viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hàng hóa là gì? Lý luận về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa là một trong những phạm trù quan trọng của lịch sử. Hiểu rõ về bản chất hàng hóa là gì sẽ là tiền đề để chúng ta nắm bắt được các quy luật quan trọng liên quan đến kinh tế, chính trị. Để hiểu rõ hơn về nội dung liên quan đến hàng hóa như khái niệm, thuộc tính của hàng hóa và mối quan hệ của chúng, hãy cùng với Luận Văn 99 theo dõi bài viết sau.

Hàng hóa là gì?

Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, chúng ta đã và đang trải qua 02 kiểu tổ chức kinh tế là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Và phạm trù lịch sử “hàng hóa” tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa. Về mặt bản chất, hàng hóa dùng để chỉ bất kỳ thứ vật chất nào có giá trị nội tại của riêng nó, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và có thể quy đổi thành tiền hoặc các hàng hóa và dịch vụ khác thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hoá là sản phẩm của lao động, hàng hóa có thể được sử dụng bởi một cá nhân hay một nhóm người.

Hàng hóa có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu thức khác nhau như: hàng hóa hữu hình (lương thực, thực phẩm, sắt thép, máy móc…); hàng hóa vô hình (dịch vụ vận tải, dịch vụ thương mại, dịch vụ của bác sĩ, giáo viên, nghệ sĩ…); hàng hóa thông thường; hàng hóa đặc biệt; hàng hóa thiết yếu… 

Trong kinh tế chính trị Mác - Lenin, hàng hóa (Tiếng Anh: Commodity) được định nghĩa là  sản phẩm của lao động thông qua hoạt động trao đổi, mua bán. Hàng hóa là một vật thể bên ngoài chúng ta, nó có thể là các sản phẩm hữu hình như sắt thép, sách vở, xe cộ,…hay sản phẩm vô hình như sức lao động. Các Mác cũng cho rằng, hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng và có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua các tính chất của nó.

Một đồ vật khi trở thành hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu sau:

  • Tính ích dụng như tiện ích, tiện dụng với người sử dụng.
  • Giá trị kinh tế, tức là chi phí bởi lao động hay hao phí lao động để tạo ra được một sản phẩm.
  • Sự hạn chế để đạt được nó hay độ khan hiếm.

hang_hoa_la_gi_luanvan99
Khái niệm hàng hóa là gì?

Bài viết cùng chuyên mục:

Tiểu luận kinh tế chính trị Mác Lênin: Hướng dẫn cách viết & đề tài mẫu

Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa

Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Nếu thiếu đi một thuộc tính, vật chất, đồ vật đó sẽ không phải là hàng hóa. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa cụ thể như sau:

Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. 

Ví dụ: giá trị sử dụng của cơm là để ăn, máy móc thiết bị là dùng để sản xuất,… Mỗi vật đều có một hoặc nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau nên cũng có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau như gạo được dùng để nấu cơm hay sử dụng làm nguyên liệu để làm rượu, chế cồn y tế,…

Giá trị sử dụng của một vật không phải được phát hiện hết trong một lúc mà có thể được phát hiện dần dần theo quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.

Giá trị sử dụng của hàng hóa được quyết định bởi thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa. Do đó, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa.

Ở bất kỳ thời đại nào, con người cũng cần các giá trị sử dụng khác nhau của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ.

Một vật khi trở thành hàng hóa thì nó nhất định phải có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, không phải cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều được coi là hàng hóa. Ví dụ, không khí là thứ rất quan trọng với con người nhưng nó không phải là hàng hóa. Một vật khi muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó là vật được sản xuất ra để  bán, trao đổi tức là vật đó cần có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng chính là vật mang giá trị trao đổi.

gia_tri_su_dung_cua_hang_hoa_la_gi_luanvan99Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị hàng hóa là gì?

Muốn hiểu được giá trị hàng hóa cần thông qua giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi trước hết là mối quan hệ định lượng, tỷ lệ mà giá trị sử dụng của một loại hàng hóa được trao đổi với giá trị sử dụng của một loại hàng hóa khác, một mối quan hệ liên tục thay đổi theo thời gian và địa điểm. 

Xét ví dụ: 

Ta lấy 1m vải để đổi lấy 10k gạo. Câu hỏi đặt ra là tại sao vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi được với nhau theo tỷ lệ nhất định?

Cơ sở chung để hai loại hàng hóa này có thể trao đổi được với nhau đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất được ra vải và gạo, người thợ thủ công và người nông dần đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Do đó, hao phí lao động chính là cơ sở chung để so sánh vải vs gạo và trao đổi chúng với nhau. Vải và gạo trao đổi theo tỷ lệ nhất định (1m vải= 10kg gạo) vì lao động hao phí để sản xuất ra 1m vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg gạo.

Giả sử hai người A và B đều có nhu cầu ăn và mặc, tuy nhiên A chỉ sở hữu vải và B chỉ sở hữu gạo thì khi đó nhu cầu nêu trên sẽ là tiền đề để người A và người B trao đổi hàng hóa (vải và gạo) với nhau. Và trong trường hợp này, tỷ lệ trao đổi sẽ được xác định dựa trên các yếu tố như: vị thế, thói quen tâm lý, độ bức xúc nhu cầu, quy định xã hội. Và do đó, ta có thể rút ra kết luận tỷ lệ trao đổi hàng hóa sẽ là ngẫu nhiên, hoàn toàn tương đối nhưng mang tính ổn định nhất định.

Nhờ có cơ sở chung chi phí lao động và nhu cầu của con người mà các hàng hóa có thể trao đổi với nhau. Về mặt bản chất, khi mọi người trao đổi hàng hóa cho nhau tức là họ đang trao đổi sức lao động của mình kết tinh bên trong những hàng hoá ấy. Và do vậy, ta có thể nói rằng cơ sở chung cho việc trao đổi là lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá và đồng thời nó cũng tạo nên giá trị của hàng hoá. Bản chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm có hao phí lao động để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị của sản phẩm đó càng cao và ngược lại, sản phẩm nào nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó thì sản phẩm đó không có giá trị. 

gia_tri_hang_hoa_la_gi_luanvan99
Giá trị trao đổi của hàng hóa

Từ những nội dung trên, ta có thể rút ra kết luận giá trị hàng hóa chính là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa và lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa chính là công cụ đo lường lượng giá trị của hàng hóa đó. Và lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa ấy lại được tính bằng thời gian lao động.

Lượng giá trị của hàng hóa do thời gian lao động xã hội cần thiết quy định. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ thành thạo trung bình, một cường độ lao động trung bình và một trình độ trang thiết bị trung bình trong xã hội đó. Chỉ có thời gian lao động xã hội cần thiết hay lượng lao động xã hội cần thiết, hay để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy.

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa là gì?

Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa thống nhất song đồng thời cũng mâu thuẫn với nhau: 

Tính thống nhất của hai thuộc tính hàng hóa: 

Hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa cùng tồn tại song song trong một loại hàng hóa. Nếu một vật có giá trị sử dụng nhưng không có giá trị thì không được coi là hàng hóa. Ngược lại, nếu một vật có giá trị nhưng không có giá trị sử dụng thì cũng không thể trở thành hàng hóa được.

Tính đối lập của hai thuộc tính hàng hóa: 

Đầu tiên, với tư cách là giá trị sử dụng thì các loại hàng hóa có sự khác nhau về chất (vải, sắt…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đều đồng nhất về chất tức là sự kết tinh của lao động. Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa có sự tách rời về không gian và thời gian. Giá trị hàng hóa được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước còn giá trị sử dụng thực hiện sau trong quá trình tiêu dùng.

Người sản xuất quan tâm đến giá trị nhưng để đạt được mục đích về  giá trị, họ phải chú ý đến giá trị sử dụng. Ngược lại, người dùng lại quan tâm đến giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình  nhưng để đạt được điều này, họ phải trả giá trị cho người sản xuất. Nếu không như vậy, giá trị hàng hóa sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa được xem là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng sản xuất dư thừa.

Bạn đang làm đề tài tiểu luận triết học, tiểu luận kinh tế chính trị Mác - Lênin? Bạn không có thời gian viết tiểu luận? Bạn không tự tin có thể tự mình hoàn thành tốt bài luận? Tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn 99 để nhận được sự tư vấn - hỗ trợ ngay bây giờ!

Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa, vậy vì sao hàng hóa lại có hai thuộc tính? Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là vì lao động của người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. 

Karl Marx là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Theo ông, tính hai mặt này là: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. 

Lao động cụ thể

Theo Karl Marx, lao động cụ thể được hiểu là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao động, phương tiện, phương pháp, mục tiêu và kết quả riêng. 

Ví dụ:

Lao động của người nông dân tạo ra sản phẩm là lúa, ngô và lao động của người thợ may là sản phẩm quần áo.

tinh_hai_mat_cua_lao_dong_san_xuat_hang_hoa_luanvan99
Lao động cụ thể

Mỗi giá trị sử dụng đều được tạo ra bởi một lao động cụ thể và đồng thời càng nhiều loại lao động cụ thể càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. 

Lao động cụ thể là điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào. Nó là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý rằng, hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi.

Có thể bạn quan tâm:

Hàng hóa sức lao động là gì? Lý luận về hàng hóa sức lao động của Các Mác

Lao động trừu tượng

Cũng theo Karl Marx, lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa không  kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào mà chỉ dựa trên sự hao phí óc, sức thần kinh và sức cơ bắp nói chung của con người. Hay nói cách khác, lao động trừu tượng cũng có thể được hiểu là lao động hao phí đồng chất của con người.

Ví dụ:

Lao động của người nông dân và người thợ may nếu bỏ qua những khác nhau về mặt lao động cụ thể thì lao động sản xuất hàng hóa giữa người thợ may và người nông dân đều phải tiêu phí sức lao động của con người như: sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh.

Xét về mặt sinh lý, lao động là sự hao phí sức lực của con người. Tuy nhiên, không phải sự hao phí sức lao động nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng tồn tại có trong nền sản xuất hàng hóa, do mục đích của sản xuất là để trao đổi. Từ đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh được với nhau thành một thứ lao động đồng chất có thể trao đổi với nhau, tức lao động trừu tượng. 

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đổi thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm hàng hóa là gì cũng như nội dung các thuộc tính cơ bản của hàng hóa. Hiểu rõ về thuộc tính và bản chất của hàng hóa là tiền đề để có thể đạt được hiệu quả trong quá trình trao đổi, thúc đẩy sản xuất phát triển.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín