viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hệ thống chính trị là gì? Tìm hiểu hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp, đảng phái cầm quyền. Hệ thống chính trị mang bản chất, lý tưởng chính trị và phản ánh lợi ích cho giai cấp cầm quyền. Trong bài viết này, Luận Văn 99 sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn bản chất khái niệm hệ thống chính trị là gì, đặc điểm và cấu trúc hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay. Cùng theo dõi nhé!

Hệ thống chính trị là gì?

Khái niệm chính trị

Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước và đảng phái. Chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp theo cơ sở hạ tầng nhất định. Vì vậy, chính trị là tổng hợp những mối quan hệ chính trị, ý thức chính trị, hệ tư tưởng chính trị, các thiết chế chính trị và tổ chức chính trị, con người chính trị.

Nhà nước Hy Lạp cổ đại và Trung Hoa cổ đại là những nhà nước ra đời sớm nhất trên thế giới, ngay từ buổi đầu, những nhà nước này đã rất quan tâm đến khái niệm chính trị và hệ thống chính trị. Định nghĩa về hệ thống chính trị ở các quốc gia này cụ thể như sau: 

Theo tiếng Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ chính trị “Political” có nghĩa là công việc nhà nước hoặc những công việc xã hội.

Theo tiếng Trung Hoa cổ đại, thuật ngữ chính trị được định nghĩa là chính sách quốc gia, là công việc trị quốc của một đất nước.

Dần theo thời gian, khái niệm chính trị được sử dụng phổ biến hơn và có sự mở rộng về nội hàm của khái niệm. Theo từ điển bách khoa Việt Nam, chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực của nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước.

Khái niệm hệ thống chính trị là gì?

Hệ thống chính trị là khái niệm dùng cho một chỉnh thể bao gồm các đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp), với các mối liên hệ tác động qua lại với nhau trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị với mục đích bảo đảm quyền thống trị các giai cấp, lực lượng cầm quyền và đồng thời đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển xã hội.

Theo nghĩa Hán - Việt, hệ thống chính trị có thể hiểu là chỉnh thể của các yếu tố, ý tưởng, quy trình, phương pháp, mối quan hệ,… nhằm giành lấy, điều khiển, tổ chức, thực hiện các công việc nhà nước và lãnh đạo quyền chúng một cách nghệ thuật, có chủ đích.

Theo nghĩa tiếng Anh, hệ thống chính trị là chỉnh thể các yếu tố, ý tưởng liên quan đến quản lý, điều hành nói chung và nghiên cứu chính trị học.

Với sự kế thừa các giá trị tri thức trên thế giới về hệ thống chính trị và cách tiếp cận của chính trị học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ thống chính trị có thể hiểu là: Một phạm trù thuộc kiến trúc thượng tầng dùng nhằm chỉ một chỉnh thể hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị xã hội và các mối liên hệ giữa chúng với nhau trong và giữa các cấp độ tổ chức và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hợp thành cơ thể chính trị của một chế độ xã hội nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị.

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể:

  • Đảng chính trị: Tức là đảng cầm quyền, là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực của nhà nước. Các đảng khác (nếu có) sẽ giữ vai trò hợp tác, phản biện, giám sát hoặc tìm cách hạn chế, ngăn cản hoạt động của đảng cầm quyền nhằm bảo vệ lợi ích cho đảng mình.
  • Nhà nước: Được cấu thành từ 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước khác với quyền lực của các tổ chức chính trị ở “độc quyền cưỡng chế hợp pháp”.
  • Các tổ chức chính trị - xã hội: Là các tổ chức bởi công dân lập ra để thực hiện một mục tiêu nhất định, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền lực của Đảng cầm quyền và Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích cho tổ chức mình và lợi ích của thành viên.

he_thong_chinh_tri_la_gi_luanvan99
Hệ thống chính trị là gì?

Khái niệm hệ thống chính trị Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống chính trị Việt Nam là một bộ phận của chính trị Việt Nam thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội Việt Nam, bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác, có cấu trúc, cơ chế vận hành, đặc trưng được tổ chức từ trung ương đến địa phương nhằm đại diện và thực thi quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam. 

Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

Cấu trúc của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm những bộ phận sau: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Mặt trận tổ quốc Việt Nam (bao gồm cả các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam). Cụ thể:

Đảng Cộng sản Việt Nam: Được thành lập từ ngày 03/02/1930, kể từ khi thành lập cho đến hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam. Và hiện nay, Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội thông qua việc đề ra các chủ trương, đường lối, lãnh đạo bằng công tác cán bộ, lãnh đạo bằng vai trò gương mẫu của Đảng viên… Đảng được coi là “phần tử hạt nhân” chi phối toàn bộ các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, làm cho hệ thống chính trị của nước ta trở nên thống nhất, hoạt động theo một định hướng nhằm đạt được mục tiêu nhất định của hệ thống chính trị.

Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Được thành lập vào ngày 02/09/1945 đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được xác định là có vai trò trụ cột hay vai trò trung tâm của hệ thống chính trị. Nhà nước gồm các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ thay mặt nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội thông qua công cụ pháp luật. Quyền lực nhà nước ở nước ta thuộc về nhân dân, đồng thời được tổ chức và thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, có sự phối hợp, phân công và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, bao gồm:

  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
  • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Hội Nông dân Việt Nam
  • Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo. Mặt trận là bộ phận trong hệ thống chính trị. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam là bộ phận không thể tách rời, đóng vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thay mặt nhân dân để thực hiện quyền làm chủ của người dân, tham gia vào hoạt động chính trị của hệ thống chính trị. 

cau_truc_he_thong_chinh_tri_viet_nam_luanvan99Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

Xem thêm:

Kho đề tài Luận văn thạc sĩ Quản lý công mới nhất 2022-2023

Đặc trưng của hệ thống chính trị ở Việt Nam là gì?

Thứ nhất, hệ thống chính trị Việt Nam được xây dựng trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống chính trị được xây dựng từ lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 thành tố chính là: Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội. Mỗi thành tố có vai trò, chức năng và nhiệm vụ cụ thể, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam là hạt nhân chính trị, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Thứ ba, hệ thống chính trị Việt Nam mang tính nhân dân, tính chất giai cấp và tính dân tộc. Hệ thống chính trị Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam chống phong kiến và đế quốc xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dân Việt Nam được tổ chức, tập hợp, giác ngộ trong các tổ chức cách mạng, cùng Đảng tiến hành cách mạng giành thắng lợi.

Thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam đồng thời là một bộ phận của hệ thống đó. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, là thành viên là và một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời lãnh đạo toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền xuất phát từ điều kiện lịch sử.

Thứ năm, hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực của nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và từng bước bảo vệ vững chắc nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam được vận hành theo các cơ chế mang tính phổ biến sau:

Một là, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ: Đây là cơ chế chủ đạo, là phương thức vận hành của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Cơ chế này được đưa ra lần đầu tiên trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 (1986) và ngày càng được cụ thể hóa và hoạt động hiệu quả, trở thành nét đẹp văn hóa chính trị, thể hiện rõ tính ưu việt của mối quan hệ Đảng- Nhà nước- Nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hai là, cơ chế mệnh lệnh hành chính: Đây là cơ chế có tính quyền lực, áp đặt buộc cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cấp dưới chịu sự giám sát, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên. Người lãnh đạo sẽ điều hành, phân công, chỉ đạo cấp dưới thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Ba là, cơ chế thể chế tức là việc xây dựng, củng cố từng tổ chức, bộ máy của mỗi thành tố trong hệ thống chính trị, qua các phương thức, giải pháp để tiến hành vận hành hệ thống chính trị theo một hướng nào đó để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nào đó.

Bốn là, cơ chế tư vấn thông qua giáo dục, thông tin tuyên truyền, cổ động,… nhằm mục đích làm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi nhân dân theo định hướng nhất định, cơ chế kiểm soát quyền lực trong đó gồm hệ thống kiểm soát quyền lực bên trong Nhà nước và bên ngoài Nhà nước.

Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm hệ thống chính trị là gì cũng như các vấn đề liên quan đến hệ thống chính trị của Việt Nam, cụ thể như: Đặc trưng, cấu trúc, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích vận dụng vào quá trình học tập, công tác và trong cuộc sống.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín