Đạo đức kinh doanh là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn trong môi trường doanh nghiệp. Nó không chỉ làm thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả quốc gia. Vậy đạo đức kinh doanh là gì? Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Có thể bạn quan tâm:
➢ Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA mới nhất 2020
Đạo đức kinh doanh (hay đạo đức doanh nghiệp) tiếng anh gọi là “Business Ethics”. Là tập hợp những nguyên tắc đạo đức và các chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh, các vấn đề nảy sinh trong môi trường kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: Góc độ khoa học, triết học hay lương diện pháp lý... Tuy nhiên, luật pháp đóng vai trò lớn nhất trong việc ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh cho đến hiện nay.
Khái niệm: Đạo đức kinh doanh là gì?
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tận dụng đạo đức kinh doanh không chỉ để giữ gìn sự trong sạch từ góc độ pháp lý mà còn như là một phần trong chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hình ảnh của họ trước công chúng. Nó giúp thấm nhuần và đảm bảo sự tin tưởng giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp phục vụ họ.
Quan điểm hiện đại về khái niệm đạo đức kinh doanh với tư cách là một lĩnh vực khoa học tương đối mới mẻ, nhưng làm thế nào để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách đạo đức đã được tranh luận rộng rãi ngay từ khi bắt đầu xuất hiện trao đổi và buôn bán. Aristotle (nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại) thậm chí còn đề xuất một vài ý tưởng của riêng mình về đạo đức kinh doanh.
Khái niệm đạo đức kinh doanh như chúng ta biết ngày nay đã phát sinh vào những năm 1970 như là một lĩnh vực nghiên cứu học thuật bởi nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie. Kể từ đây, khái niệm đạo đức kinh doanh trở thành một trong những chủ đề tranh luận trong giới kinh doanh, người tiêu dùng, người lao động cũng như các nhà nghiên cứu tại Mỹ và lan rộng ra trên toàn Thế giới. Trong bối cảnh các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về những tác động của cạnh tranh không lành mạnh, trách nhiệm về xã hội và môi trường của doanh nghiệp. Vì vậy, hình thành nên những nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
Bạn đang viết tiểu luận, luận văn về đạo đức kinh doanh? Bạn chưa tìm kiếm được tài liệu tham khảo? Chưa biết thực hiện đề tài như thế nào? Hãy để DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN của Luận Văn 99 giúp bạn. Chi tiết dịch vụ, truy cập: https://luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html
Tính trung thực, minh bạch của doanh nghiệp có thể được hiểu ngắn gọn là doanh nghiệp hoạt động dựa trên sự trong sạch, không sử dụng các thủ đoạn bất chính. Doanh nghiệp không vì mục đích kiếm lời, gia tăng lợi nhuận mà làm ăn gian dối, lừa gạt khách hàng và đồng nghiệp. Chữ tín của doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầu, nhất quán trong kinh doanh, trung thực trong chấp hành Pháp luật của Nhà nước. Tuân thủ quy định của Nhà nước trong kinh doanh, Không trốn thuế, sản xuất và kinh doanh những mặt hàng cấm, kinh doanh những dịch vụ không đúng với văn hóa của quốc gia. Không làm giả hàng, quảng cáo sai sự thật, ăn cắp ý tưởng, vi phạm bản quyền,....
Chuẩn mực Đạo Đức trong kinh doanh
Các công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp với tiêu chí đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. Đáp ứng nhu cầu và cung cấp những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải khách hàng là “thượng để” mà doanh nghiệp đối xử phi đạo đức với nhân viên như: làm việc quá giờ, đáp ứng những nhu cầu không cần thiết của khách hàng, chịu đựng sự lạm dụng quyền từ phía khách hàng,...
Doanh nghiệp là một phần của xã hội, vì vậy doanh nghiệp cần có trách nhiệm với xã hội. Kết hợp kinh doanh và bảo vệ môi trường không vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà tàn phá môi trường. Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp một phần, cùng chung tay với Nhà nước giải quyết các vấn đề chung của xã hội.
Các vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp là gì
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh được hiểu là tất cả những chủ thể tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp và khách hàng
Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh là tất cả các chủ thể trong xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh: Chính phủ, doanh nghiệp, khách hàng, cộng đồng,...
Hiểu biết về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp và người dân còn hạn chế thường có sự lầm tưởng về khái niệm đạo đức kinh doanh và tuân thủ pháp luật. Cách hiểu này vô hình chung đã thu hẹp phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó,trong khi các nước đã có quá trình hàng trăm năm xây dựng nền kinh tế thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản,...cơ chế thị trường đã được hoàn thiện và đạo đức kinh doanh đã trở thành chuẩn mực của xã hội.Việt Nam mới chỉ bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường năm 1986 tại Đại hội Đảng lần thứ VI. Vì vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn thiện và khung pháp lý chưa chặt tạo điều kiện để các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thực trạng về vấn đề sở hữu trí tuệ tại là điểm yếu kém nhất trong nhận thức của người Việt Nam. Những nhà kinh doanh nhỏ không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm với việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho những sáng chế của mình, khi xảy ra tranh chấp thường không có căn cứ để đối chứng. Bên cạnh đó, Tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh trong sản xuất là một vấn đề rất “ nhức nhối” trong xã hội hiện nay. Tình trạng sản xuất, kinh doanh bất chấp những rủi ro khó lường cho người tiêu dùng do hậu quả từ việc chế biến, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa hóa chất, thực phẩm ôi thiu đang buôn bán tràn lan trên thị trường.
Đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
Xuất phát từ thực trạng của đạo đức kinh doanh và tình hình của Việt Nam hiện nay, dưới đây là những biện pháp nhằm cải thiện tình hình:
Đạo đức kinh doanh là một phạm trù phức tạp cần nhiều thời gian, công sức để tồn tại và phát triển. Là một quốc gia đang phát triển và mới tham gia vào nền kinh tế thị trường chưa lâu, Việt Nam cần phải cố gắng rất nhiều xây dựng và hoàn thiện một chuẩn mực về đạo đức kinh doanh. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những kiến thức hữu ích xoay quanh khái niệm “Đạo đức kinh doanh là gì”. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết, chúc bạn luôn học tập tốt!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín