cần sự trợ giúp từ những người có chuyên môn trong quá trình thực hiện luận văn? Tham khảo dịch vụ viết luận văn thuê uy tín tại Luận Văn 99!

Thực trạng vấn đề bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam

Tổng quan về vấn đề đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Hoạt động phát triển nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đã có bước tăng trưởng cao, có một số doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành chủ sở hữu hàng chục nhãn hiệu hàng hóa khác nhau như TCT Thuốc lá Việt Nam, công ty Thực phẩm quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, công ty sữa Việt Nam Vinamilk,…

Tuy nhiên, theo Cục sở hữu trí tuệ số lượng nhãn hiệu hàng hóa mà các doanh nghiệp ASEAN đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam lớn gấp 3 lần so với con số vài trăm nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam đăng ký tại nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cũng rất lớn. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp Việt gặp khó khăn trong việc lựa chọn nhãn hiệu mới và có nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn sân nhãn hiệu ngay trong thị trường nội địa.

Các mặt hàng nông sản, mặt hàng chủ lực của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu dạng thô và 90% lượng nông sản xuất khẩu qua trung gian dưới nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài.

Việc bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam còn gặp khó khăn khi Việt Nam trở thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhãn hiệu nổi tiếng bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng và có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các thành tựu đã đạt được

Việt Nam gia nhập WTO là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia một sân chơi chung của thương mại toàn cầu. Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô và khẳng định uy tín, giá trị của doanh nghiệp mình. Nhãn hiệu đóng góp một phần quan trọng không thể thiếu vào giá trị thương hiệu của chính các doanh nghiệp.

Tổng số nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam được bảo hộ ở trong nước hiện nay là hơn 20 ngàn trong số 100 ngàn nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.

bao_ho_nhan_hieu_o_viet_nam_luanvan99
Thực trạng vấn đề bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam

Biện pháp nâng cao chất lượng bảo hộ nhãn hiệu

Hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Cần hoàn thiện các quy định về nhãn hiệu, bổ sung quy định về nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi để bảo hộ cho nhãn hiệu. Các hành vi xâm phạm bảo hộ nhãn hiệu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cần nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí của cộng đồng về bảo hộ nhãn hiệu. Tăng cường truyền thống, tập huấn, tổ chức hội thảo và đào tạo pháp luật về hành xâm phạm quyền sở hữu cá nhân đối với nhãn hiệu. Nhà nước cần có các giải pháp thiết thực trong việc xây dựng và đẩy mạnh các kênh thông tin để tạo nên cầu nối thông tin hiệu quả giữa người tiêu dùng và nhãn hiệu.

Tăng cường vai trò của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó, cần có cơ chế xác định chính xác trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu. Để đảm bảo hiệu quả và sự thông suốt trong quá trình vận hành toàn bộ hệ thống, pháp luật cần xác định đúng chức năng và thẩm quyền của từng cơ quan và quy định chặt chẽ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống khi giải quyết một vụ việc cụ thể.

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là một vấn đề cấp thiết cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ chế, quy định của pháp luật và sự tham gia của các doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài. Hy vọng với những nội dung đề cập trong bài viết này, bạn đọc đã có thêm những kiến thức về bảo hộ nhãn hiệu là gì.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín