Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, dịch vụ ngân hàng điện tử đã hình thành và ngày càng phát triển. Những lợi ích mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại cho bản thân ngân hàng cũng như khách hàng và cả xã hội đã giúp dịch vụ này đã và đang trở thành một trong những trọng tâm phát triển của nhiều ngân hàng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vậy dịch vụ ngân hàng điện tử là gì? Các loại dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là gì? Hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Có thể nói, nguồn gốc của dịch vụ ngân hàng điện tử (Tiếng Anh: Electronic Banking hay E - Marketing) chính là thương mại điện tử. Dịch vụ ngân hàng điện tử vừa là hạ tầng thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử và cũng chính là một sản phẩm của thương mại điện tử, một dịch vụ tài chính điện tử. Từ định nghĩa thương mại điện tử về việc trao đổi thông tin, mua bán sản phẩm và dịch vụ thông qua các mạng máy tính như Internet và trao đổi dữ liệu điện tử EDI, thì dịch vụ ngân hàng điện tử được hiểu là cung cấp thông tin, dịch vụ của ngân hàng truyền thống và hiện đại thông qua các phương tiện điện tử và mang Internet.
Theo Cẩm nang Comptroller, dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng của ngân hàng truy cập vào tài khoản và thông tin chung về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thông qua hệ thống Internet. Bên cạnh các kênh hiện có như ATM, PC bank, Home bank, việc áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử còn bổ sung một kênh phân phối khác và hình thành mô hình đa kênh được thấy rộng rãi trong ngành ngân hàng hiện nay. Dịch vụ ngân hàng điện tử có tiềm năng lớn như một phương thức giao hàng thuận tiện và hiệu quả chưa được cung cấp trước đây bởi các ngân hàng.
Oyewole và cộng sự đã đưa ra nhận định: Dịch vụ ngân hàng điện tử hay ngân hàng điện tử là thuật ngữ phức tạp về mặt kỹ thuật và rất khó để có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất, bởi thuật ngữ này có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên các hướng tiếp cận khác nhau, với mục đích sử dụng khác nhau. IMF (2002) đã định nghĩa: “Dịch vụ ngân hàng điện tử được hiểu là sử dụng các kênh phân phối điện tử đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng, và ngân hàng điện tử là một tập con của tài chính điện tử (electronic finance)”. Tương tự, Allen và cộng sự (2002) định nghĩa dịch vụ ngân hàng điện tử là phương thức cung cấp dịch vụ tài chính bằng cách sử dụng phương tiện điện tử; ngày nay các ngân hàng bán lẻ đang chuyển sang phân phối dịch vụ tài chính đa kênh trong nền tảng kỹ thuật số, cung cấp dịch vụ truyền thống của các ngân hàng thông qua Internet.
Khác với quan điểm của các nhà nghiên cứu trên, Siddik và cộng sự (2016) coi ngân hàng điện tử là một hệ thống mà thông qua đó các nhà cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp, cá nhân có thể truy cập thông tin và sử dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số từ mạng tư nhân hoặc công cộng. Ví dụ: sử dụng các thiết bị thông minh như máy tính cá nhân, máy rút tiền tự động (ATM) và trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA), khách hàng truy cập ngân hàng điện tử và thực hiện các giao dịch mà không gặp phải hạn chế về không gian và thời gian hơn so với ngân hàng dựa trên chi nhánh.
Nghiên cứu của Shah and Clarke (2009) định nghĩa dịch vụ ngân hàng điện tử đơn giản là việc cung cấp dịch vụ tài chính qua kênh phân phối điện tử (e-channels) của một tổ chức cho khách hàng của mình, có thể là một cá nhân hoặc một doanh nghiệp khác. Dịch vụ tài chính điện tử đầy đủ, tinh vi nhất của các ngân hàng hiện nay cung cấp cho khách hàng đó là quyền truy cập tài khoản, khả năng chuyển tiền giữa các tài khoản khác nhau, mở tiết kiệm, thanh toán hóa đơn, vay vốn, giao dịch ngoại hối, ủy thác, bảo hiểm và các sản phẩm tài chính khác.
Tổng quát lại có thể hiểu: “Dịch vụ ngân hàng điện tử là việc sử dụng các kênh phân phối điện tử để đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng”. Trong đó các kênh phân phối điện tử là hệ thống các phương tiện điện tử tương tác cùng với quy trình tự động hóa được các ngân hàng sử dụng để giao tiếp với khách hàng và cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Các kênh phân phối điện tử phổ biến có thể kể đến đó là giao dịch qua ATMs, POS, Internet banking, Mobile banking.
Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng điện tử có tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng: Dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng với thời gian nhanh nhất. Thời gian xử lý cho một giao dịch càng ngày càng được cải thiện. Các ngân hàng đều chú trọng hệ thống core banking để có thể mang lại những dịch vụ ngân hàng điện tử ổn định nhất, thời gian xử lý giao dịch nhanh nhất để làm khách hàng hài lòng.
Dịch vụ ngân hàng điện tử không bị giới hạn về không gian và thời gian: Khách hàng không cần phải đến ngân hàng ký giấy tờ, viết phiếu chuyển tiền, chờ xếp hàng,… họ chỉ cần thực hiện giao dịch trên máy tính, điện thoại hoặc gọi điện,… Khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian di chuyển, xếp hàng chờ giao dịch từ đó nắm bắt được nhiều cơ hội hơn.
Dịch vụ ngân hàng điện tử có chi phí giao dịch thấp nhất: Đối với biểu phí của một ngân hàng thì dịch vụ ngân hàng điện tử luôn có mức phí thấp nhất. Vì ngân hàng không mất các chi phí về thuê mặt bằng, chi phí trả lương cho nhân viên, chi phí hành chính,…nên khách hàng cũng được hưởng mức phí sử dụng thấp hơn.
Dịch vụ ngân hàng điện tử gắn với yếu tố công nghệ và chứa đựng rủi ro công nghệ: Bản thân dịch vụ ngân hàng điện tử được thiết kế dựa trên liên kết của công nghệ thông tin và dữ liệu ngân hàng. Các dịch vụ cung cấp muốn sử dụng được đều có sự tham gia của Internet và các thiết bị điện tử. Do đó, dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ gắn với yếu tố công nghệ thông tin nhưng cũng chịu rủi ro từ công nghệ hiện đại như hacker, tin tặc, xâm nhập ăn cắp dữ liệu,…
Dịch vụ ngân hàng điện tử có tính toàn cầu hóa: Việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần tiết kiệm cho nền kinh tế cũng như tăng khả năng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với sự phát triển của mạng Internet toàn cầu, khách hàng có thể lựa chọn hàng hóa dịch vụ không giới hạn trong một nước mà có thể sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác trên thế giới.
Internet banking: Đây là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua đường truyền Internet. Internet banking là kênh phân phối rộng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới khách hàng ở bất kỳ đâu và bất cứ thời gian nào. Với thiết bị điện tử kết nối Internet, khách hàng có thể truy cập vào website hoặc app của ngân hàng để cập nhật các thông tin đồng thời thực hiện các giao dịch như vấn tin tài khoản, kiểm tra lịch sử giao dịch,…
Mobile Banking: Đây là ứng dụng cung cấp cho điện thoại, khách hàng được thiết lập tài khoản đăng nhập trên phần mềm thiết kế sẵn của ngân hàng đó và khách hàng có thể tự cài đặt trên điện thoại của mình. Hiện nay, dịch vụ mobile banking được cung cấp nhiều tính năng cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính và phi tài chính.
Hệ thống Home banking: Là dịch vụ ngân hàng cung cấp kết nối tại nhà với nhiều tiện ích thông qua đường truyền internet để có thể kết nối tới cổng thông tin của ngân hàng. Với dịch vụ này, khách hàng có thể tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn thực hiện được các giao dịch cần thiết.
Hệ thống Call center: Hệ thống này thực hiện các nhiệm vụ như cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, giới thiệu qua điện thoại các sản phẩm thẻ của ngân hàng, đăng ký làm thẻ, đăng ký dịch vụ qua điện thoại,đăng ký vay cho khách hàng cá nhân,… Do đặc thù ở Việt Nam nên các ngân hàng hiện nay triển khai mô hình call center dưới dạng tổng đài hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn và hỗ trợ khách hàng,…
Kiosk banking: là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng đến việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internet với tốc độ cao.Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ cần truy cập và cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình. Đây được đánh giá là hướng phát triển đáng lưu tâm cho các lãnh đạo ngân hàng thương mại hiện nay.
Hệ thống thẻ, máy ATM và máy POS: Là một trong những dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến, là công cụ tiêu dùng không cần tiền mặt cho khách hàng. Các ngân hàng cung cấp đa dạng về hình thức và tính năng các loại thẻ như thẻ nội địa, thẻ quốc tế, thẻ ghi nợ,…Với thẻ ngân hàng, khách hàng có thẻ rút tiền mặt, chuyển tiền, mua hàng tại siêu thị,…máy POS hỗ trợ cho việc mua hàng không cần tiền mặt tại các cửa hàng, siêu thị, khách hàng chỉ cần có thẻ là quẹt thẻ thanh toán,…
Ngân hàng điện tử giúp ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào việc giảm chi phí vì không cần giao dịch trực tiếp với khách hàng, ít chi phí đi lại hơn để thực hiện công việc, giảm bớt các công đoạn không nhau phải lặp lại trong một giao dịch.
Ngân hàng điện tử giúp ngân hàng điện tử giảm gánh nặng về thủ tục hành chính và vận hành, mang đến năng suất cao và tự động hóa. Các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ giảm được công việc giấy tờ, giảm chi phí hoạt động và tăng tốc độ giao dịch cũng như giảm bớt nhân sự tại các quầy giao dịch,…
Ngân hàng điện tử giúp ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ trọn gói vì các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và công ty tài chính khác,…để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư,…
Ngân hàng điện tử giúp ngân hàng thương mại mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh. Đây là giải pháp để ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
Góp phần tăng nguồn vốn cho ngân hàng thương mại: Công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển thì nguồn vốn ngân hàng càng được huy động từ số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế sẽ tăng lên, tăng nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng nhanh chóng và thuận tiện để thực hiện một số dịch vụ ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào và bất cứ đâu.Điều này có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian đi đến văn phòng để giao dịch trực tiếp,…
Cho phép khách hàng thực hiện và xác nhận giao dịch tài chính và phi tài chính một cách nhanh chóng, tiện lợi với tốc độ cao. Chỉ cần đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tư, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán trực tuyến và tiết kiệm online.
Chi phí cho các giao dịch qua mạng ít hơn so với các giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh ngân hàng do khách hàng không mất chi phí đi lại và trả phí phục vụ cho ngân hàng.
Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và giảm chi phí lưu thông xã hội: Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí lưu thông tiền mặt và tiết kiệm lao động xã hội: tăng khối lượng tiền ghi sổ và giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông từ đó giảm chi phí cho toàn xã hội nói chung và cho toàn ngành ngân hàng nói riêng,…
Tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các chủ thể: Các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho việc thanh toán, chuyển tiền nhanh hơn từ đó dòng vốn luân chuyển hiệu quả hơn. Hiện nay, ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử liên kết với các đơn vị thu ngân sách nhà nước giúp cho việc thu công diễn ra nhanh chóng, thuận tiện,…
Đẩy nhanh tốc độ hội nhập và theo kịp xu hướng công nghệ hóa trên thế giới: Các ngân hàng thương mại ở nước ta đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần giúp kinh tế đất nước bắt kịp xu hướng hiện đại hóa và phát triển công nghệ thông tin nước nhà.
Xem thêm:
➢ Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng miễn phí mới nhất
Để đưa ra được các giải pháp thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng tích cực, từ đó gia tăng kết quả hoạt động thì nghiên cứu cần làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Các nhân tố này có thể chia thành 3 nhóm: Ngân hàng, Khách hàng và Môi trường kinh doanh. Cụ thể:
Quan điểm chiến lược của ban lãnh đạo ngân hàng; Văn hóa tổ chức; Khả năng tương thích của hệ thống ngân hàng lõi; Nguồn lực tài chính; Khả năng kết nối công nghệ thông tin; Trình độ kỹ năng của nhân viên ngân hàng; An ninh bảo mật của ngân hàng là những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại.
Goi (2006) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Malaysia. Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Malaysia chủ yếu xuất phát từ bản thân ngân hàng với chiến lược marketing mới đặc biệt nhằm xây dựng Quan hệ KH điện tử (E-CRM) và nỗ lực cải thiện các hoạt động dịch vụ NH. Ngoài ra, Grandson and Pearson (2004) nghiên cứu về chấp nhận và ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp, góc độ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chile. Kết quả cho thấy nhóm nhân tố sự sẵn sàng của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý, áp lực bên ngoài, khả năng tương thích, và cảm nhận tính hữu dụng là các yếu tố có ý nghĩa đối với quyết định chấp nhận và không chấp nhận thương mại điện tử. Trong đó nhận thức và niềm tin của các nhà quản lý được chứng minh là yếu tố quan trọng nhất.
Cuộc cách mạng số với sức ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu đã có rất nhiều tác động đến ngành ngân hàng Việt Nam, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng nâng cao và đòi hỏi khả năng đáp ứng nhanh từ phía các ngân hàng. Các ngân hàng cần có định hướng chiến lược để thích nghi với những cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ thị trường. Đặc biệt, trong cuộc cách mạng số hóa như hiện nay, người lãnh đạo ngân hàng cần phải thích nghi và phản hồi nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ ngân hàng, hướng tới mô hình ngân hàng số.
Bên cạnh đó, văn hóa tổ chức cũng đóng vai trò quan trọng, phản ánh các giá trị cốt lõi, tầm nhìn chiến lược, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh...của mỗi ngân hàng. Mỗi một ngân hàng với một văn hóa tổ chức khác nhau sẽ có những mục tiêu định hướng khác nhau, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh hay chậm, đầu tư ít hay nhiều vào công nghệ điện tử ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hầu hết đang cho thấy văn hóa tổ chức cũng như quan điểm của nhà lãnh đạo cởi mở, cập nhật với sự biến động của thị trường. Trong khi vẫn còn một số ngân hàng thương mại nhà nước chưa theo kịp sự thay đổi của công nghệ và xu hướng hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng.
Thói quen sử dụng tiền mặt và khả năng chấp nhận công nghệ chính là hai nhân tố chính thuộc về KH có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các quốc gia. Nghiên cứu của David, Bagozzi và Warshaw (1989) được coi là nền tảng của các nghiên cứu sau này khi tác giả đã đưa ra lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong mô hình TAM, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của người sử dụng công nghệ đó là nhận thức được tính hữu ích (Perceived usefulness- PU) và cảm nhận dễ sử dụng (Perceived ease of use - PEOU). Hai yếu tố này bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa, xã hội, chính trị bên ngoài như: thói quen sử dụng tiền mặt, tâm lý e ngại rủi ro đối với công nghệ, hay các yếu tố liên quan đến thu nhập, trình độ, ngôn ngữ, kỹ năng và điều kiện cơ sở vật chất của ngân hàng cũng như của một quốc gia. Ngoài ra mức sống của người dân cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi người dân có mức thu nhập thấp sẽ ít có nhu cầu các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Thanh toán bằng tiền mặt vẫn được người dân sử dụng nhiều nhất thay vì các dịch vụ thanh toán điện tử. Vì thế, cải thiện thu nhập người dân, trang bị kiến thức và tập thói quen sử dụng công nghệ là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng.
Hệ thống thanh toán điện tử quốc gia; Hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp và xã hội; Chính sách và pháp luật về thương mại điện tử, tài chính điện tử của Nhà nước; Cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế là những yếu tố thuộc nhóm môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
Sarokolaei (2012) trong nghiên cứu của mình đã đã kiểm định giả thuyết các rào cản đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Iran thông qua phiếu hỏi chuyên gia. Kết quả cho thấy kỹ thuật công nghệ, yếu tố xã hội - pháp luật và chiến lược phát triển ngân hàng là các yếu tố chính có liên quan mật thiết đến thành công hay tồn tại của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Iran trong khi yếu tố tài chính-kinh tế không có ảnh hưởng rõ rệt. Tương tự kết luận của Goi (2006), thành quả của cách mạng đổi mới công nghệ cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ là yếu tố có tác động trực tiếp đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi cao về đổi mới công nghệ trong dịch vụ tài chính cho khách hàng. Hiện nay, trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, phần lớn các quốc gia khắp toàn cầu đều đang nỗ lực để có thể thực hiện số hóa, bắt kịp xu thế toàn cầu, đòi hỏi cần có một nền tảng kỹ thuật số phát triển thông qua cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trung tâm dữ liệu, nhân lực công nghệ và đảm bảo an ninh an toàn... Có thể thấy việc ứng dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử phụ thuộc tương đối nhiều vào điều kiện nền tảng kỹ thuật số của một quốc gia.
Trên đây là những nội dung cơ bản liên quan đến chủ đề dịch vụ ngân hàng điện tử. Cùng với xu hướng phát triển công nghệ số thì dịch vụ ngân hàng điện tử cũng ngày càng được cải thiện và dần thay thế các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Chúng tôi hy vọng những thông tin về “dịch vụ ngân hàng điện tử là gì” đã mang lại cho các bạn những kiến thức hữu ích. Ngoài ra, nếu như bạn đang thực hiện đề tài luận văn về chủ đề này, hãy liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ thuê của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhé!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín