viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bình đẳng giới là gì? Chính sách bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

Bình đẳng giới được coi là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, được cộng đồng quốc tế quan tâm và cùng thống nhất hành động để giải quyết nhằm đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực trong đời sống. Vậy, bình đẳng giới là gì và những yếu tố nào cần quan tâm khi thực hiện chính sách bình đẳng giới, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết của Luận Văn 99 nhé.

Bình đẳng giới là gì?

Khái niệm giới

Giới đề cập đến những khác biệt và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới. Hay nói cách khác, giới đề cập đến thái độ, hành vi, quan điểm, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể, do học hỏi mà có và có thể thay đổi theo thời gian. Giữa các khu vực và các nền văn hóa khác nhau, quan niệm về giới có những sự khác biệt nhất định. Ví dụ: tại một số khu vực, quan niệm xã hội cho rằng con trai không được khóc, không được chơi búp bê, con gái không được leo trèo; hay nam giới phải làm trụ cột trong gia đình, phụ nữ thì phải tề gia nội trợ; chăm sóc con cái…

Tại khoản 1, điều 5 của Luật bình đẳng giới (2006) quy định: Giới chỉ về đặc điểm, vị trí và vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Khái niệm về giới không chỉ đề cập đến giới tính nam và nữ mà còn đề cập đến mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ này có sự phân biệt về hành vi, trách nhiệm, vai trò hoặc sự mong đợi, kỳ vọng mà xã hội đã quy định cho mỗi giới. Những quy định/ kỳ vọng xã hội này phù hợp với các đặc điểm văn hóa, xã hội, tôn giáo, chính trị, kinh tế của cộng đồng xã hội và luôn biến đổi theo các giai đoạn lịch sử.

gioi_la_gi_luanvan99
Khái niệm về giới

Khái niệm bình đẳng giới

Về nguồn gốc, bình đẳng giới được bắt nguồn từ Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (The Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women) được phê chuẩn bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 18 tháng 12 năm 1979 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1981. Theo thống kê của Ủy ban CEDAW, tính đến hiện nay, đã có 189 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết Công ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên Hợp Quốc. 

Tại Việt Nam, nội dung về bình đẳng giới được đề cập khá sớm trước đó, cụ thể: Đề cập trong Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bình đẳng giới được thể hiện thông qua nội dung Điều 1 và Điều 9 cụ thể lần lượt là: “không phân biệt giống nòi, gái trai” và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Thông qua những lần sửa đổi Hiến pháp sau đó, nội dung bình đẳng giới dần trở nên rõ ràng hơn.  Đề cập trong Điều 26, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nội dung bình đẳng giới được khẳng định rõ: Nam nữ bình đẳng về mọi mặt; quy định các chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; các nội dung nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Được thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa XI và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2007, Luật bình đẳng giới quy định triển khai bình đẳng giới trên lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức gia đình có các giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới. Tuy nhiên, trên thực tế để Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống không phải là điều dễ dàng bởi sự nhận thức của xã hội về khái niệm bình đẳng giới vẫn còn nhiều hạn chế. Khi được phỏng vấn, khái niệm bình đẳng giới là gì, không ít người vẫn chưa hiểu đúng thế nào là bình đẳng giới, họ cho rằng bình đẳng giới chỉ đơn thuần là bình đẳng nam - nữ; không công bằng trong bình đẳng giới nghĩa là không công bằng giữa nam giới và phụ nữ. Thực ra vấn đề trên chỉ là một khía cạnh trong khái niệm bình đẳng giới.

Tại Điều 5, Khoản 3 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí và vai trò ngang nhau, được tạo mọi điều kiện và cơ hội nhằm phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Nói tóm lại, bình đẳng giới đề cập đến sự bình đẳng về mặt pháp luật, về cơ hội (bình đẳng trong thù lao làm việc và việc tiếp cận đến các nguồn vốn con người và các nguồn lực sản xuất khác cho phép mở ra cơ hội này) và bình đẳng về “tiếng nói” giữa nam giới và nữ giới. Nói cách khác, bình đẳng giới có thể hiểu là nam giới và nữ giới được tạo những điều kiện ngang nhau để phát huy đầy đủ các tiềm năng, năng lực của bản thân và có cơ hội tham gia đóng góp và hưởng lợi như nhau từ các hoạt động phát triển của cộng đồng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.

binh_dang_gioi_la_gi_luanvan99
Khái niệm bình đẳng giới là gì?

Bài viết cùng chuyên mục:

Luận văn thạc sĩ quản lý công: Gợi ý chọn đề tài & hướng dẫn cách viết

Các yếu tố để đạt được bình đẳng giới

Thứ nhất, nam giới và nữ giới phải có vai trò như nhau trong gia đình và ngoài xã hội. Tức là, cả hai giới đều có điều kiện và cơ hội như nhau để phát triển năng lực, không đặt nam và nữ vào những công việc như nhau.

Thứ hai, cả hai giới đều có điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và cộng đồng. Cả hai giới đều được tạo điều kiện và cung cấp cơ hội để phát huy năng lực bản thân, nhưng phát huy như thế nào và phát huy đến đâu là tùy vào năng lực của mỗi người.

Thứ ba, nam giới và nữ giới đều được thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển trong cộng đồng và gia đình.

Các nhân tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới là gì?

Quan niệm bình đẳng giới truyền thống theo chủ nghĩa Mác- Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh: C.Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ rằng có một sự bất bình đẳng khá lớn giữa nam giới và nữ giới. Vì vậy, để thực hiện bình đẳng nam nữ, cần thủ tiêu chế độ bóc lột của tư sản đối với cả hai giới và công việc nội trợ trở thành nền công nghiệp xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấu hiểu nỗi khổ nhục, bất công của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến. Vì vậy, muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì sẽ không làm nổi.

Hộ gia đình: Hộ gia đình là một nhóm người sống chung trong một mái nhà nhưng không nhất thiết phải có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống. Gia đình tồn tại lâu đời và bền vững trong lịch sử, mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và mang đến sự bình ổn cho xã hội. Nếu gia đình tồn tại như một giá trị tốt đẹp nhất thì bạo lực gia đình là một tội tác, sai lệch giá trị. Do đó, có bình đẳng trong gia đình thì mới có sự bình đẳng trong xã hội.

Đời sống kinh tế: Đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng khá lớn đến hạnh phúc gia đình, nhiều gia đình hiện nay không đi đến hạnh phúc trọn vẹn do so đo về thu nhập dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, nghiêm trọng hơn là bạo lực gia đình thường xuyên.

Yếu tố địa lý: Các yếu tố địa lý ảnh hưởng đến bình đẳng giới gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng nhiều hơn trong bình đẳng giới. Các yếu tố lao động, việc làm, tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên và chất lượng cuộc sống ảnh hưởng mạnh nhất đến bình đẳng giới.

cac_nhan_to_anh_huong_den_binh_dang_gioi_luanvan99
Các nhân tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới là gì?

Chính sách bình đẳng giới là gì?

Chính sách bình đẳng giới được hiểu là tập hợp các quyết định, nghị định của Nhà nước có liên quan đến bình đẳng giới gồm các công cụ, mục tiêu, giải pháp nhằm làm giảm sự chênh lệch giữa hai giới về vai trò, vị trí, điều kiện và cơ hội phát huy năng lực, thụ hưởng thành quả của sự phát triển cũng như góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ trong các lĩnh vực có nguy cơ bất bình đẳng cao hoặc còn bất bình đẳng.

Tổ chức thực thi chính sách bình đẳng giới là bước hiện thực hóa chính sách bình đẳng giới vào đời sống xã hội, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân với mục tiêu thay đổi nhận thức và các hành vi ứng xử với phụ nữ theo hướng tích cực.

Ý nghĩa của chính sách bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng phát triển, cùng nhau cống hiến cho xã họi và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân. Luật bình đẳng giới ra đời và đi vào cuộc sống đã từng bước xóa bro sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, tạo cơ hội cho nữ giới tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa trong mọi thời đại, đặc biệt trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đây là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng,…từ đó gia tăng chất lượng cuộc sống, giải phóng phụ nữ và xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

Thực thi chính sách bình đẳng giới khẳng định tính đúng đắn của chính sách về bình đẳng giới, một khi chính sách được triển khai thực hiện trong đời sống xã hội thì tính đúng đắn của chính sách được khẳng định ở mức cao hơn, được cả xã hội thừa nhận, nhất là các đối tượng thụ hưởng chính sách.

Thực hiện chính sách bình đẳng giới là một khâu hợp thành của chu trình chính sách về bình đẳng giới. Thực thi chính sách bình đẳng giới là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực và từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách về bình đẳng giới và thực hiện mục tiêu của chính sách bình đẳng giới trong mục tiêu chung của quốc gia.

Thực hiện chính sách bình đẳng giới góp phần bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách bình đẳng giới cho phù hợp với thực tiễn. Kết quả thực hiện chính sách bình đẳng giới chính là thước đo, là cơ sở để đánh giá khách quan, chính xác và khoa học về hiệu quả và chất lượng của chính sách bình đẳng giới.

y_nghia_cua_chinh_sach_binh_dang_gioi_la_gi_luanvan99
Ý nghĩa của chính sách bình đẳng giới

Nội dung thực hiện chính sách bình đẳng giới của Việt Nam

Quy trình thực thi chính sách bình đẳng giới gồm các bước cơ bản sau:

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách: Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bình đẳng giới gồm các nội dung sau: Kế hoạch về tổ chức, điều hành, cung cấp các nguồn vật lực hỗ trợ, thời gian triển khai thực hiện, kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách và dự kiến các nội quy, quy chế về tổ chức.

Tuyên truyền, phổ biến chính sách bình đẳng giới: Phổ biến, tuyên truyền chính sách bình đẳn giới tốt sẽ giúp cho các đối tượng chính sách và người dân hiểu rõ về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định và tính khả thi của chính sách trong thực tiễn….để họ tự giác thực hiện nhằm tạo sự đồng thuận cao trong mọi tầng lớp xã hội. Đồng thời cũng giúp mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ quy mô, tính chất và trình độ của chính sách với đời sống xã hội.

Việc phổ biến, tuyên truyền cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi.

Phân công, phối hợp thực hiện chính sách: Chính sách bình đẳng giới sẽ được thực thi trên phạm vi rộng lớn, nên số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là đông đảo. Đồng thời các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách bình đẳng giới diễn ra rất phong phú, phức tạp theo thời gian và không gian. Do đó, cần tiến hành phân công,phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành,các cấp chính quyền địa phương để chủ động tổ chức thực hiện chính sách bình đẳng giới.

Duy trì chính sách bình đẳng giới: Tức là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để làm được điều đó, các cơ quan nhà nước cần thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách.

Điều chỉnh chính sách bình đẳng giới: Điều chỉnh chính sách là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực thi chính sách. Việc điều chỉnh được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý. Hoạt động điều chỉnh phải chính xác, hợp lý nếu không sẽ làm sai lệch, biến dạng chính sách.

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách bình đẳng giới: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực thi. Điều này giúp cho các đối tượng thực thi biết được những tồn tại, hạn chế để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện.

Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm: Đây là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách. Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

Hiểu rõ về bình đẳng giới và nâng cao bình đẳng giới là điều quan trọng và cần thiết trong thời gian tới. điều này sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội cho mọi người dân. Hy vọng những nội dung mà Luận Văn 99 đề cập trên đây đã mang lại cho các bạn một cái nhìn khái quát về bình đẳng giới là gì và chính sách bình đẳng giới ở nước ta. Nếu các bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì về vấn đề này khi thực hiện luận văn về bình đẳng giới, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi nhé!

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín