viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chính sách tài khóa là gì? Phân loại và các công cụ chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là một trong những biện pháp của chính phủ nhằm đối phó với những bất ổn của nền kinh tế và cân bằng lại hoạt động kinh doanh - đời sống xã hội trong nước. Vậy, chính sách tài khóa là gì? Cách thực hiện chính sách tài khóa ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm lời giải đáp nhé. 

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa (tiếng Anh: Fiscal policy) hay còn được biết đến với các tên gọi khác như chính sách ngân sách hay chính sách tài chính là một hệ thống các chính sách liên quan đến chi tiêu của ngân sách và mức huy động nguồn tài chính của chính phủ trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm tập hợp các quan điểm, cơ chế và phương thức huy động các nguồn hình thành ngân sách quốc gia (chủ yếu là các nguồn thu về thuế), nhằm mục tiêu phục vụ các khoản chi lớn của nhà nước theo kế hoạch tài chính từng năm, như là chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, quỹ bổ sung dự trữ quốc gia, trả nợ trong và ngoài nước đến hạn. 

Nói cách khác, chính sách tài khóa cũng được xem như là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế khóa của Chính phủ, thông qua đó đạt được các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả và tạo công ăn việc làm cho người dân. Các biện pháp liên quan đến chính sách tài khóa mà chúng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày kể đến như: đánh thuế để tăng nguồn thu hoặc gia tăng chi tiêu để cung cấp hàng hóa công… 

chinh_sach_tai_khoa_la_gi_luanvan99
Khái niệm chính sách tài khóa là gì?

Xem thêm:

Chính sách tiền tệ là gì? Các công cụ cơ bản của chính sách tiền tệ

➢ Chia sẻ đề tài & đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ tài chính - ngân hàng

Phân loại chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách nhà nước lên hoạt động kinh tế. Chính sách tài khóa được phân loại thành chính sách trung lập, chính sách mở rộng hoặc chính sách thu hẹp, cụ thể:

Chính sách tài khóa trung lập là gì?

Loại chính sách tài khóa đầu tiên là chính sách trung lập, còn được gọi là ngân sách cân bằng (tiếng Anh: Fiscal Neutral Policy). Đây là loại chính sách cân bằng ngân sách mà tại đó chính phủ thu đủ thuế để trả cho các khoản chi tiêu của mình. Hay nói cách khác, chi tiêu chính phủ bằng với thu nhập thuế. Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu từ thuế và kết quả thu được có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.

Đối với các quốc gia áp dụng chính sách tài khóa trung lập, chính phủ bị hạn chế về những gì họ chi tiêu tùy thuộc vào những gì họ mang lại và rất khó để biết được bao nhiêu tiền thuế sẽ được mang lại từ năm này sang năm tiếp theo. Vì vậy, các chính phủ thường dự báo doanh thu thuế hàng năm và lập kế hoạch cho phù hợp.

Chính sách tài khóa mở rộng là gì?

chinh_sach_tai_khoa_mo_rong_luanvan99Chính sách tài khóa mở rộng là gì?

Chính sách tài khóa mở rộng (tiếng Anh: Expansionary Fiscal Policy) là khi chính phủ mở rộng cung tiền trong nền kinh tế bằng cách sử dụng các công cụ ngân sách để tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế của chính phủ (chi tiêu của chính phủ lớn hơn số tiền thu được thông qua thuế). Trong một số trường hợp nhất định, chính phủ cũng có thể áp dụng đồng thời cả tăng chi tiêu và cắt giảm thuế. Cụ thể:

Nếu chính phủ cắt giảm thuế thu nhập, thì điều này sẽ làm tăng thu nhập khả dụng của người tiêu dùng và giúp họ tăng chi tiêu. Tiêu dùng cao hơn sẽ làm tăng tổng cầu và điều này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn. Ngoài ra, nếu chính phủ tăng cường đầu tư vào các chương trình công cộng, thì khoản chi tiêu này của chính phủ sẽ tạo ra việc làm, tăng thu nhập và dẫn đến tổng cầu lớn hơn.

Tóm lại, mục đích của chính sách tài khóa mở rộng là thúc đẩy tăng trưởng đến mức kinh tế lành mạnh, tạo công ăn việc làm cho người dân, điều này cần thiết trong giai đoạn điều chỉnh của chu kỳ kinh tế. Hay nói cách khác, chính sách tài khóa mở rộng sẽ được áp dụng khi chính phủ muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng nhu cầu tiêu dùng và tránh suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, khi áp dụng chính chính sách tài khóa mở rộng, nếu như chính phủ tăng chi tiêu quá nhiều trong khi nguồn thu từ thuế không tăng theo điều này có thể dẫn đến việc thâm hụt ngân sách một cách nặng nề hoặc thặng dư ngân sách sẽ ít hơn buộc chính phủ sẽ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách. Hệ quả là gây ra những bất ổn trong nền kinh tế trong tương lai.

Chính sách tài khóa thu hẹp là gì?

chinh_sach_tai_khoa_thu_hep_luanvan99Chính sách tiền tệ thu hẹp là gì?

Chính sách tài khóa thu hẹp (tiếng Anh: Contractionary Fiscal Policy) là một loại chính sách tài khóa trong đó chính phủ cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế - loại chính sách này thường được sử dụng trong thời kỳ thịnh vượng của nền kinh tế. Để ban hành chính sách tài khóa thu hẹp chính phủ có thể giảm chi tiêu, tăng thuế và ban hành kết hợp giữa giảm chi tiêu và tăng thuế.

Mục đích của chính sách tài khóa thu hẹp là làm chậm lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế đến mức kinh tế lành mạnh. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát thường có thể tăng lên mức nguy hiểm, nhanh chóng làm mất giá tiền tệ và khiến người tiêu dùng lo lắng. Để làm chậm lạm phát, các chính phủ có thể ban hành chính sách tài khóa điều chỉnh để giảm cung tiền và tổng cầu, dẫn đến giảm sản lượng và giảm mức giá. Cùng với đó, nếu tăng trưởng kinh tế tăng đột biến quá nghiêm trọng, thì điều đó có nghĩa là sẽ xảy ra suy thoái để bù đắp. Để đảm bảo tốc độ chậm và ổn định trong suốt chu kỳ kinh doanh các chính phủ có thể ban hành chính sách tài khóa thu hẹp để duy trì đường tổng cầu, giảm thu nhập khả dụng của công dân và tiếp tục duy trì một nền kinh tế lành mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 2 - 3%. 

Ngoài ra, chính sách tài khóa thu hẹp cũng là công cụ để chính phủ duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức tối ưu. Nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên, các doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực và nền kinh tế bị ảnh hưởng. Chính sách tài khóa thu hẹp ngăn tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tối ưu, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất mà không gây ra lạm phát. Khi nền kinh tế đang bùng nổ, các chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa điều chỉnh để giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ và nợ quốc gia, tiết kiệm tiền cho những thời điểm trong tương lai khi chính sách mở rộng có thể cần thiết.

Vai trò của chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa có vai trò đáng kể đối với phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của chính sách tài khóa được thể hiện theo các nội dung dưới đây:

Thứ nhất, chính sách tài khóa trên lý thuyết là một công cụ nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước trong nền kinh tế thông qua thực thi các chính sách 12 chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách nhà nước. Theo đó, chính phủ sử dụng ngân sách để cải thiện các dịch vụ công như: các dịch vụ về pháp lý, chống độc quyền, phát hiện và ngăn ngừa tội phạm, nâng cấp hệ thống thông tin thị trường, thông tin về các chính sách của nhà nước và ngân sách một cách minh bạch, các dịch vụ về thanh toán đối với hệ thống dịch vụ công (qua kho bạc nhà nước, qua các Ngân hàng thương mại…) qua đó làm tăng năng suất và hiệu quả của khu vực nhà nước và tư nhân.

Thứ hai, chính sách tài khóa còn có những chức năng như công cụ phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Mục tiêu của chính sách tài khóa là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, tạo cơ hội để sản xuất ra tài sản hay tạo ra các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Nó có hàm ý khi đó là chính sách tài khóa nhằm tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho đầu tư và tăng trưởng. Hiện nay, nhiều quốc gia châu Á đang chuyển sang định hướng chính sách tài khóa nhằm đạt được tăng trưởng bao trùm (inclusive growth), cụ thể hơn là hướng tới giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong xã hội, giải quyết tình trạng còn nghèo đói và hòa nhập xã hội.

Thứ ba, chính sách tài khóa hướng tới những mục tiêu tăng trưởng toàn diện trong xã hội và định hướng phát triển cho nền kinh tế trong tương lai. Tăng trưởng về thu nhập xã hội đối với nền kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa. Một cấu phần trong chi tiêu chính phủ nói chung, đối với các địa phương nói riêng là chi cho đầu tư phát triển thường tập trung vào các chương trình, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Các dự án này có những định hướng ưu tiên vào một số ngành, khu vực hay vùng mà nó tác động trực tiếp đến nền kinh tế và đời sống của người dân, qua đó chính sách tài khóa kiến tạo nền tảng và định hướng phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhà nước điều chỉnh tăng hoặc giảm thuế suất hay ban hành các loại thuế mới cũng là công cụ nhằm kích thích hay hạn chế phát triển một số ngành hay lĩnh vực kinh tế nào đó. Ví dụ để thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Chính phủ đã ban hành chính sách miễn, giảm đối với các doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm nông sản thô, . . .

Thứ tư, chính sách tài khóa còn được thực hiện nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn nhất định. Lúc kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái, hoặc ảnh hưởng hiệu ứng Domino từ các nền kinh tế lớn, sản xuất bị đình trệ, thất nghiệp sẽ tăng cao thì với một chính sách tài khóa mở rộng với tốc độ và liều lượng đủ lớn được nhà nước đưa ra thực thi đúng thời điểm có thể giúp cho nền kinh tế nhanh chóng phục hồi trong chừng mực nào đó. Tuy nhiên, chính sách tài khóa cũng có thể trở thành nhân tố góp phần làm suy thoái kinh tế trầm trọng hơn do những tác động của chính sách tài khóa lên nền kinh tế không thể đồng đều các lĩnh vực. Ngoài ra, mở rộng chi tiêu công thông qua đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước cũng có thể gây tác động lấn át đầu tư tư nhân và sau đó tác động tiêu cực tới tăng trưởng, vì vậy việc thực hiện chính sách tài khóa cần phải thận trọng và đúng lúc, tùy vào tình hình mỗi địa phương mà nhà nước điều chỉnh thực hiện một các hợp lý.

vai_tro_cua_chinh_sach_tai_khoa_luanvan99
Vài trò của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế

Công cụ của chính sách tài khóa là gì?

Để đạt được các mục tiêu của mình, chính phủ sẽ thiết lập chính sách tài khóa dựa trên các công cụ khác khau. Trong đó, hai công cụ chính thường được sử dụng nhất là công cụ về thuế, công cụ chi tiêu Chính phủ. Những thay đổi về mức độ của thuế và chi tiêu chính phủ có thể ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế thông qua các biến số tài chính: Tổng cầu và mức hoạt động kinh tế, kiểu phân bố nguồn nhân lực, phân phối thu nhập. 

  • Công cụ thuế: Thuế là một công cụ của chính sách tài khóa vì những thay đổi về thuế ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của người tiêu dùng, và những thay đổi trong tiêu dùng dẫn đến những thay đổi trong GDP thực tế. Vì vậy, bằng cách điều chỉnh thuế, chính phủ có thể tác động đến sản lượng kinh tế. Tại Việt Nam, thuế được chia thành nhiều loại khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế bất động sản, thuế tiêu thụ đặc biệt… Tuy nhiên, ta có thể chia thuế thành 02 loại cơ bản: thuế trực thu và thuế gián thu. Trong đó, thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp lên thu nhập hoặc tài sản của người dân, còn thuế gián thu lại đánh lên giá trị của dịch vụ, hàng hóa trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
  • Công cụ chi tiêu Chính phủ: Chi tiêu chính phủ là khoản chi ngân sách nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của toàn xã hội. Trong đó, Đầu tư xây dựng cơ bản của chính phủ là khoản chi nhằm mục đích hình thành các loại tài sản cố định, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, đầu tư của chính phủ tập trung những ngành nghề, những lĩnh vực có hiệu ứng bên ngoài lớn, châm ngòi cho các hoạt động đầu tư của tư nhân. Chi tiêu của chính phủ là một công cụ của chính sách tài khóa vì nó có khả năng nâng cao hoặc hạ thấp GDP thực tế. Bằng cách điều chỉnh chi tiêu của chính phủ, chính phủ có thể tác động đến sản lượng kinh tế.

Ngoài công cụ thuế và chi tiêu chính phủ, tín dụng nhà nước cũng là một công cụ quan trọng để điều hành chính sách tài khóa: Khi chi tiêu chính phủ lớn hơn mức thuế thu được, Chính phủ phải nợ trong nước và ngoài nước để bù đắp thâm hụt ngân sách, hình thành nợ chính phủ và gọi là tín dụng nhà nước. Tín dụng nhà nước được thực hiện qua các công cụ như công trái, tín phiếu, trái phiếu quốc tế, trái phiếu chính phủ. 

Thực hiện chính sách tài khóa

Như đã phân tích ở trên, chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp của Chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của Chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát. Chính sách tài khóa có một bộ phận quan trọng là cân đối ngân sách nhà nước, nó được phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác trong ngân sách nhà nước (giữa thu và chi) với mục đích thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước đã đề ra trong từng địa bàn và từng lĩnh vực cụ thể. Do đó thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách nhà nước bao gồm các bước sau:

Thứ nhất, xây dựng chính sách tài khóa và cân đối ngân sách

Là hoạt động tham mưu cho các cấp có thẩm quyền như: Quốc hội, Chính Phủ (ở trung ương); UBND tỉnh (ở địa phương) để xây dựng kế hoạch về định hướng các chính sách tài khóa và cân đối ngân sách trong giai đoạn 03 năm, 05 năm cùng thời điểm với lập kế hoạch tài chính địa phương 03 năm, 05 năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Thứ hai, phổ biến tuyên truyền chính sách tài khóa và cân đối ngân sách

Tuyên truyền chính sách trên các kênh thông tin đại chúng, như cổng thông tin điện tử, thực hiện hội thảo, tọa đàm, các hội nghị triển khai để quán triệt các cấp các ngành.

Thứ ba, phối hợp các cơ quan để thực hiện chính sách

Phân công các Bộ, Ban, Ngành (ở trung ương); Sở, Ngành chức năng có liên quan (ở địa phương) như: Thuế, Hải quan, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,...để thực hiện. Cụ thể:

  • Đối với các chính sách thuế có liên quan giao cho cơ quan Thuế, và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
  • Đối với các chính sách có liên quan đến chi tiêu NSĐP giao cơ quan Tài chính các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước triển khai thực hiện.

Thứ tư, duy trì và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế

Quá trình thực hiện cần có tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong thực thi từng chính sách thuộc hệ thống chính sách tài khóa và cân đối ngân sách để đảm bảo các chính sách phát huy tối đa được tác dụng.

Ngoài ra chính sách tài khóa và cân đối ngân sách nới lỏng hay thắt chặt phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế do đó các chính sách này thường có tác dụng trong những thời điểm nhất định nên cần có điều chỉnh linh hoạt.

Thứ năm, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện từng lĩnh vực, các cơ quan thẩm quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách

Cơ quan Thuế sẽ thanh tra, kiểm tra việc kê khai nộp thuế, thu hồi nợ đọng...; Cơ quan Tài chính sẽ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách chi tiêu từ ngân sách địa phương.

Thực hiện chính sách tài khóa sẽ giúp chính phủ ổn định nền kinh tế vĩ mô và đạt được tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách này cũng cần cân nhắc điều kiện thực tế để có thể linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Luận Văn 99 hy vọng những kiến thức xoay quanh khái niệm chính sách tài khóa là gì đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích phục vụ việc học tập và nghiên cứu.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín