viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem là một yếu tố khách quan trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần tạo nên sự chuyển đổi căn bản về kinh tế- xã hội, chuyển dịch các nguồn lực trong quá trình sản xuất, góp phần gia tăng năng lực sản xuất, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn của xã hội,…Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực với nhiều mức độ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay như thế nào, hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu bài viết sau nhé.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?

Khái niệm cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là tổng thể bao gồm nhiều yếu tố mang tính định tính và định lượng, có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định trong điều kiện kinh tế- xã hội nhất định. Nó thể hiện cả về mặt số lượng lẫn chất lượng phù hợp với mục tiêu đã xác định về phát triển kinh tế và xã hội. Sự hình thành của cơ cấu kinh tế thường bị chi phối bởi nhiều nhân tố như: địa lý- tự nhiên, chính trị, kinh tế- xã hội trong nước, tình hình đối ngoại,..

Cơ cấu kinh tế phải đảm bảo về tính liên kết trong nội bộ nền kinh tế và tác động qua lại lẫn nhau đề cùng phát triển, làm cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Về thực chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện của cơ cấu trong toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế- xã hội đã xác định trong từng thời kỳ phát triển. Cho dù có sự biến đổi trong nội bộ cơ cấu kinh tế nhưng nếu cơ cấu kinh tế còn thích ứng, chưa gây trở ngại lớn cho sự phát triển của từng bộ phận và cả tổng thể thì chưa đòi hỏi phải xác định lại cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khi có những yếu tố sau:

Có những sự thay đổi quan trọng về điều kiện phát triển

Có những khả năng và giải pháp mới để thay đổi phương thức khai thác các điều kiện hiện tại của nền kinh tế.

Trong quan hệ phát triển giữa các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế tồn tại những trở ngại dẫn đến việc hạn chế lẫn nhau, ảnh hưởng đến phát triển chung.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?

Xem thêm:

Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế mới nhất hiện nay

Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Do đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa: chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hệ quả tất yếu mà quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa mang lại và là nguyên nhân, điều kiện và lực đẩy để thực hiện quá trình này. Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, phiến diện sang một cơ cấu kinh tế phù hợp, hiện đại hơn.

Do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường ra đời là một tất yếu kinh tế trên cơ sở kinh tế hàng hóa ở trình độ cao hơn. Kinh tế thị trường là một bước tiến của lịch sử nhân loại, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền kinh tế phi thị trường như nước ta thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu cần thực hiện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động phải đảm bảo cho việc phân bổ và sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất phù hợp với nhu cầu phát triển.

Từ thực tiễn xác định cơ cấu kinh tế sai lầm trước đây và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời kỳ đổi mới: Sau năm 1954, khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nước ta đã tiến hành nhiều phương hướng phát triển đất nước theo kinh nghiệm của các nước như Liên Xô, hay phát triển nông nghiệp- công nghiệp nhẹ,…nhưng không đạt được thành công như mong đợi. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu là xu hướng tất yếu cầu thực hiện để phát triển đất nước.

Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay

Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại là gì?

Mô hình hướng ngoại với chính sách chuyển dịch cơ cấu đưa nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa, thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào, khuyến khích lợi nhuận giữa việc sản xuất cho thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, tạo khả năng sinh lãi cao hơn việc sản xuất hàng xuất khẩu.

Có hai loại hình của chiến lược kinh tế mở là tạo ra các khuyến khích về giá cả một cách tích cực, có lợi cho xuất  khẩu và tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất cho thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.

Các chính sách hướng ngoại ban đầu ở các nước đang phát triển là hướng vào xuất khẩu những loại hàng nông sản truyền thống và thực hiện chính sách thuế nhập khẩu để tăng nguồn thu, nâng cao cơ sở hạ tầng. Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu, các nước thường chuyển sang chính sách hướng ngoại đối với các ngành chế tạo máy.

Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng nội là gì?

Đây là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng hướng nội, có chiến lược đóng cửa nhiều hơn, khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường nội địa, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về lương thực và có các mặt hàng phi mậu dịch.

Ban đầu chính phủ các nước đang phát triển chọn chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tự lực quốc gia, tăng cường sản xuất lương thực, các nông sản và khoáng sản mà trong nước sản xuất được và đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu nhằm nâng cao nguồn thu, giảm sức thu hút của nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu so với nền công nghiệp hướng nội.

Chiến lược đóng cửa là thực hiện công nghiệp hóa theo hướng thay thế nhập khẩu núp đằng sau bức tường bảo hộ mậu dịch nên ít tạo sức ép về cạnh tranh, làm cho cơ cấu sản xuất ít nhạy bén hơn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kết hợp là gì?

Mô hình chung của hầu hết các nước trên thế giới là nền kinh tế năng động: Công nghiệp hóa cùng với sự phát triển cân đối các ngành, phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ tài chính để khuyến khích tỷ lệ đầu tư cao, vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách điều chỉnh và khả năng đối phó với những biến động bất thường trong nước và ngoài nước.

Bài viết liên quan:

Quản lý ngân sách nhà nước là gì? Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thị trường và trình độ phát triển của kinh tế thị trường: sự ra đời và phát triển của các mô hình kinh tế mà nhân loại đã trải qua khẳng định kinh tế thị trường tác động lớn đến phát triển khoa học- công nghệ, phát triển cơ cấu ngành, vùng kinh tế, năng suất lao động xã hội,…từ đó đòi hỏi sự đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trình độ phát triển của thị trường tỷ lệ thuận với trình độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

Vấn đề về vốn: Đây là yếu tố quan trọng nhất với tăng trưởng,là yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất. Vốn được tích tụ khi một phần của thu nhập hiện hành được tiết kiệm và đem tái đầu tư để tăng sản lượng và thu nhập tương lai. Vốn không chỉ đóng góp trực tiếp như một yếu tố đầu vào mà còn gián tiếp qua sự cản tiến kỹ thuật.

Hệ số sử dụng vốn: Hệ số vốn (ICOR) tức là để tăng thêm một đồng sản lượng cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn. Tập trung vốn đầu tư vào ngành có hệ số ICOR thấp mang lại hiệu quả cao hơn cho ngành có hệ số ICOR cao, ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của ngành được tập trung đầu tư.

Lao động và vốn nhân lực: Lực lượng lao động ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động là yếu tố sản xuất trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất, lực lượng lao động dồi dào tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế qua nguồn nhân lực sản xuất nhiều hơn. Việc gia tăng và cải thiện chất lượng lao động hay vốn nhân lực giúp kích thích tăng trưởng kinh tế.

Tiến bộ công nghệ: Tiến độ công nghệ quan trọng với tăng trưởng vì nó làm tăng năng suất các yếu tố sản xuất từ đó tác động lên chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu: Xuất khẩu trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, làm tăng nhu cầu trong nền kinh tế, mở rộng thị trường cho sản xuất nội địa. Ngoài ra, xuất khẩu còn tác động đến tăng trưởng qua việc giảm bớt ràng buộc về cán cân thương mại, cởi mở thương mại làm quá trình cải thiện quá trình phân bổ nguồn lực.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay là gì?

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, có trình độ phát triển tiên tiến dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học, công nghệ hiện đại với năng suất lao động cao. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tập trung các mục tiêu sau:

Về cơ cấu ngành kinh tế: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Chuyển dịch cơ cấu ngành và nội bộ từng ngành theo xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ để hướng tới cơ cấu dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp. Trong đó dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nền kinh tế quốc dân.

Xu hướng phát triển cơ cấu vùng kinh tế: cần phát triển các vùng, hướng tới xóa bỏ sự cách biệt giữa các vùng về trình độ phát triển. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa cần tập trung phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, khả năng tích lũy lớn và tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở lợi thế của mình. Hỗ trợ cho các vùng khó khăn để phát triển hạ tầng kinh tế, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí,…

Xu hướng phát triển cơ cấu thành phần kinh tế: Hiện nay, nền kinh tế nước ta có nhiều hình thức sở hữu như: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, tư nhân,…Trên cơ sở đó nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen và hỗn hợp. Các thành phần kinh tế đã tạo nên một cơ cấu kinh tế thống nhất, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu hướng tất yếu để phát triển đất nước trong thời đại hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc kỹ để lựa chọn hướng đi đúng đắn, tránh mắc những sai lầm trong quá khứ. Qua bài viết này, Luận Văn 99 hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích xoay quanh khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì nói chung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Đừng quên liên hệ với chuyên viên học thuật viết luận văn thuê của Luận Văn 99 khi bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn của mình nhé!

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín