viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dược phẩm là gì? Thực trạng phát triển ngành dược phẩm Việt Nam

Có thể nói, dược phẩm là một loại hàng hóa quan trọng, không thể thiếu đối với một quốc gia và toàn thế giới. Trong bài viết này, Luận Văn 99 sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về dược phẩm thông qua khái niệm dược phẩm là gì, vai trò và đặc điểm cũng như lịch sử và thực trạng phát triển ngành dược phẩm ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Dược phẩm là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, dược phẩm hay còn được gọi là thuốc có hai thành phần cơ bản là thuốc Tân dược và thuốc Y học cổ truyền. Chúng phải đảm bảo được sự an toàn, hiệu quả và có chất lượng tốt với thời hạn sử dụng và sử dụng đúng liều lượng theo chỉ dẫn.

Tại Việt Nam, theo luật dược (14/6/2005) thì dược phẩm được hiểu như sau: Dược là thuộc và các hoạt động liên quan đến thuốc. Trong đó, thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất sử dụng cho con người nhằm mục đích phòng, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh các chứng năng sinh lý của cơ thế, như: thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, sinh phẩm y tế,…

Khái niệm dược phẩm tại Việt Nam có đôi nét khác biệt so với khái niệm dược phẩm ở các nước khác như Mỹ hay EU. Tại các quốc gia này, các thiết bị y tế như dụng cụ tránh thai, sinh phẩm, hóa chất trị liệu cũng được coi là dược phẩm.

duoc_pham_la_gi_luanvan99
Khái niệm dược phẩm là gì?

Đặc điểm của dược phẩm là gì?

Dược phẩm là một loại hàng hóa nên nó mang đầy đủ các thuộc tính của hàng hóa, giá trị của chúng tuân thủ theo quy luật cung-cầu trên thị trường. Việc sản xuất và cung ứng dược phẩm cũng bị chi phối bởi các quy luật kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh,…

Ngoài ra, dược phẩm cũng có một số đặc trưng riêng sau:

Dược phẩm là hàng hóa đặc biệt, nó có liên quan trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe của con người. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất của mặt hàng thuốc so với các loại hàng hóa khác. Do vậy để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân và làm lành mạnh thử trường thuốc, hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc cần có sự quản lí, kiểm tra chặt chẽ của Bộ Y tế, Bộ Thương mại và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tránh trường hợp nhập khẩu hàng quá hạn dùng, hàng nhập lậu, nhập khẩu và sản xuất hàng kém chất lượng, hàng giả.

Thứ hai là sản phẩm ngành dược không có sản phẩm thay thế. Bên cạnh đấy thuốc được sử dụng một cách đặc biệt dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Do đó trong quá trình tiếp thử và phân phối thuốc phải nhằm cả hai mục đích: một mặt hướng dẫn người tiêu dùng, mặt khác phải mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy lực lượng bán hàng và các thành viên trong kênh phân phối phải là những người có chuyên môn y tế và nghiệp vụ marketing.

Thuốc có quy định chặt chẽ về thời hạn sử dụng, liều dùng, công dụng. Vì thế cần phải chú ý tới hạn sử dụng của thuốc và thực hiện tốt công tác dự trữ và bảo quản thuốc.

Nhu cầu tiêu dùng cũng như tác dụng sử dụng của thuốc rất đa dạng. Thuốc có loại để chữa bệnh, có loại để tăng cường sức đề kháng của cơ thể bồi bổ sức khỏe. Ngày nay nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe càng được nhân dân quan tâm hơn khiến cho nhu cầu về mặt hàng thuốc cũng gia tăng.

Tính xã hội cao. Dược phẩm là loại hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Dược phẩm cần được đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, sử dụng đúng liều lượng theo chỉ dẫn, tiết kiệm. Vì vậy, nó cần sự quản lý và hỗ trợ chặt chẽ của Nhà nước, các bộ ngành trong việc nghiên cứu, kinh doanh, xuất nhập khẩu cũng như phân phối để đảm bảo tính xã hội và tính nhân đạo khi sử dụng thuốc.

Hàm lượng chất xám cao và yêu cầu trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Để chế tạo một loại thuốc mới, cần sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau như hóa học, sinh học,… và cả tin học cũng như các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu và sản xuất thuốc.

Nghiên cứu và phát triển dược phẩm cần chi phí đầu tư khổng lồ. Để phát minh ra một loại thuốc mới và đưa vào sử dụng cần thời gian trung bình là 10 năm với chi phí từ 250-300 triệu USD và xác suất thành công chỉ khoảng 1/10.000 đến 1/1000. các loại thuốc mới cần sử dụng lâm sàng trên khoảng 10.000 người trước khi đưa vào sử dụng đại trà. Do đó, việc nghiên cứu các loại thuốc mới phần lớn được tiến hành ở các quốc gia phát triển, các nước đang phát triển chỉ xuất khẩu dược liệu và mua lại bản quyền sản xuất thuốc từ các hãng dược phẩm lớn hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Dược phẩm là ngành kinh doanh mang tính độc quyền cao và thu được nhiều lợi nhuận. Các loại thuốc mới trên thị trường thường là sản phẩm sở hữu độc quyền công nghệ mà các hãng đã đầu tư chi phí để nghiên cứu và sản xuất nên chúng có giá rất đắt, giúp các hãng này thu được lợi nhuận siêu ngạch nhanh chóng nhằm thu lại chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu đã bỏ ra.

dac_diem_cua_duoc_pham_luanvan99
Đặc điểm của dược phẩm là gì?

Vị trí, vai trò của dược phẩm là gì?

Mong muốn và ước vọng trên hết của mỗi con người là được khỏe mạnh, không có bệnh tật, vì vậy mỗi khi có một căn bệnh, dịch bệnh phát sinh là một sự lo lắng của bản thân, gia đình và xã hội, thậm chí có nhiều dịch bệnh còn gây ra sự sợ hãi cho cả nhân loại.

Một dân tộc trên thế giới muốn tồn tại và phát triển tới đỉnh cao của xã hội văn minh thì mỗi công dân của dân tộc đó phải khỏe mạnh, không bệnh tật, đất nước không bị các dịch bệnh hoành hành. Vì vậy Chính phú của mỗi quốc gia đều có những kế hoạch, chiến lược bảo vệ sức khỏe cho dân tộc mình. Nhưng dịch bệnh phát sinh không theo biên giới, nhất là trong một thời gian rất ngắn. Do vậy một kế hoạch phòng và chữa bệnh không chỉ trong phạm vi của một quốc gia mà nhiều khi phải mang tính toàn cầu.

Muốn phòng và chữa bệnh có hiệu quả cần phải có một nền y học phát triển trên mọi phương diện: Chính sách y tế của Nhà nước, trình độ y dược học cao, nhận thức về sức khỏe của xã hội đồng đều. Những vấn đề trước hết là phải có đủ thuốc và các phương tiện chữa bệnh. Khi không có đủ thuốc chữa bệnh sẽ không ngăn chặn được bệnh tật ngay từ đầu, bệnh tật sẽ phát triển ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và đồng bộ đã giúp nền y học thế giới có những tiến bộ vượt bậc, nhiều căn bệnh nan y trước đây tưởng như không phương cứu chữa nay đã bị loại trừ. Nhiều bệnh hiểm nghèo đã nằm trong tầm tay của các thầy thuốc. Có được những thành tựu này là do nền y học có các phương tiện hiện đại và có những phương thuốc đặc hiệu.

Mỗi một quốc gia trên thế giới hiện nay đều có nền y học của mình tồn tại dưới hai hình thức: Y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc. Để phòng và chữa bệnh cho nhân dân thì tùy từng trường hợp và điều kiện cụ thể mà có những phương thức điều trị thích hợp. Nhưng xu hướng chung hiện nay của các nước là kết hợp hai hình thức đó.

Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp của các nước rất khác nhau, đặc biệt là công nghiệp hóa dược (ngành công nghiệp sản xuất ra nguyên liệu làm thuốc) và lịch sử y học cổ truyền của các dân tộc. Do nhu cầu và vi lợi ích chung của nhân loại nên trình độ và kinh nghiệm chữa bệnh của các nước thường xuyên được trao đổi, việc phòng và chữa bệnh cũng gần như không có biên giới. Chính vì vậy mà thuốc chữa bệnh, các nguyên liệu làm thuốc, các y cụ được giao lưu rộng rãi khắp thế giới. Do vậy khi một quốc gia có nền y dược học phát triển thì không những đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe dân tộc mình mà còn đem lại một nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn thông qua con đường xuất khẩu.

Thực tế cho thấy trong những năm gần đây các quốc gia trên toàn thế giới đã phải hợp tác với nhau để chống lại những căn bệnh thế kỷ, những đại dịch toàn cầu. Có những căn bệnh cho đến giờ phút này toàn thể nhân loại vẫn chưa tìm được phương thuốc điều trị hữu hiệu như AIDS hay những đại dịch dù đã được dập tắt nhưng vẫn còn để lại nỗi kinh hoàng cho toàn thể nhân loại như đại dịch SARS. Nó không chỉ cướp đi sinh mệnh của hàng ngàn con người trên thế giới, làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt thường nhật, gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho các Chính phủ và mỗi người dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của mỗi quốc gia, tới giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới. 

vai_tro_cua_duoc_pham_luanvan99
Vị trí, vai trò của dược phẩm là gì?

Xem thêm:

Marketing dược là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing dược phẩm

Sự hình thành và phát triển của ngành dược Việt Nam

Dược phẩm là một ngành tuy chỉ mới phát triển tại Việt Nam trong ít năm trở lại đây, tuy nhiên, trên thực tế ngành dược phẩm đã có một lịch sử phát triển lâu đời tại Việt Nam. Từ thời Vua Hùng dựng nước, ông cha ta đã biết tìm kiếm và phát hiện ra những loại thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng phòng, chữa bệnh hay bảo vệ sức khỏe, ví như ăn gừng để trị ho, ăn lá tía tô để trị rối loạn tiêu hóa, ăn trầu để chống rét và bảo vệ răng… 

Lịch sử đã ghi chép lại, vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN, tại nước ta đã có hàng trăm vị thuốc được phát hiện và đưa vào khai thác sử dụng như: gừng gió, sắn dây, nghệ, củ gấu, trầm hương, quả giun, quả trám, mật ong, tắc kè, tê giác… 

Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, một số thầy thuốc Trung Quốc đã đến Việt Nam và mang theo các loại thuốc Bắc, đồng thời họ cũng sử dụng các loại cây thuốc theo kinh nghiệm của nhân dân ta lúc bấy giờ để chữa bệnh. Và vì thế, trong thời kỳ này, ở nước ta tồn tại song song hai loại thuốc là thuốc Tây và thuốc Bắc. Cũng có thể nói rằng, nền y - dược Trung Hoa đã góp một phần vào sự phát triển của nền y - dược nước ta.

Dưới các triều đại nhà Đinh, Tiền, Lê đến hết thời đại nhà Nguyễn, nên y - dược Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển các vị thuốc Bắc, thuốc Nam và ghi nhận tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng làm rạng danh cho nền y học cổ truyền Việt Nam như: Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Quang Lương, Hoàng Đôn Hòa…

lich_su_phat_trien_cua_nganh_duoc_pham_viet_nam_luanvan99
Sự hình thành và phát triển của ngành dược Việt Nam

Trong những năm bị xâm lược bởi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người Pháp đã du nhập vào Việt Nam nền y học hiện đại phương Tây. Và từ đây, ba nguồn thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh ở nước ta gồm có: Thuốc Bắc, thuốc Nam và thuốc Tây. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, thuốc Tây nhập khẩu chỉ được dùng cho quan lại, thực dân.

Trong thời kỳ bao cấp, thuốc được sản xuất và cung ứng theo kế hoạch và giá bao cấp của Nhà nước. Người dân được đảm bảo nhu cầu thiết yếu về thuốc cho công tác phòng chống và chữa bệnh. Tuy nhiên, mức tiêu dùng thuốc bình quân/ người ở thời kỳ này còn rất thấp, rơi vào khoảng 0.5 USD/ người/ năm.

Vào giai đoạn cuối những năm 80 đầu những năm 90, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nền bao cấp trong sản xuất kinh doanh thuốc được nhà nước xóa bỏ. Thuộc tính hàng hóa của thuốc đã được công nhận và đồng thời giá cả của chúng cũng phản ánh theo đúng quy luật cung - cầu trên thị trường. 

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của ngành dược Việt Nam đã tăng đáng kể so với tốc độ phát triển của toàn nền công nghiệp và ngành dược được dự đoán sẽ trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta trong thời gian tới. 

Đặc điểm của ngành dược phẩm Việt Nam

Ngành dược Việt Nam là một khối thống nhất từ quản lý Nhà nước, sản xuất, lưu thông, phân phối, xuất nhập khẩu thuốc đến đào tạo nhân lực dược. Ngành dược Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc) trực thuộc Bộ Y tế. Cục quản lý dược có trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến dược phẩm như sản xuất, kinh doanh, phân phối… Các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất dược phẩm thực hiện mục tiêu phát triển của mình phải dựa trên cơ sở chính sách của Nhà nước và của Bộ Y tế. 

quan_ly_nha_nuoc_ve_duoc_pham_luanvan99Bộ máy quản lý nhà nước về dược phẩm

Ngành dược Việt Nam chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc cung ứng thuốc từ nguyên liệu đến thành phẩm để đưa vào lưu thông phân phối cho người sử dụng. Các công ty Nhà nước chiếm vai trò quan trọng đặc biệt trong việc cung ứng thuốc cho những người dân có thu nhập thấp. Đồng thời, việc sản xuất, nhập khẩu thuốc cũng do các công ty Nhà nước đảm trách. Các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp dược ở Việt Nam nhưng chủ yếu vẫn chỉ tham gia vào quá trình kinh doanh, phân phối thuốc.

Dược phẩm là một lĩnh vực có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người. Đảm bảo dược phẩm trong nước sẽ là yếu tố tiền đề để một quốc gia phát triển các lĩnh vực khác. Luận Văn 99 hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin  xoay quanh khái niệm Dược phẩm là gì và thực trạng phát triển của ngành dược phẩm Việt Nam đề cập trong bài viết này hữu dụng trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu bạn đang làm luận văn về dược phẩm và cần hỗ trợ, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi ngay nhé.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín