Thập niên qua đã chứng kiến sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Điều này đã giúp kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng và trở thành điểm đến của các dòng vốn nước ngoài. Cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu là nhu cầu ngày càng lớn của dịch vụ logistics. Để hiểu rõ hơn về khái niệm dịch vụ Logistics là gì, chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Để hiểu rõ về dịch vụ logistics, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm logistics.
Logistics là thuật ngữ mới chỉ được sử dụng trong vài thế kỷ gần đây nhưng sự tồn tại của logistics đã đồng hành với loài người từ rất lâu khi con người biết tích trữ, phân phối, vận chuyển,…
Theo tài liệu của Liên Hợp Quốc, logistics được hiểu là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho của các nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và việc xử lý các thông tin liên quan từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.
Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ, logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển, lưu kho hàng hóa, xử lý thông tin cùng với các dịch vụ liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu lực nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Có thể thấy rằng, logistics không đơn thuần là một hoạt động đơn lẻ mà gồm một chuỗi các hoạt động bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm gồm quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối đến tay người dùng.
Khái niệm về dịch vụ logistics được chia làm 2 nhóm cơ bản:
Nhóm thứ nhất là định nghĩa hẹp, theo đó logistics được coi là tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Theo quan điểm này, bản chất của dịch vụ logistics có thể hiểu là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Như vậy, dịch vụ logistics thiên về yếu tố vận tải.
Nhóm thứ 2 là định nghĩa có phạm vi rộng, theo đó, dịch vụ logistic gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến ta người tiêu dùng cuối cùng. Định nghĩa này giúp phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan,….với dịch vụ logistics chuyên nghiệp, sẽ bao gồm toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa đến tay người dùng cuối cùng.
Khái niệm dịch vụ logistics là gì?
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các dịch vụ logistics sẽ có các chức năng chính như sau:
Nhiệm vụ, chức năng của dịch vụ logistics là gì?
Thứ nhất, dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Chi phí cho dịch vụ logistics trên thị trường là rất lớn nên việc hình thành và phát triển dịch vụ này sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản và đạt hiệu quả hơn từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ hai, dịch vụ logistics giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông. Vận tải được coi là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics nên dịch vụ logistics càng được hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông từ đó tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông.
Thứ ba, dịch vụ logistics giúp gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận. Thực tế ở các nước phát triển cho thấy rằng, việc sử dụng dịch vụ logistics trọn góp sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng. Kinh doanh dịch vụ logistics có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3-4 lần sản xuất và gấp 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác.
Thứ tư, dịch vụ logistics phát triển giúp mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ logistic được coi như là cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới theo đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm. Ngoài ra, dịch vụ logistics phát triển giúp doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh.
Thứ năm, phát triển dịch vụ logistics giúp giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. Logistics cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói giúp giảm rất nhiều chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế vì riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm đã tiêu tốn hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế.
Có thể bạn cũng quan tâm:
➢ Đề tài Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh mẫu mới nhất 2021
Dịch vụ logistics lõi: gồm các dịch vụ thiết yếu trong hoạt động logistic và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ như dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải…
Dịch vụ thứ yếu mang tính bổ trợ: Gồm dịch vụ máy tính hoặc liên quan đến máy tính, dịch vụ đóng gói, dịch vụ tư vấn quản lý…
Dịch vụ có liên quan đến vận tải: Các dịch vụ liên quan đến cung cấp có hiệu quả dịch vụ logistics tích hợp như cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động của logistics bên thứ 3 phát triển gồm vận tải hàng hóa và các dịch vụ khác có liên quan như dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, chuyển phát…
Phân loại dịch vụ logistics
Các dịch vụ logistics chủ yếu: Gồm có dịch vụ bốc xếp hàng hóa; dịch vụ kho bãi, lưu trữ hàng hóa; dịch vụ đại lý vận tải; dịch vụ bổ trợ khá như tiếp nhận, lưu kho và quản lý,…
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: Dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ vận tải thủy nội địa; dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ vận tải đường sắt; dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ vận tải đường ống,…
Các dịch vụ logistics liên quan khác: Dịch vụ kiểm tra, phân tích kỹ thuật; dịch vụ bưu chính; dịch vụ thương mại buôn bán; dịch vụ bán lẻ,…
Nhóm dịch vụ thiết kế và hoạch định chiến lược logistics cho các doanh nghiệp: Cung cấp dịch vụ logistics tiến hành thiết kế kế hoạch cơ cấu lại dây chuyền cung ứng của khách hàng sao cho đạt kết quả tối ưu và phát huy tối đa các lợi thế trong cạnh tranh. Công ty cung cấp dịch vụ logistics sẽ dựa vào thực trạng tổ chức, sản xuất của khách hàng để xây dựng chuỗi cung ứng phù hợp (Xem thêm: Khái niệm chuỗi cung ứng là gì?)
Nhóm dịch vụ logistics đầu vào
Bao gồm:
Nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất
Gồm có:
Nhóm dịch vụ logistics đầu ra
Với hệ thống kho hiện đại có quy mô lớn, các công ty logistics đảm nhiệm lưu kho hàng phẩm và phân phối tới tay người dùng với chi phí thấp. Ngoài ra công ty cũng cung cấp các dịch vụ kho khác như thuê kho theo hợp đồng, kho chuyên dụng,…
Nhóm dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng liên quan đến toàn bộ dòng lưu chuyển của vật tư và hàng hóa
Bao gồm:
Nhóm dịch vụ sau bán hàng
Các nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể giúp khách hàng quản lý các yếu tố phát sinh sau giao dịch như:
Dịch vụ logistics hàng đầu
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics sẽ đại diện cho khách hàng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng và trong trường hợp cần thiết sẽ thuê lại dịch vụ của một số công ty logistics khác và khách hàng chỉ phải giao dịch với một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất.
Phân loại dịch vụ logistics theo nội dung dịch vụ
Môi trường chính trị- xã hội: Mọi hoạt động logistics đều diễn ra trong môi trường chính trị và chịu sự tác động của môi trường này. Một quốc gia có điều kiện chính trị- xã hội ổn định mới tạo dựng được môi trường an toàn cho phát triển dịch vụ logistics. Ngoài ra, môi trường chính trị- xã hội ổn định sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ logistics.
Môi trường kinh tế: Hoạt động của ngành logistics chỉ có thể phát triển trong môi trường kinh tế ổn định với các thể chế, chính sách kinh tế rõ ràng và nhất quán.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu từ đó hoạt động logistics ngày càng tăng cả quy mô lẫn tính chất.
Chính sách của chính phủ: Hoạt động của dịch vụ logistics chịu tác động lớn và bị chi phối từ hệ thống chính sách. Sự tác động và chi phối này càng rõ rệt nếu các chính sách đó là các hệ thống chiến lược và cơ chế chính sách hướng tới sự phát triển của ngành dịch vụ logistics.
Sự phát triển về công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin và thương mại điện tử là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cả chiều dọc lẫn chiều rộng của ngành dịch vụ logistics.
Cơ sở vật chất của ngành dịch vụ logistics: Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics có hệ thống cơ sở vật chất đủ về quy mô và phù hợp với mọi chủng loại hàng hóa sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng dịch vụ logistics cung cấp.
Mức độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành: Công nghệ thông tin được các nhà cung cấp dịch vụ logistics ứng dụng mạnh mẽ nhằm giúp tăng tính thuận tiện và dễ dàng, nhanh chóng kết nối thông tin giữa các tổ chức liên quan đến vận chuyển lô hàng và đảm bảo sự chính xác về thông tin, giảm thiểu các lãng phí thời gian và tổn thất đến hàng hóa.
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong ngành: Các nhân viên trong ngành logistics có nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng tin học, ngoại ngữ tốt sẽ giúp thực hiện thành tạo các nghiệp vụ được giao, giảm các thao tác công việc và tiết kiệm thời gian vận chuyển.
Có thể nói ngành logistics có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội và đóng góp vào quá trình phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng và là cầu nối cho thương mại toàn cầu. Luận Văn 99 hy vọng những thông tin về khái niệm dịch vụ logistics là gì trên đây đã mang lại cho các bạn những kiến thức hữu ích.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín