Hội nhập kinh tế đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, dần tiến đến toàn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ năm 1986 đến nay thì Việt Nam cũng nhanh chóng thực hiện công cuộc đổi mới, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và tăng cường vốn đầu tư nước ngoài. Song song với sự đổi mới này thì cũng có nhiều thách thức phải đối mặt như sự cạnh tranh, các vấn đề tệ nạn và đặc biệt nhất là thâm hụt cán cân thương mại. Bạn đã biết cán cân thương mại là gì cũng nguyên nhân dẫn đến việc thâm hụt cán cân chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Cán cân thương mại (tiếng Anh: Balance of Trade - BOT) là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Nó thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia và giá trị hàng hóa nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Đối tượng giao dịch chủ yếu bao gồm các mặt hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính hay một số chuyển khoản. Trong đó, thời kỳ xem xét thường sẽ là một tháng, một quý, phổ biến nhất là một năm. Các giao dịch này có thể được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ quốc gia đó. Do vậy cán cân thương mại là một bản đối chiếu giữa khoản tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền đã trả trước cho người nước ngoài trong một thời kỳ đã quy định từ trước.
Cán cân thương mại là thành phần lớn nhất của cán cân thanh toán (BOP) của một quốc gia. Đôi khi cán cân thương mại giữa hàng hóa của một quốc gia và cán cân thương mại giữa các dịch vụ của quốc gia đó được phân biệt thành hai số liệu riêng biệt. Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân hữu hình, cán cân thương mại quốc tế hoặc xuất khẩu ròng.
Khái niệm cán cân thương mại là gì?
Có thể bạn quan tâm:
➣ Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành tài chính quốc tế
Cán cân thương mại = Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu - Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu |
Một quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn xuất khẩu về mặt giá trị, cán cân thương mại âm sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại. Ngược lại, một quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn nhập khẩu có thặng dư thương mại, cán cân thương mại dương.
Một quốc gia có thâm hụt thương mại lớn vay tiền để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Trong khi đó, một quốc gia có thặng dư thương mại lớn cho các quốc gia thâm hụt vay tiền. Trong một số trường hợp, cán cân thương mại có thể tương quan với sự ổn định kinh tế và chính trị của một quốc gia vì nó phản ánh lượng đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó
Tuy nhiên, thặng dư hoặc thâm hụt thương mại không phải lúc nào cũng là một chỉ số khả thi về sức khỏe của một nền kinh tế, và nó phải được xem xét trong bối cảnh của chu kỳ kinh doanh và các chỉ số kinh tế khác. Chẳng hạn như trong thời kỳ suy thoái, các quốc gia thích xuất khẩu nhiều hơn để tạo ra việc làm và nhu cầu trong nền kinh tế. Trong thời kỳ mở rộng kinh tế, các quốc gia thích nhập khẩu nhiều hơn để thúc đẩy cạnh tranh về giá, điều này hạn chế lạm phát.
Luận Văn 99 hiện đang cung cấp DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN THUÊ áp dụng đối với 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Bạn đọc đang gặp khó khăn với bài luận của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Tham khảo thêm: giá thuê viết luận văn |
Sẽ không phải là tự dưng mà thuật ngữ cán cân thương mại được nhắc đến nhiều trong các chuyên mục kinh tế, đánh giá của các chuyên gia. Nguyên nhân là do chúng sở hữu những vai trò to lớn đối với nền kinh tế. Một số vai trò phổ biến nhất bao gồm:
Vai trò của cán cân thương mại
Nếu cán cân thương mại dương, lượng hàng hóa xuất khẩu lớn sẽ làm cho dòng tiền ngoại tệ chảy vào nhiều hơn, nhu cầu chuyển đối tiền nội tệ cũng tăng lên. Vì các giao dịch với nhà cung cấp hay tiền lương của công nhân không thể thanh toán bằng ngoại tệ được. Chính lúc này sẽ làm cho đồng nội tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái cùng giá trị của đồng nội tệ cũng tăng theo. Trên thực tế việc tăng giảm tỷ giá hối đoái không phải điều dễ dàng, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Khi mà cán cân thương mại âm, thâm hụt thì nhập khẩu hàng hóa đương nhiên sẽ lớn hơn xuất khẩu. Dòng tiền ngoại tệ cần thiết cho các giao dịch khá lớn và làm cho nhu cầu đồng nội tệ giảm - một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ giá hối đoái giảm. Theo đó chính phủ sẽ căn cứ vào các số liệu này để đưa ra những chính sách điều chỉnh phù hợp.
Khi cán cân thương mại dương thì nó cho thấy toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia đang trên đà phát triển, thu hút lượng lớn FDI và từ đó gia tăng vị thế trên thị trường. Còn nếu như quốc gia này đang thâm hụt thì cho thấy việc sản xuất kinh doanh cần được cải tiến để có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước và những tiêu chí khi xuất khẩu.
Nếu như cán cân thương mại đang ở mức dương hoặc là quốc gia này đang thặng dư thương mại thì đó chính là một tín hiệu tốt cho thấy mức độ đầu tư cao hơn mức độ tiết kiệm. Đồng thời thu nhập của người lao động tăng lên cũng cho thấy mức sống của họ ở quốc gia đó đang được nâng cao.
Ngược lại khi cán cân thương mại bị âm hay bị thâm hụt thì tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia đó đang tăng cao, nhu cầu mua sắm giảm và người dân khá cẩn trọng trong mua bán. Bên cạnh đó khi tỷ lệ đầu tư nhỏ thì khiến cho việc sản xuất kinh doanh không được mở rộng. Nghiêm trọng hơn khi tình trạng này kéo dài thì dễ dẫn đến suy thoái kinh tế. Điều mà bất cứ quốc gia nào cũng muốn tránh.
Thâm hụt cán cân thương mại là trường hợp đối ngược với thặng dư thương mại. Theo đó thì lúc này cán cân sẽ nghiêng về phía nhập khẩu nhiều hơn. Hay nói cho dễ hiểu thì giá trị nhập khẩu sẽ lớn hơn giá trị xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Trong đó có một số nguyên nhân chính tác động đến việc thâm hụt bao gồm:
Các yếu to ảnh hưởng đến thâm hụt cán cân thương mại
ER = (E x P*)/P
Khi mà e^r tăng cao thì khả năng cạnh tranh của các loại hàng hóa trong nước sẽ tăng lên vì p giảm. Và ngược lại khi mà e^r giảm đi thì khả năng cạnh tranh hàng hóa trong nước cũng sẽ giảm theo do p* tăng.
CA = Sp + Sg - I = (Y-T-C) + (T-G) - I
Việc thâm hụt ngân sách thường đi kèm với việc thâm hụt cán cân vãng lai. Ở tại Việt Nam, hiện tượng thâm hụt cán cân thương mại sẽ thường xảy ra do các yếu tố như:
Tại Việt Nam thì đây là vấn đề thương mại tạo thương mại. Có nghĩa là tăng tỷ lệ xuất khẩu và đồng thời cũng tăng tỷ lệ nhập khẩu, ⅔ giá trị xuất khẩu sẽ là nguyên liệu để nhập khẩu. Thêm vào đó còn có sự tác động cả năng lực cạnh tranh hàng hóa thấp. Ngoài ra cũng phải kể đến nước ta chưa gia nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị cung ứng trong khu vực mà chỉ đóng vai trò là một nơi lắp ráp mà thôi.
Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu theo như các cam kết đã thỏa thuận ở trong khu vực và cả trong WTO. Việc này cũng tác động không hề nhỏ đến việc thâm hụt cán cân thương mại.
Trên đây là một vài chia sẻ về cán cân thương mại là gì cũng như các nguyên nhân dẫn đến việc thâm hụt cán cân thương mại mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó hiểu hơn và biết cách đánh giá, phân tích cán cân thương mại. Giúp cho việc học đạt được hiệu quả cao hơn.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín