Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinh tế của một quốc gia. Để hiểu hơn về các doanh nghiệp nhà nước là gì? Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Về mặt bản chất, doanh nghiệp nhà nước được hiểu là các cơ sở kinh tế thuộc toàn quyền hay một phần quyền sở hữu của Nhà nước. Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước là đặc điểm cơ bản để nhận biết doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân khác. Đồng thời hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước lại là đặc điểm để phân loại doanh nghiệp nhà nước với các tổ chức cơ quan khác của Nhà nước. Tuy nhiên, sự xác định giới hạn của doanh nghiệp nhà nước ở mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những sự khác nhau nhất định.
Tại Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp nhà nước từng bước được điều chỉnh và hoàn thiện theo từng giai đoạn, bối cảnh lịch sử của đất nước, và thể hiện rõ trong các văn bản pháp quy, tiêu biểu là Điều 1, Luật Doanh nghiệp ban hành năm 1995; Điều 1, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003; Khoản 22, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005; Khoản 8, Điều 4 Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014 và hiện tại là Luật doanh nghiệp 2020
Cụ thể, theo khoản 11 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa như sau:
Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Xem thêm:
➢ Kho đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công
Có nhiều tiêu thức để phân loại doanh nghiệp nhà nước, cụ thể như:
Xét theo mức độ sở hữu, có hai loại doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu nhưng nhà nước nắm phần sở hữu vốn nhất định.
Theo mục tiêu kinh tế- xã hội: có doanh nghiệp hoạt động công ích (mục tiêu phi lợi nhuận) và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (mục tiêu là lợi nhuận).
Theo địa vị pháp luật, doanh nghiệp nhà nước được chia thành ba loại:
Doanh nghiệp nhà nước do chính phủ trực tiếp quản lý, không có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập: Là các doanh nghiệp có nguồn vốn từ ngân sách của các cơ quan chủ quản của chính phủ hoặc các đại biểu chính phủ tham gia vào việc vận hành kinh tế mà chủ yếu là các xí nghiệp liên quan đến quốc kế dân sinh như y tế, giao thông công cộng, bưu chính, Ngày nay, loại hình doanh nghiệp nhà nước này không còn thấy nhiều ở các quốc gia.
Doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ pháp nhân và tổng tài sản thuộc về nhà nước: Là các doanh nghiệp mà tổng tài sản do nhà nước đầu tư và có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập, thuộc các lĩnh vực công cộng, lấy việc phục vụ lợi ích xã hội làm mục tiêu cơ bản như đường sắt, bưu chính, điện,…Đây là những thực thể kinh tế được lập ra và kinh doanh dựa vào một pháp quy cụ thể của nhà nước, lệ thuộc vào cơ quan quản lý của nhà nước. các doanh nghiệp này phải lấy một mục tiêu nào đó của Nhà nước làm tôn chỉ hoạt động và chấp hành sự điều tiết về kinh tế và chịu sự quản lý nhất định của chính phủ.
Doanh nghiệp nhà nước hỗn hợp có địa vị pháp nhân độc lập và nhà nước nắm một phần tài sản: Doanh nghiệp nhà nước hỗn hợp là hình thức chủ yếu nhất trong mọi loại doanh nghiệp nhà nước tại các nước tư bản với đặc điểm là nhà nước tham dự cổ phần và qua đó khống chế chúng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hoạt động theo hình thức tư nhân, thu lợi nhuận kinh doanh qua cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và nhà nước có thể triển khai các hoạt động có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của đất nước như các công trình cơ sở hạ tầng (ngân hàng, đường sắt, đường bộ,…). Đây được đánh giá là loại hình doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả nhất.
Theo cấp độ quản lý, doanh nghiệp nhà nước gồm: doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp trung ương.
Các loại hình doanh nghiệp nhà nước
Trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống thể chế kinh tế vĩ mô là hai công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện thông qua các khía cạnh sau:
Doanh nghiệp nhà nước có vị trí quan trọng giúp kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hóa, hình thành các trung tâm kinh tế văn hóa, đô thị mới,…cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện hạ tầng để phát triển đất nước.
Những đổi mới liên tục trong hệ thống chính sách với doanh nghiệp nhà nước nói riêng và kinh tế nhà nước nói chung cũng đã hình thành nên đòn bẩy thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế khác liên doanh với doanh nghiệp nhà nước từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế.
Doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để thông qua đó, nhà nước điều tiết nền kinh tế và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp nhà nước đã và đang có một vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế chủ chốt, đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội ngày một nâng cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước có vai trò quyết định trong việc cung cấp các sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như điện, xi măng, sắt thép,…là lực lượng chủ yếu thực hiện các chính sách xã hội, cùng với lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước tham gia vào việc khắc phục ảnh hưởng và hậu quả của thiên tai.
Doanh nghiệp nhà nước cũng góp phần điều tiết cơ cấu nền kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành công nghiệp và dịch vụ góp phần tăng tỷ trọng GDP của các ngành này trong nền kinh tế; các ngành thuộc cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng….đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Các doanh nghiệp nhà nước thành lập tại vùng núi, vùng khó khăn góp phần thay đổi kinh tế khu vực đó.
Các doanh nghiệp nhà nước đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đảm bảo hầu hết các yêu cầu sản phẩm và dịch vụ công ích, điều kiện giao thông, điện nước, thông tin, vật tư,….cho xuất khẩu và thị trường trong nước, đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách xã hội và ổn định kinh tế- xã hội, cùng với các khu vực kinh tế khác giải quyết các vấn đề về việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa giáo dục, y tế,…làm cơ sở cho yêu cầu từng bước hình thành chế độ mới.
Nói tóm lại, doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế- xã hội.
Là một trong những loại hình trong cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước có các đặc trưng chung tương tự các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, cụ thể:
Là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản và có trụ sở giao dịch cụ thể, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục đích kinh doanh.
Gồm các chức năng của doanh nghiệp như sản xuất, cung ứng dịch vụ, trao đổi, hợp tác và tiêu thụ sản phẩm.
Mục tiêu kinh doanh là tối đa hóa lợi ích kinh tế và mục đích sinh lời.
Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong nền kinh tế.
Ngoài các đặc điểm chung ở trên, doanh nghiệp nhà nước cũng mang những đặc điểm riêng như:
Chủ sở hữu tài sản và tiền vốn của doanh nghiệp nhà nước là Nhà nước dưới hình thức sở hữu toàn dân. Các doanh nghiệp nhà nước phải chịu áp lực quản lý hoặc điều tiết của chính phủ về giá bán, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, không được chủ động hoàn toàn trong việc lựa chọn các mặt hàng kinh doanh và phương án đầu tư. Các doanh nghiệp nhà nước thường chịu sự chi phối của nhiều cơ quan chủ quản nên các quyết định có tính chiến lược kinh doanh thường triển khai chậm.
Ngoài mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, vẫn có một số trường hợp hoạt động công ích. Ngoài việc đầu tư phát triển để thu lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp nhà nước còn phải đầu tư vào các chương trình phù hợp với kế hoạch quốc gia hoặc hy sinh lợi nhuận để thực hiện mục tiêu xã hội.
Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo và ổn định kinh tế- xã hội. Các doanh nghiệp này giữ vai trò tích cực như cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, gánh lấy những rủi ro trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế- xã hội và tiến hành các chức năng đặc biệt như an ninh, quốc phòng,…
Chúng ta có thể thấy rằng, các doanh nghiệp nhà nước ảnh hưởng và chi phối quan trọng đến công tác hoạch định cơ chế chính sách tài chính và cơ cấu tổ chức, quản lý doanh nghiệp nhà nước. Chúng tôi hy vọng những thông tin xoay quanh khái niệm doanh nghiệp nhà nước là gì đề cập trong bài viết này này đã mang lại cho các bạn nguồn tham khảo hữu ích.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín