viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giảm phát là gì? Nguyên nhân, hậu quả & giải pháp đối phó với lạm phát

Giảm phát và lạm phát là các thuật ngữ kinh tế vĩ mô thường gặp trong quá trình phân tích tình hình kinh tế của một nền kinh tế. Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bản chất của lạm phát là gì. Trong bài viết này, Luận Văn 99 sẽ cùng bạn tìm hiểu thuật ngữ còn lại: Giảm phát là gì? Nguyên nhân gây ra giảm phát và những tác động của nó đến nền kinh tế như thế nào? Hay lạm phát hay giảm phát thì có lợi hơn đối với nền kinh tế? Lạm phát và giảm phát cái nào nguy hiểm hơn... Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này.

Giảm phát là gì?

Khái niệm giảm phát là gì?

Giảm phát (Tiếng Anh: Deflation) chỉ sự suy giảm chung của mức giá cả hàng hóa và dịch vụ, thường liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng. Nó cũng có thể được gọi là lạm phát âm vì tỷ lệ dưới 0%. Nói một cách đơn giản hơn, giảm phát dẫn đến việc người tiêu dùng có thể mua nhiều hơn những gì họ có thể trước đây với cùng một số tiền. Sự giảm giá chung này có thể được coi là một điều tốt vì nó mang lại cho người tiêu dùng sức mua lớn hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giảm phát kéo dài hoàn toàn gây ra bất lợi cho nền kinh tế. Nó có thể dẫn đến suy thoái, bất ổn hoặc thậm chí là tàn phá nền kinh tế.

Những thay đổi về giá tiêu dùng có thể đo lường thông qua số liệu thống kê kinh tế được tổng hợp ở hầu hết các quốc gia bằng các so sánh những thay đổi của một số hàng hóa và sản phẩm đa dạng với một chỉ số đó là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây là chỉ số được tham chiếu phổ biến nhất để đánh giá tỷ lệ lạm phát, một khi chỉ số này trong một thời kỳ thấp hơn so với thời kỳ trước, tức là mức giá chung đã giảm cho thấy nền kinh tế đang trải qua lạm phát.

giam_phat_la_gi_luanvan99
Khái niệm giảm phát là gì?

Ví dụ về giảm phát

Để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về lạm phát là gì cũng như những ảnh hưởng mà nó gây ra đối với một nền kinh tế, hãy cùng theo dõi ví dụ dưới đây:

Có lẽ ví dụ “khét tiếng” nhất về giảm phát phải kể đến đó chính là cuộc Đại suy thoái ở Hoa Kỳ, bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào ngày 4 tháng 9 năm 1929. Tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ Đại suy thoái lên tới gần 25%. Tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tức là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, giảm xuống dưới 0% trong những năm 1930-1933. Điều này có nghĩa là giá trị sản xuất của Hoa Kỳ ngày càng giảm.

Cuộc Đại suy thoái là một ví dụ rõ ràng về cách thức hoạt động của vòng xoáy giảm phát đi xuống. Và phải đến khi các chính sách tài khóa của Tổng thống Franklin D. Roosevelt khởi động thì lạm phát mới bắt đầu tăng trở lại, đi kèm với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng GDP.

Bạn đang gặp khó khăn trong thực hiện bài tiểu luận, luận văn về đề tài giảm phát? Bạn cần sự hỗ trợ từ một chuyên viên học thuật có trình độ? Hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp của Luận Văn 99. Chi tiết XEM TẠI ĐÂY

Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?

Có nhiều lý do khiến giảm phát xảy ra, dưới đây là những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng nhất:

#1 Thay đổi cấu trúc thị trường vốn

Khi nhiều công ty khác nhau đang bán cùng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, họ thường có xu hướng hạ giá sản phẩm như một biện pháp để cạnh tranh với đối thủ. Khi nền kinh tế thay đổi cấu trúc giúp cho các công ty tiến cận với thị trường vốn và thị trường vốn cổ phần một cách dễ dàng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp mới hoặc cải thiện năng suất. Tuy nhiên, khi nguồn vốn được sử dụng để tăng năng suất cao, các doanh nghiệp cần giảm giá sản phẩm để thể hiện nguồn cung sản phẩm tăng, từ đó dẫn đến giảm phát.

#2 Tăng năng suất

Các giải pháp sáng tạo và quy trình mới giúp tăng hiệu quả sản xuất, điều này dẫn đến giá thành thấp hơn. Mặc dù một số đổi mới chỉ ảnh hưởng đến năng suất của một số ngành nhất định, nhưng có những đổi mới có thể ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế.

nguyen_nhan_gay_ra_giam_phat_luanvan99Nguyên nhân dẫn đến giảm phát - Tăng năng suất 

#3 Giảm cung tiền tệ

Nguồn cung tiền tệ nói chung giảm do các hành động của các ngân hàng trung ương, thường là với mục đích rõ ràng là kiểm soát lạm phát. Tương tự với chi tiêu cho tín dụng là một thực tế của cuộc sống trong nền kinh tế hiện đại, khi các chủ nợ rút tiền cho ngân hàng vay, người tiêu dùng và doanh nghiệp phải chi tiêu hạn chế hơn từ đó buộc người bán phải hạ giá sản phẩm để tăng doanh số.

#4 Các biện pháp thắt lưng buộc bụng

Giảm phát có thể là kết quả của việc giảm chi tiêu của chính phủ, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng, có nghĩa là việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ có thể dẫn đến các giai đoạn giảm phát đáng kể.

nguyen_nhan_gay_ra_giam_phat_luanvan991Nguyên nhân dẫn đến giảm phát - Giảm cầu

#5 Xoắn ốc giảm phát (Giảm phát liên tục)

Một khi giảm phát kéo dài, rất khó để đưa nền kinh tế vào tầm kiểm soát. Trong thực tế, một khi giảm phát xuất hiện sẽ trở nên dai dẳng phức tạp khó kiểm soát. Do đó, mấu chốt chính là sự tự củng cố. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng và doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu, vòng xoáy giảm phát cứ thế tiếp tục. 

Ảnh hưởng của giảm phát là gì?

Có thể nói, giảm phát là một cơn ác mộng khủng khiếp đối với mọi nền kinh tế, ảnh hưởng của giảm phát có thể kể đến như:

Doanh thu kinh doanh bị giảm

Các doanh nghiệp phải giảm đáng kể giá sản phẩm của mình để duy trì tính cạnh tranh với thủ và kéo theo việc giảm doanh thu. Khi tình trạng này kéo dài đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần phải ngày càng giảm giá khi thời kỳ giảm phát tiếp tục. Mặc dù hoạt động với hiệu quả sản xuất được cải thiện, nhưng tỷ suất lợi nhuận của họ cuối cùng vẫn không ngừng giảm xuống.

Cắt giảm lương và sa thải nhân viên

Khi doanh thu bắt đầu giảm, các công ty cần tìm cách giảm chi phí để cân bằng lợi nhuận. Doanh nghiệp tìm cách cắt giảm chi phí bằng việc giảm lương nhân viên hoặc sa thải nhân công. Tuy nhiên, điều này chỉ làm trầm trọng thêm chu kỳ lạm phát, vì nhiều người tiêu dùng sẽ có ít tiền để chi tiêu hơn. 

anh_huong_cua_giam_phat_luanvan99
Những ảnh hưởng mà giảm phát gây ra đối với nền kinh tế là gì?

Thay đổi trong chi tiêu của khách hàng

Có thể nói, mối quan hệ giữa giảm phát và chi tiêu của người tiêu dùng rất phức tạp và thường khó dự đoán. Khi nền kinh tế trải qua thời kỳ giảm phát, khách hàng thường tận dụng giai đoạn này để mua về nhiều sản phẩm hơn vì chúng có giá thành rẻ hơn thông thường nên chi tiêu của họ sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tìm cách củng cố lợi nhuận bằng cách sa thải nhân viên hoặc giảm lương, người tiêu dùng từ đó sẽ bị giảm thu nhập của mình nên họ buộc phải giảm chi tiêu của mình. Khi chi tiêu giảm, chu kỳ giảm phát cũng trở nên tồi tệ hơn. 

Giảm cổ phần trong các khoản đầu tư

Khi nền kinh tế trải qua một đợt giảm phát, các nhà đầu tư chọn cách giữ tiền mặt như một cách đầu tư thông minh. Họ cũng nhận ra lãi suất ngân hàng mà các nhà đầu tư kiếm được giảm đáng kể nên họ sẽ chọn cách giảm số tiền chi tiêu của mình đến mức tối thiểu. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư khác có thể mang lại lợi nhuận âm hoặc bị biến động mạnh vì các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng và không công bố lợi nhuận. Do đó, các nhà đầu tư chọn cách bán cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán  bị sụt giảm đáng kể.

Giảm tín dụng

Khi tình trạng giảm phát bùng phát, các công ty cho vay tài chính nhanh chóng bắt đầu thực hiện các hoạt động cho vay vì nhiều lý do. Trước hết, do các tài sản như nhà ở giảm giá trị, khách hàng không thể trả nợ bằng cùng một tài sản thế chấp. Trong trường hơp này, ngân hàng sẽ không thể thu hồi toàn bộ khoản đầu tư thông qua việc tịch thu tài sản. Ngoài ra, khi tình hình tài chính thay đổi, các ngân hàng có thể cố gắng giảm lãi suất để khuyến khích khách hàng vay và chi tiêu nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm:

➢ Hướng dẫn cách viết luận văn thạc sĩ Tài Chính - Ngân hàng chuẩn nhất 2021

Một số biện pháp đối phó với giảm phát

Dưới đây là một số cách đối phó với giảm phát phổ biến:

Giảm giới hạn dự trữ ngân hàng

Trong hệ thống ngân hàng dự trữ phân đoạn các ngân hàng sử dụng tiền gửi để tạo ra các khoản vay mới. Theo quy định, các ngân hàng dự trữ chỉ được phép làm như vậy trong phạm vi giới hạn dự trữ. Giới hạn đó thường được đặt ở mức khoảng 5-10%.

Hoạt động thị trường mở

Các ngân hàng trung ương có thể kích thích tăng cung tiền và khuyến khích mọi người chi tiêu nhiều hơn bằng cách mua chứng khoán quỹ trên thị trường mở và đổi lại, phát hành tiền mới cho người bán. Giống như bất kỳ hàng hóa nào khác, giá tiền được xác định bởi cung và cầu của nó. Nếu cung tiền tăng lên, nó sẽ bị mất giá.

Giảm lãi suất mục tiêu

Các ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất mục tiêu đối với các khoản tiền ngắn hạn được cho vay trong và ngoài khu vực tài chính. Việc hạ lãi suất làm cho việc vay tiền trở nên rẻ hơn và khuyến khích đầu tư mới bằng cách sử dụng tiền đi vay. Nó cũng khuyến khích các cá nhân mua nhà hoặc các tài sản khác bằng cách giảm chi phí hàng tháng.

Nới lỏng định lượng

Khi lãi suất danh nghĩa được hạ xuống hoàn toàn bằng 0, các ngân hàng trung ương phải sử dụng các công cụ tiền tệ độc đáo. Nới lỏng định lượng là khi chứng khoán tư nhân được mua trên thị trường mở, ngoài kho bạc. Điều này không chỉ bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính mà còn làm tăng giá của các tài sản tài chính, khiến chúng không giảm thêm nữa.

Lãi suất âm

Một công cụ độc đáo khác là đặt lãi suất danh nghĩa âm. Chính sách lãi suất âm có nghĩa là người gửi tiền phải trả thay vì nhận lãi từ tiền gửi. Khi việc gửi tiền tại ngân hàng trở nên tốn kém, người dân sẽ có xu hướng sử dụng số tiền mình có vào việc tiêu dùng hoặc đầu tư vào các tài khoản hay dự án thu được lợi nhuận tích cực hơn.

Tăng chi tiêu của chính phủ

Các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes ủng hộ việc sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy tổng cầu và kéo một nền kinh tế ra khỏi thời kỳ giảm phát. Nếu các cá nhân và doanh nghiệp ngừng chi tiêu, thì sẽ không có động lực để sản xuất và tuyển dụng người lao động. Chính phủ có thể tham gia với tư cách là người chi tiêu cuối cùng để duy trì hoạt động sản xuất và việc làm. Chính phủ thậm chí có thể vay tiền để chi tiêu bằng cách gây ra thâm hụt tài chính. Lúc này, các doanh nghiệp và nhân viên sẽ sử dụng số tiền chính phủ đó để chi tiêu và đầu tư cho đến khi giá bắt đầu tăng trở lại theo nhu cầu.

Cắt giảm thuế suất

Nếu các chính phủ cắt giảm thuế, một nguồn thu nhập lớn sẽ nằm trong túi các doanh nghiệp và nhân viên của họ và chi tiêu số tiền mà trước đây dành cho thuế. Một rủi ro của việc giảm thuế trong thời kỳ suy thoái là doanh thu từ thuế tổng thể sẽ giảm xuống, điều này có thể buộc chính phủ phải cắt giảm chi tiêu và thậm chí ngừng hoạt động của các dịch vụ cơ bản.

Sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát là gì?

Lạm phát và giảm phát là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong Kinh tế học vĩ mô. Hai hiện tượng này hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều trải qua. Có thể nói, lạm phát và giảm phát là hai mặt của một đồng tiền xu. Vậy sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát là gì? Cùng theo dõi ngay sau đây 

  • Lạm phát dẫn đến giảm giá trị của tiền. Ngược lại giảm phát dẫn đến tăng giá trị của tiền.
  • Tỷ lệ lạm phát vừa phải có lợi cho nền kinh tế. Mặt khác, giảm phát làm cho nền kinh tế xấu đi.
  • Lạm phát được coi là có lợi cho người sản xuất, trong khi giảm phát được coi là có lợi cho người tiêu dùng.
  • Tỷ lệ Lạm phát 2% được coi là lành mạnh cho nền kinh tế, trong khi tỷ lệ lạm phát là âm (dưới 0%) trong thời kỳ giảm phát gây hại cho nền kinh tế.
  • Lạm phát chủ yếu do các yếu tố cung và cầu gây ra. Mặt khác, giảm phát do các yếu tố cung tiền và tín dụng gây ra.
  • Lạm phát dẫn đến phân phối tiền không đồng đều. Ngược lại giảm phát dẫn đến giảm chi tiêu và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Xem thêm:

Lạm phát là gì? Tổng quan về lạm phát ở Việt Nam

Chúng ta sẽ tổng hợp một số điểm khác biệt giữa lạm phát và giảm phát thông qua bảng so sánh sau:

Cơ sở so sánh

Lạm phát

Giảm phát

Định nghĩa

Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế

Giảm phát được gọi là sự giảm giá của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế

Nguyên nhân

  • Dư thừa tiền: Khi cung tiền trong nước tăng trên mức tăng trưởng kinh tế, giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống.
  • Cầu kéo: Các nhà cung cấp có thể tăng giá hàng hóa / dịch vụ do nhu cầu về chúng tăng lên.
  • Chi phí đẩy: Khi các công ty đối mặt với chi phí sản xuất tăng lên, họ có thể tăng giá hàng hóa để duy trì tỷ suất lợi nhuận
  • Sản xuất hiệu quả: Giá cả hàng hóa / dịch vụ giảm xuống do sự đổi mới công nghệ.
  • Cung tiền tệ giảm: Điều này sẽ dẫn đến việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ để làm cho sản phẩm có giá cả phù hợp với đại chúng.

Lợi ích

Lạm phát ở mức vừa phải được coi là tốt cho nền kinh tế. Lạm phát được coi là có lợi cho người sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Giảm phát được coi là có hại cho nền kinh tế. Giảm phát được coi là có lợi cho người tiêu dùng.

Tác động

Lạm phát dẫn đến giảm sức mua của đồng tiền. Đồng thời, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ tăng lên do lạm phát

Giảm phát dẫn đến tăng sức mua của đồng tiền. Đồng thời, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ giảm trong giảm phát.

Hậu quả 

Phân phối thu nhập không đồng đều do lạm phát

Giảm phát dẫn đến giảm đầu tư và chi tiêu của các doanh nghiệp, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

Một chút giảm phát có thể là yếu tố tốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhìn trong bức tranh toàn cảnh khi giảm phát bùng phát mạnh sẽ gây ra khủng hoảng và suy thoái tài chính. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ xoay quanh khái niệm “giảm phát là gì” đề cập trong bài viết này đã giúp ích cho bạn đọc trong học tập, công việc và cuộc sống.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín