Trong nền kinh tế chính trị Karl Marx, giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trong tâm vô cùng quan trọng. Và cũng tương tự như nhiều khái niệm triết học khác, đối với rất nhiều người, khái niệm giá trị thặng dư cũng khá trừu tượng và hơi khó hiểu. Chính vì vậy, trong bài viết này Luận Văn 2S sẽ giúp bạn hiểu hơn về giá trị thặng dư là gì? Cũng như các vấn đề xung quanh khái niệm này. Cùng bắt đầu nhé!
Giá trị thặng dư chính là phần giá trị được công nhân lao động làm thuê sản sinh ra vượt qua mức giá trị sức lao động của họ. Tuy nhiên phần vượt ra này đã bị các nhà tư bản chiếm hết. Đối với hoạt động sản xuất, các nhà tư bản cần phải chi vào tư liệu sản xuất cũng như mua sức lao động. Mục đích của việc chi tiền này là để thu được một số tiền dôi ra ngoài ra số tiền họ đã bỏ qua trong quá trình sản xuất. Phần dôi ra được gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là gì?
Phần giá trị thặng dư này đã được Mác nghiên cứu ở dưới góc độ là hao phí lao động. Trong đó những người công nhân làm thuê phải sản xuất ra nhiều giá trị hơn chi phí họ phải trả. Đây cũng là một yếu tố được quy định bởi tiền lương tối thiểu đủ cho họ sinh sống với bản chất là người lao động. Thêm vào đó với Mác sự bóc lột lao động này chỉ có thể được loại bỏ bằng cách nhà tư bản trả cho họ toàn bộ những giá trị mới được tạo ra.
Bản chất của giá trị thặng dư chính là người sở hữu tư liệu sản xuất bóc lột công sức người lao động của người sở hữu hàng hoá sức lao động để tạo ra nhiều thặng dư hơn cho mình. Hay nói cách khác, bản chất giá trị thặng dư là mối quan hệ bóc lột giữa nhà tư bản và người làm thuê. Việc nhà tư bản bóc lột công nhân (người lao động) càng nhiều đồng nghĩa với giá trị thặng dư được tạo ra càng cao. Chính vì thế người nghèo sẽ cứ nghèo mãi còn người giàu sẽ cứ giàu mãi.
Bản chất giá trị thặng dư
Để giúp bạn đọc có thể “mường tượng” rõ hơn về khái niệm giá trị thặng dư là gì. Cùng tham khảo một ví dụ cụ thể dưới đây:
Một công nhân lao động làm việc trong một giờ sẽ tạo ra được giá trị sản phẩm tương đương mức giá là 2000 đồng. Nhưng đến giờ lao động thứ hai trở đi thì dựa trên cơ sở sức lao động thứ nhất đã bỏ ra, người công nhân sẽ làm ra được giá trị tương đương với 3000 đồng. Số tiền chênh lệch 2000 đồng đó sẽ là giá trị thặng dư sức lao động.
Giá trị thặng dư sẽ không giữ nguyên trong mọi chu kỳ sản xuất kinh doanh mà nó sẽ thay đổi do ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau như:
Nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực kinh tế thì công thức T - H - T’ cho thấy dù là tổ chức hay cá nhân. Bạn chỉ cần có tiền vốn và áp dụng được trong quá trình sản xuất kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp đều sẽ sinh ra lời. Công cụ sinh lời chính là đồng tiền. Khi đầu tư kinh doanh thì bất cứ ai cũng sẽ trở thành một nhà tư bản thực thụ nếu bạn biết cách đầu tư trong sản xuất kinh doanh.
Và cho dù đang ở trong xã hội nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải tìm cách để giá trị thặng dư được gia tăng. Hiện nay việc áp dụng đầu tư vào máy móc, thiết bị,công nghệ và sử dụng tri thức vào trong sản xuất sẽ giúp bạn gia tăng được thêm phần giá trị thặng dư. Vì con người ở thời đại nào cũng sẽ cần phải tồn tại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
Có thể bạn quan tâm:
➢ Tiểu luận Triết học là gì? Cách viết một bài tiểu luận Triết học
➢ 101 Đề Tài Tiểu Luận Triết Học Cao Học Hay & Dễ Làm
Tỷ suất giá trị thặng dư chính là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến. Hay hiểu một cách đơn giản, tỷ suất giá trị thặng dư thể hiện mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.
Khái niệm tỷ suất giá trị thặng dư là gì?
Ta có công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư như sau:
m’ = (m / v) * 100% |
Trong đó:
m’: Tỷ suất giá trị thặng dư
m: Giá trị thặng dư thu được
v: Tư bản khả biến
Ví dụ:
Một người lao động làm việc 8h/ ngày và 4h là thời gian lao động tất yếu thì:
m’ = 4/4 * 100% = 100%
-> Tỷ suất thặng dư là 100%
Đọc đến đây thì chắc chắn bạn đã hiểu hết được khái niệm giá trị thặng dư rồi đúng không nào. Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu những phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư nhé. Hiện nay có 02 phương pháp chủ yếu để sản xuất ra giá trị thặng dư đó là: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối:
Giá trị thặng dư tuyệt đối chính là phần giá trị thặng dư thu được bằng việc kéo dài thêm ngày lao động vượt qua giới hạn thời gian lao động mặc định. Theo đó thời gian lao động kéo dài nhưng thời gian lao động thường ngày vẫn không đổi nên làm cho thời gian lao động thặng dư tăng lên. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chính là cơ sở chúng của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hơn nữa đây còn là thời điểm mà trình độ thủ công vẫn tồn tại, năng suất lao động còn thấp. Với lòng tham vô hạn, các nhà tư bản đã dùng đủ mọi chiêu trò để bóc lột sức lao động của người lao động. Tuy nhiên như bạn cũng có thể nhận thấy sức lao động hoàn toàn có hạn. Chính vì vậy đã có những cuộc đình công của người lao động được diễn ra, họ mong muốn được tăng lương và giảm giờ làm nên sự bóc lột này cũng có phần giảm nhẹ hơn.
Thêm một hình thức khác nữa của phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chính là tương cường độ lao động. Vì khi tăng cường độ lao động bản chất nó cũng giống như việc kéo dài thời gian lao động trong ngày nhưng thời gian lao động cần thiết lại không đổi.
Khác với tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động bằng cách tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động xã hội với ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng sẽ làm cho giá trị sức lao động cũng giảm xuống theo. Và từ đó thời gian lao động cần thiết cũng giảm.
Khi mà độ dài của ngày lao động không đổi, phần thời gian lao động cần thiết cũng giảm theo sẽ tăng được thời gian lao động thặng dư. Rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng việc hạ thấp giá trị sức lao động. Tăng thời gian lao động thặng dư lên với điều kiện cường độ và thời gian lao động không thay đổi.
Trên đây là một số chia sẻ về giá trị thặng dư là gì mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Sau khi tìm hiểu xong chắc hẳn bạn cũng sẽ thấy cả hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối đều hoàn toàn có thể áp dụng vào trong nền kinh tế. Đồng thời đây cũng chính là tiền đề để các doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, tăng trưởng và tăng quy mô ngày càng lớn mạnh hơn.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín