viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hàng tồn kho là gì? Cơ sở lý luận chung về quản trị hàng tồn kho 

Hàng tồn kho được coi là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng tài sản của doanh nghiệp và là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ. Vì vậy, thông tin về hàng tồn kho và công tác quản trị hàng tồn kho là một khâu vô cùng quan trọng. Vậy hàng tồn kho là gì? Quản trị hàng tồn kho có vai trò và yêu cầu gì? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây.

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho (Tiếng Anh: Inventory) đề cập đến hàng hóa và nguyên vật liệu nhàn rỗi mà doanh nghiệp giữ để bán cho khách hàng trong tương lai gần. Nói cách khác, những hàng hóa và nguyên liệu này không phục vụ cho mục đích kinh doanh nào khác ngoại trừ việc bán cho khách hàng để thu lợi nhuận. Trong doanh nghiệp, ở đầu vào hay đầu ra có các nguồn không sử dụng ngay khi nó sẵn sàng, tồn kho sẽ xuất hiện. 

Theo chuẩn mực số 2, hàng tồn kho bao gồm:

  • Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, đã mua đang đi trên đường hoặc gửi đi gia công chế biến.
  • Hàng hoá mua để bán (hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi gia công, chế biến, hàng gửi bán).
  • Hàng hoá thành phẩm (thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi bán).
  • Sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho).
  • Chi phí dịch vụ dở dang.

hang_ton_kho_la_gi_luanvan99
Khái niệm hàng tồn kho là gì?

Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, sản phẩm mà các doanh nghiệp này là vô hình, do đó hàng tồn kho của các doanh nghiệp này sẽ là các phương tiện vật chất kỹ thuật, dụng cụ, phụ tùng… sử dụng cho hoạt động kinh doanh của họ. 

Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại có đặc thù kinh doanh là mua sản phẩm hàng hóa để bán lại và thu lợi nhuận. Vì thế, hàng tồn kho chủ yếu của các doanh nghiệp này là hàng mua về và hàng chuẩn bị đến tay người tiêu dùng.

Còn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, cần có một quá trình sản xuất để biến các nguyên liệu đầu vào trở thành thành phẩm cuối cùng. Vì thế hàng tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất chế tạo sẽ bao gồm nhiều loại, từ nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm dở dang và thành phẩm cuối cùng (trước khi đến tay người tiêu dùng).

Đặc điểm của hàng tồn kho là gì?

  • Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản ngắn hạn và chiếm vai trò quan trọng trong tài sản lưu động của hầu hết các doanh nghiệp, công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Hàng tồn kho của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau.
  • Hàng tồn kho được tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn. Thông qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành tài sản ngắn hạn như tiền tệ, sản phẩm dở dang, thành phẩm,..
  • Công tác xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn có nhiều khó khăn và phức tạp vì có nhiều hàng tồn kho khó phân loại và xác định giá trị như tác phẩm nghệ thuật, đổ cổ,…

Phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại, đặc điểm, tính chất thương phẩm,… cụ thể được phân chia như sau:

Hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng

Tức là các hàng tồn kho có cùng mục đích sử dụng và công dụng sẽ được xếp vào một nhóm, có hai loại chính:

  • Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: Là những hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ cho hoạt động sản xuất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như các nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm, dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang,…
  • Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu dùng: Là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ mục đích bán hàng của doanh nghiệp như hàng hóa, thành phẩm,…

Hàng tồn kho theo nguồn hình thành

Các hàng tồn kho có cùng nguồn gốc sẽ được xếp chung vào một nhóm, bao gồm:

  • Hàng mua từ bên ngoài: Là hàng tồn kho được mua từ nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của công ty.
  • Hàng mua nội bộ: Là hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như việc mua từ các đơn vị trực thuộc một công ty,…
  • Hàng tồn kho tự gia công: Là hàng tồn kho mà doanh nghiệp sản xuất, gia công tạo thành,…
  • Hàng tồn kho từ các nguồn khác: là hàng tồn kho được nhập từ liên doanh,…

phan_loai_hang_ton_kho_luanvan99
Hàng tồn kho theo nguồn hình thành là gì?

Hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng

Theo các phân loại này, ta có:

  • Hàng tồn kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ một cách hợp lý để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
  • Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Là các hàng tồn kho được dự trữ cao hơn mức dự trữ thông thường.
  • Hàng tồn kho không cần sử dụng: Tức là những hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất, không được sử dụng cho mục đích sản xuất.

Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản

Gồm các loại sau:

  • Hàng tồn kho doanh nghiệp: Là toàn bộ hàng tồn kho được bảo quản tại doanh nghiệp như hàng trong kho, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu thô,..
  • Hàng tồn kho ngoài doanh nghiệp: Là toàn bộ hàng tồn kho được bảo quản tại các đơn vị tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi bán, hàng đang đi đường,…

Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp

  • Cải thiện chất lượng phục vụ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu gặp trường  hợp doanh nghiệp bị trả lại hàng hóa đã bán do kém chất lượng, sai sót kỹ thuật,…thì doanh nghiệp có thể lấy hàng tồn kho để bù lại hoặc để cho khách hàng chọn hàng theo nhu cầu. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giữa mối quan hệ làm ăn lâu dài mà vẫn đảm bảo doanh thu cho công ty.
  • Giảm chi phí logistic: Chi phí logistic là các khoản chi liên liên quan đến quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát lưu thông, trích trữ một cách hiệu quả hàng hóa, nguyên vật liệu, bán thành phẩm,… Hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát các khoản chi phí này một cách hiệu quả và có cách thức để tiết kiệm chi phí tối ưu nhất.
  • Đáp ứng các đơn hàng đột xuất: Đối với các trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận các đơn hàng đột xuất, số lượng đặt mua lớn mà không thể sản xuất trong thời gian ngắn. Theo đó, hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề này, từ đó tăng uy tín của doanh nghiệp và giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Bán sản phẩm mang tính mùa vụ trong cả năm: Doanh nghiệp sẽ mua các hàng hóa có tính thời vụ như lương thực, thực phẩm,…tại một khoảng thời gian nhất định trong năm và sơ chế sản phẩm rồi tiến hành lưu trữ hàng hóa. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tăng tính tiêu thụ của sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng quanh năm.
  • Đầu cơ chờ giá: Hàng hóa mà doanh nghiệp đầu cơ có thể là sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua từ thị trường. Điều này khiến lượng cung hàng hóa trên thị trường giảm nhưng không làm thay đổi lượng cầu. Khi nhu cầu sản phẩm tăng tương đối so với cung, doanh nghiệp sẽ tăng giá bán để thu về lợi nhuận.
  • Giải quyết thiếu hụt trong hệ thống: Trong quy trình sản xuất kinh doanh, công ty thường sẽ trích một lượng nhỏ thành phẩm, hàng hóa chuyển vào dùng cho quá trình sản xuất, quản lý doanh nghiệp, bán hàng,… Nếu bị thiếu hụt, doanh nghiệp sẽ lấy hàng từ kho, đảm bảo sự vận hành, lưu thông của hệ thống.

Xem thêm:

➢ Kho đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh miễn phí

Quản trị hàng tồn kho là gì?

Quản trị hàng tồn kho (Tiếng Anh: Inventory Management) là thực hiện việc quản lý nhằm đảm bảo mức tồn kho tối ưu về nguồn lực nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và tối ưu hóa chi phí tồn kho cho doanh nghiệp.

Quản trị hàng tồn kho là công việc phức tạp,luôn tồn tại hai mặt trái ngược. Một mặt, doanh nghiệp cần tăng lượng tồn kho để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục không bị gián đoạn nhưng tăng lượng tồn kho cũng kéo theo việc gia tăng các chi phí liên quan đến lưu kho, quản lý,… Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định điểm cân bằng mức độ đầu tư cho lượng tồn kho và lợi ích thu được từ việc thỏa mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng với chi phí thấp.

Để quản lý hàng tồn kho hiệu quả cần giảm chi phí thông qua việc lựa chọn phương pháp kiểm soát hàng tồn kho và tính toán các thông số hệ thống tồn kho như quy mô đặt hàng, quy mô lô sản xuất tối ưu,…

quan_tri_hang_ton_kho_la_gi_luanvan99
Khái niệm quản trị hàng tồn kho là gì?

Vai trò của quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp là gì?

Quản lý hàng tồn kho có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp do hàng tồn kho là những hàng lưu động và tài sản nói chung có giá trị lớn của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng hợp lý các tài sản này có ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu chung đặt ra của doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản lưu động thiếu hiệu quả cũng là nguyên dẫn đến việc công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông thường, doanh nghiệp sản xuất phải dự trữ một lượng hàng tồn kho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của toàn bộ quá trình sản xuất. Còn các doanh nghiệp thương mại chỉ cần dự trữ hàng tồn kho dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh chờ tiêu thụ. Mức độ đầu tư vào lượng hàng tồn kho của các nhà sản xuất phụ thuộc vào khả năng phân phối của doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, để cân bằng giữa rủi ro và chi phí trong việc dự trữ hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Dự trữ ít hay nhiều hàng hay không dự trữ hàng tồn kho cũng sẽ gây ra những rủi ro nhất định và không thể dự đoán trước được. Tuy nhiên, việc dự trữ hàng tồn kho là điều cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu khách hàng,…

Yêu cầu trong công tác quản lý hàng tồn kho

Nhìn chung, việc quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, hàng tồn kho phải được theo dõi theo từng khâu thu mua, bảo quản, nơi sử dụng, người phụ trách vật chất,…Việc theo dõi này để nắm bắt được tình hình sản xuất sản phẩm, tiến độ thực hiện. Đồng thời, quản lý hàng tồn kho nhằm đảm bảo việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sở định mức tiêu hao, tiến độ sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thứ hai, việc quản lý hàng tồn kho cần thường xuyên đảm bảo được quan hệ đối chiếu phù hợp giữa giá trị và hiện vật của từng thứ,từng loại hàng, giữa số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp, giữa số liệu trong sổ kế toán và số liệu thực tế.

yeu_cau_quan_ly_hang_ton_kho_luanvan99
Yêu cầu trong công tác quản lý hàng tồn kho là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tồn kho là gì?

Đối với mỗi loại hàng tồn kho, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho sẽ có sự khác nhau nhất định, dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hàng tồn kho đối với hàng tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho bán thành phẩm và tồn kho thành phẩm. Cụ thể như sau: 

Đối với tồn kho nguyên vật liệu, vật tư:

  • Quy mô sản xuất của doanh nghiệp
  • Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp
  • Khả năng sẵn sàng cung ứng nguyên vật liệu của nhà cung cấp, đơn vị cung ứng nguyên vật liệu
  • Chu kỳ giao hàng giữa doanh nghiệp với đơn vị cung ứng nguyên vật liệu
  • Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư từ nhà cung cấp, đơn vị cung ứng nguyên vật liệu đến doanh nghiệp
  • Giá cả của các loại nguyên vật liệu, vật tư

Đối với tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm:

  • Các đặc điểm và yêu cầu về công nghệ - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
  • Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm
  • Trình độ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất doanh nghiệp và trình độ của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp

Đối với tồn kho sản phẩm, thành phẩm:

  • Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
  • Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
  • Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm hàng tồn kho là gì và công tác quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp. Việc dự trữ hàng tồn kho là điều cần thiết nhưng cần đảm bảo thực hiện một cách hợp lý vì đây là phần tài sản có giá trị đối với doanh nghiệp. Luận Văn 99 hy vọng những kiến thức này đã mang lại cho các bạn những thông tin tham khảo hữu ích.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín