viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế trở thành đặc trưng cho sự phát triển của kinh tế thế giới, đây là một xu thế hiện thực khách quan, lôi cuốn hầu hết các quốc gia vào cuộc bất kể nước có trình độ và tính chất phát triển như thế nào. Trong hơn 20 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã từng bước phát triển thị trường kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây dựng nền kinh tế mới năng động, phát triển. Để hiểu rõ hội nhập kinh tế quốc tế là gì và thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam như thế nào, chúng ta cùng theo dõi bài viết sau cùng Luận Văn 2S nhé.

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Hội nhập kinh tế quốc tế hay nhất thể hóa kinh tế, liên kết quốc tế (Tiếng Anh: Economic Integration) là một thuật ngữ được biết đến rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới từ sau thế chiến thứ hai. Theo đó, thuật ngữ này là một thuật ngữ mở, dựa trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra những nhận định riêng về khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế là gì. Cụ thể:

Hội nhập kinh tế là quá trình các quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế, mở rộng môi trường và không gian nhằm mục đích cuối cùng là tạo dựng cho mình những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, chiếm lĩnh được những vị trí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan, đồng thời cũng là nhu cầu nội tại trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Còn ở góc độ một quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là sự gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia sẽ tham gia vào phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế đa phương. Theo đó, các quốc gia này sẽ chấp nhận, tuân thủ những quy định chung trong tổ chức kinh tế đa phương, được hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các nước thành viên. (Theo tác giả Vũ Khoan) 

Từ những quan điểm đã đề cập về hội nhập kinh tế quốc tế, ta có thể xác định nội hàm của hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

  • Các quốc gia tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế là các quốc gia có định hướng phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế mở. Điều này có nghĩa là khác với nền kinh tế khép kín, trong nền kinh tế mở các dòng hàng hoá, dịch vụ, nguồn nhân lực, kỹ thuật, vốn... ngày càng phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia, chúng lưu thông giữa các quốc gia khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Nền kinh tế của các quốc gia ngày càng gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau.
  • Các quốc gia tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế. Mục đích lớn nhất mà mọi quốc gia. hướng đến khi tham gia vào các tổ chức kinh tế này chính là phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, các quốc gia này cũng phải tuân thu 04 nguyên tắc cơ bản của các tổ chức kinh tế quốc tế là: Công bằng; Tự do hoá thương mại; Quan hệ có đi có lại; Công khai hoá chính sách đầu tư, chính sách thương mại.
  • Hoạt đông kinh tế của các quốc gia được thực hiện trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương., trong đó các bên tham gia hiệp định cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ; đầu tư thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử: Tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia
  • Điều chỉnh quan hệ kinh tế - thương mại của một quốc gia với thế giới bên ngoài dựa trên các nguyên tăc, quy định của tổ chức thương mại thế giới (WT0).

hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_la_gi_luanvan99
Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Xem thêm:

Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế mới nhất & đạt điểm cao

Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, hội nhập với thị trường toàn cầu hóa. Với xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng chiếm ưu thế và ứng dụng của công nghệ thông tin trong phương thức thanh toán, thương mại điện tử với chi phí vận chuyển giảm đã khiến các thị trường trên toàn thế giới liên kết và phụ thuộc nhau nhiều hơn. Với xu hướng tự do hóa thương mại cũng không tránh khỏi các xung đột, tranh chấp thương mại đã khiến các quốc gia tập hợp dưới mái nhà của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mỗi nước có một mô hình phát triển kinh tế thị trường riêng để làm cơ sở cho hội nhập.

Thứ hai, hội nhập với các luồng vốn đang lưu chuyển tự do trên toàn cầu và hệ thống tiền tệ toàn cầu. Một nền kinh tế đang phát triển phải làm chủ được nguồn vốn như vốn FDI, ODA, và các khoản vay song phương,…Các quốc gia phải có năng lực để hấp thụ và sử dụng các khoản vốn đầu tư với hiệu quả cao.

Thứ ba, hội nhập với lực lượng lao động toàn cầu. Trong nền kinh tế hiện đại, nhu cầu về lực lượng lao động có tri thức, kỹ năng tăng lên nên nhu cầu về lao động giản đơn sẽ giảm xuống. Để hội nhập với lực lượng lao động toàn cầu, cần đề cao chiến lược giáo dục và phát triển nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, hội nhập với các tiêu chuẩn toàn cầu liên quan đến hoạt động kinh tế, hội nhập với hệ thống pháp luật toàn cầu. Các quốc gia phải điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật, các quy định pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc bổ sung này diễn ra trong mọi lĩnh vực từ quy định liên quan đến đầu tư, thương mại đến các tiêu chuẩn môi trường, lao động,…

Thứ năm, hội nhập với nền kinh tế tri thức, phát triển dựa trên khoa học và công nghệ cao. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu dần chuyển sang kinh tế tri thức, các quốc gia phải làm chủ được tài nguyên tri thức, khoa học và công nghệ của mình.

noi_dung_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_luanvan99
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Dưới góc độ chủ thể tham gia, hội nhập kinh tế quốc tế có 3 hình thức phổ biến sau:

Hội nhập đơn phương: Tức là mỗi nước tự nỗ lực cải cách các điều kiện bên trong của nước minh một cách tự nguyện để phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, cũng như các quy định của tổ chức khu vực và trên thế giới.

Hội nhập song phương: Là việc hai nước ký kết các hiệp định song phương theo nguyên tắc của một khu vực mậu dịch tự do và song hành với các khu vực mậu dịch tự do đa phương.

Hội nhập đa phương: Nhiều quốc gia cùng tham gia vào các định chế quốc tế, hình thành nên các tổ chức khu vực và liên khu vực như Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tư do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),…

Dưới góc độ phạm vi, hội nhập kinh tế quốc tế có 5 hình thức sau:

Thực hiện khu vực mậu dịch tự do. Đây là giai đoạn thấp nhất nằm trong tiến trình hội nhập quốc tế. Các nền kinh tế thành viên sẽ tiến hành giảm và dần loại bỏ các hàng rào thuế quan, các hạn chế định lượng cũng như các biện pháp phi thuế quan trong thương mại nội khối. Tuy nhiên, họ vấn độc lập thực hiện chính sách thuế quan đối với những nước ngoài khối.

Liên minh thuế quan: Là giai đoạn tiếp theo trong tiến trình hội nhập, sau khi đã hoàn thành khu vực mậu dịch tư do, các thành viên cùng nhau thực hiện một chính sách thuế quan chung cho những nước ngoài khối.

Thị trường chung: Là mô hình liên minh thuế quan cùng với với việc bãi bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển của các yếu tố sản xuất khác, theo đó hàng hóa, dịch vụ và các nguồn lực khác như kỹ thuật, công nghệ,…đều được tự do lưu chuyển giữa các thành viên.

Liên minh kinh tế: Là mô hình hội nhập ở giai đoạn cao theo cơ sở mô hình thị trường chung với việc phối hợp các chính sách kinh tế giữa các thành viên. Các thành viên có sự thống nhất về các lĩnh vực kinh tế gồm tài chính- tiền tệ, sử dụng chung một đồng tiền.

Liên minh toàn diện: Là giai đoạn cuối cùng trong quá trình hội nhập. Các thành viên sẽ đi đến thống nhất về chính trị, kinh tế và chính sách xã hội. Ở giai đoạn này, quyền lực các nước ở các lĩnh vực trên được chuyển giao cho một cơ cấu cộng đồng, là giai đoạn xây dựng một kiểu nhà nước liên bang hoặc các “cộng đồng an ninh da nguyên”.

cac_hinh_thuc_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_luanvan2s
Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đánh dấu bằng việc nước ta gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) cuối những năm 70 của thế kỷ 20, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế với Liên Xô, Trung Quốc, các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa,…

Sau ngày giải phóng miền Nam, nước ta tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và mở rộng quan hệ thương mại với 150 nước, tranh thủ đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và công ty của 70 nước và vùng lãnh thổ và tranh thủ viện trợ của 45 nước và định chế quốc tế.

Nước ta cũng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới như Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB),…

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Hội nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Vào ngày 25/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và từng bước gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tiến trình này của Việt Nam thực hiện qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ 1995-2003, Việt Nam phải thực hiện nghiên cứu, lựa chọn danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan thực hiện từ năm 2003 với thuế suất từ -0,5%. Việt Nam đã lựa chọn ra 4230 mặt hàng cắt giảm thuế.

Giai đoạn 2: Từ 2003-2006, Việt Nam tiếp tục thực hiện việc chuẩn bị cắt giảm thuế quan đối với 1270 mặt hàng còn lại.

Hội nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC)

Vào tháng 11/1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương. Hiện nay có 21 thành viên APEC, đóng góp 57% GDP toàn cầu và 46% thương mại thế giới.

Nội dung hoạt động của APEC dựa theo 3 trụ cột: Tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, hợp tác kinh tế- kỹ thuật, với các kế hoạch hành động tập thể và kế hoạch hành động quốc gia của từng thành viên.

Thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ

Ngày 13/07/2000, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được chính thức ký kết. Hiệp định này gồm 4 nội dung cơ bản:

Về thương mại hàng hóa: Là nội dung cốt lõi của hiệp định, hai bên sẽ giành cho nhau ngay lập tức là vô điều kiện quy chế tối huệ quốc, quy chế đối xử quốc gia và thỏa thuận cam kết các nội dung như thuế, phi thuế, quyền kinh doanh,…

Thương mại dịch vụ: Hai bên cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho nha, Việt Nam có thể tham gia ngay vào thị trường dịch vụ của Hoa Kỳ nếu có khả năng và Việt Nam cam kết dành cho các dịch vụ và chủ thể cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ theo đãi ngộ của quy định WTO.

Đầu tư: Mỗi bên đều có quyền đưa ra những quy định và điều khoản bảo lưu, phía Việt Nam từng bước thực hiện đối xử quốc gia nhưng có bảo lưu một số lĩnh vực và lộ trình nhất định.

Sở hữu trí tuệ: Hai bên thực hiện đối xử quốc gia trong việc bảo hộ 7 đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nhưng việc bảo hộ phải tuân theo các quy định của một số công ứng quốc tế có liên quan.

Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Sau 11 năm với 15 vòng đàm phán, vào ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu, chiếm tới hơn 90% thương mại toàn cầu.

Hoạt động của WTO dựa theo 5 nguyên tắc là: Không phân biệt đối xử, tiếp cận thị trường, cạnh tranh công bằng, áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết và ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển. Hoạt động của WTO được điều tiết bởi 16 hiệp định chính trong 16 lĩnh vực với mục tiêu tự do hóa thương mại và nguyên tắc công khai, minh bạch trong quan hệ thương mại.

hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_cua_viet_nam_luanvan99
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, đưa đất nước khỏi thế bao vây, cô lập và từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương hội nhập đã làm thất bại chính sách bao vây, cấm vận và cô lập nước ta do Mỹ và các thế lực thù địch áp đặt, tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế trên chính trường và thương trường quốc tế.

Thứ hai, thu hút được lượng FDI và ODA ngày càng lớn. Tính đến 20/09/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 22,12 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm nước. Trong tháng 9/2021, có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào nước ta, trong đó Singapore là nước dẫn đầu với tổng số vốn lên đến 6,28 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhận Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,… Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành trên cả nước.

Thứ ba, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Nước ta đã nâng cao khả năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh làm cho các sản phẩm mới tạo ra có năng suất, chất lượng cao và giá thành hạ. Nguồn nhân lực cũng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hội nhập, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật tăng dần, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, căng đẳng tăng mạnh.

Thứ tư, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng,…từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, cơ cấu kinh tế trong nước cũng chuyển dịch mạnh phù hợp với phân công lao động trong nước và quốc tế.

Thứ năm, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Thành tựu nổi bật khi nước ta hội nhập là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế khu vực và suy thoái kinh tế toàn cầu thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn được đánh giá là khả quan. Đời sống nhân dân dần được cải thiện, từng bước đẩy lùi tình trạng đói nghèo.

Thứ sáu, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, các cơ sở công nghiệp then chốt, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn. Hệ thống giao thông vận tải từng bước được nâng cấp, xây dựng có trọng điểm theo hướng hiện đại, giao thông nông thôn, miền núi được chú trọng phát triển. Hệ thống lưới điện quốc gia, thủy lợi, bưu chính cũng phát triển mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp như dầu khí, cơ khí chế tạo, hóa chất, may mặc,… không ngừng phát triển.

Trên đây là những thông tin xoay quanh khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế là gì cũng như thực trạng, thành tựu mà Việt Nam đã, đang đạt được trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hy vọng rằng với những chia sẻ này của Luận Văn 99, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và trong cuộc sống, công việc.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín