Chiết khấu thanh toán là một hình thức tài trợ thương mại mà các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tác động đến khách hàng với mục đích khuyến khích họ thanh toán chi phí mua sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sớm trước thời hạn quy định theo hợp đồng. Để hiểu rõ hơn về chiết khấu thanh toán là gì? Cách hạch toán chiết khấu thanh toán theo luật doanh nghiệp Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Luận Văn 99 đi tìm hiểu bài viết sau đây.
Về mặt bản chất, chiết khấu thanh toán (Tiếng Anh: Payment discount) có thể được hiểu là một hình thức tài trợ thương mại và là phương tiện để các cá nhân, doanh nghiệp (người mua) có được một khoản chiết khấu trên các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp khi thanh toán sớm hơn ngày đáo hạn hóa đơn theo hợp đồng. Mức chiết khấu mà người mua được hưởng thường được tính theo phần trăm giá trị của hàng hóa và dịch vụ được mua.
Theo chuẩn mực số 14 "Doanh thu và thu nhập khác" của chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Chiết khấu thanh toán là gì?
Chiết khấu thanh toán mang lại lợi ích cho cả người mua và nhà cung cấp. Trong đó, ưu điểm chính của chiết khấu thanh toán sớm là các nhà cung cấp có thể được thanh toán sớm hơn từ đó có thể tăng khả năng lưu động vốn, đẩy nhanh dòng tiền. Nó cũng làm giảm nguy cơ người mua không thanh toán được hoặc thanh toán chậm. Ngoài ra, đối với một số nhà cung cấp, chiết khấu thanh toán sớm là một giải pháp thay thế hấp dẫn cho các phương thức tài trợ truyền thống như cho vay dựa trên cơ sở thương mại. Còn đối với người mua, chiết khấu thanh toán sẽ giúp họ chỉ phải thanh toán một số tiền mua hàng ít hơn so với thực tế. Cụ thể như sau:
Đối với nhà cung cấp
Đối với người mua
Lợi ích của chiết khấu thanh toán là gì?
Bài viết liên quan:
➣ Bảng cân đối kế toán là gì? Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
➣ Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ kế toán mới nhất [Cập nhật 2021]
Đối tượng khách hàng trong doanh nghiệp có nhiều đối tượng khác nhau mở chi tiết theo công nợ, có khách hàng đã thanh toán xong tiền hàng hoặc thanh toán một phần tiền hàng hoặc chưa thanh toán và các thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng là khác nhau. Để xác định đối tượng hưởng chiết khấu thanh toán cần phân loại khách hàng thanh các nhóm đối tượng tùy thuộc vào thời hạn thanh toán. Bao gồm:
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền giảm trừ khi khách hàng thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn đã thỏa thuận hoặc vì một lý do ưu đãi khác. Do đó, khi xác định giá trị chiết khấu cho khách hàng được hưởng phải đảm bảo theo nguyên tắc giá trị về thời gian của tiền.
Giá trị của tiền theo thời gian là số tiền bạn đang có ở hiện tại sẽ có giá trị lớn hơn so với số tiền tương đương trong tương lai.
Tiền tệ có giá trị theo thời gian bởi các lý do sau:
Như vậy, giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại sẽ có giá trị lớn hơn so với số tiền tương đương trong tương lai hay nói cách khách số tiền tương đương thu được ở tương lai nếu muốn nhận được ngay ở thời điểm hiện tại phải chiết khấu và nhận được số tiền ít hơn. Xác định tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng được hưởng tùy thuộc vào chi phí cơ hội của tiền, tính rủi ro, tính lạm phát và thời hạn khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn. Doanh nghiệp cần đặt ra các mức chiết khấu khác nhau theo thời hạn thanh toán tính theo ngày, tuần, quý hoặc năm.
Mức chiết khấu được xác định căn cứ theo tỷ lệ chiết khấu, số tiền khách hàng thanh toán ở thời điểm hiện tại được xác định theo giá trị hiện tại của một khoản tiền. Giá trị hiện tại của một khoản tiền phát sinh trong một thời điểm ở tương lai được xác định bằng công thức sau:
PV = FV / (1+r)ⁿ
Trong đó:
FV là số tiền khách hàng phải thanh toán ở tương lai (Sau n kỳ).
PV là giá trị khoản tiền khách hàng thanh toán sớm ở hiện tại.
r: lãi suất chiết khấu hay tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
Lãi suất chiết khấu mà khách hàng được hưởng tùy thuộc vào đối tượng khách hàng có thời hạn thanh toán sớm trước thời hạn ngày, tuần, tháng, quý hay năm.
n: số thời kỳ thanh toán sớm.
Theo đó, ta có công thức xác định giá trị chiết khấu thanh toán như sau:
Giá trị chiết khấu mà khách hàng được hưởng = số tiền khách hàng phải thanh toán ở tương lai - giá trị khoản tiền khách hàng thanh toán sớm ở hiện tại = FV - PV |
Doanh nghiệp cần các chứng từ sau để thực hiện kế toán chiết khấu thanh toán:
Chứng từ thu, chi tiền hoặc chứng từ khấu trừ công nợ.
Hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng có ghi rõ tỷ lệ hoặc số tiền chiết khấu thanh toán.
Đẻ hạch toán khoản chiết khấu thanh toán:
Đối với bên chiết khấu, tức là bên bán: Chiết khấu thanh toán được sử dụng với mục đích là trách bị khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp quá lâu nên được xem là một công cụ tài chính. Khoản chiết khấu cho khách hàng bên bán sử dụng là Tài khoản 635- Chi phí tài chính.
Đối với bên nhận chiết khấu, tức là bên mua: Bên mua sử dụng tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính.
Trường hợp 1: Chiết khấu thanh toán sau khi bên mua đã thanh toán tiền hàng, bên doanh nghiệp lập chứng từ chi, căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính: Là tổng chiết khấu thanh toán phải trả.
Có các TK 111, 112: Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Trường hợp 2: Chiết khấu thanh toán theo hình thức bù trừ công nợ, doanh nghiệp bán hàng sẽ lập chứng từ khấu trừ công nợ, căn cứ vào chứng từ, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 111, 112: Tức là số tiền còn lại được nhận khi đã trừ chiết khấu thanh toán.
Nợ TK 635- Chi phí tài chính: tức là tổng chiết khấu thanh toán mà khách hàng phải trả.
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Bên nhận chiết khấu thanh toán lập chứng từ thu, căn cứ vào chứng từ kế toán sẽ ghi như sau:
Nợ các TK 111, 112: Nếu nhận tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính: Tổng chiết khấu thanh toán được hưởng.
Hoặc chứng từ khấu trừ công nợ, căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 331: Phải trả cho bên bán hàng nếu thực hiện giảm trừ công nợ.
Nợ các TK 111, 112: Nếu thực hiện nhận tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính: tổng kết chiết khấu thanh toán được hưởng.
Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán là hai khoản chiết khấu dễ khiến mọi người nhầm lẫn. Bảng so sánh sự khác nhau giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về hai khoản chiết khấu này.
(Để hiểu rõ hơn về chiết khấu thương mại là gì, bạn đọc hãy tham khảo bài viết: https://luanvan99.com/chiet-khau-thuong-mai-la-gi-bid179.html)
# | Chiết khấu thương mại | Chiết khấu thanh toán |
Trường hợp áp dụng | Khi khách hàng mua nhiều lần với số lượng lớn | Khi khách hàng thanh toán trước thời hạn |
Mục đích | Kích cầu người tiêu dùng | Lưu thông tiền tệ được tốt hơn trong nền kinh tế |
Ảnh hưởng đến người mua | Giúp giá nhập kho rẻ hơn so với thực tế | Ảnh hưởng đến doanh thu tài chính |
Ảnh hưởng đến người bán | Làm doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm xuống | Ảnh hưởng đến chi phí tài chính của doanh nghiệp |
Kế toán hạch toán | Hạch toán nghiệp vụ chiết khấu thương mại thông qua: Nợ TK 111, 112, 331, Có TK 156, 152, 153 Có TK 131 | Hạch toán nghiệp vụ chiết khấu thanh toán thông qua: Nợ TK 111, 112, 331. Có TK 151 |
Bảng so sánh sự khác nhau giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Có thể thấy rằng, việc áp dụng chiết khấu thanh toán sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà cung cấp lẫn khách hàng. Đây là một tình huống cùng có lợi cho các bên liên quan, giúp hỗ trợ vấn đề về dòng tiền và tránh tình trạng thanh toán trễ cũng như củng cố các mối quan hệ kinh doanh. Hy vọng những thông tin về chiết khấu thanh toán là gì đề cập trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và trong công việc.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín