Trong nền kinh tế thị trường nhà hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam khá khó khăn trong việc quyết định mua hàng vì phải đối mặt với hàng loạt những sản phẩm có tính năng tương tự nhau, cộng với đó là các chương trình khuyến mại, quảng cáo rầm rộ. Vậy làm như thế nào để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau. Đó là dựa vào kênh phân phối. Vậy kênh phân phối là gì? Phân loại các dạng kênh chính ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Kênh phân phối (Distribution Channels) là tập hợp những cá nhân và các công ty có tư cách tham gia vào trong quá trình lưu chuyển nhằm mục đích đưa hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc người sáng tạo đến người dùng cuối. Một số định nghĩa khác về kênh phân phối:
Nói tóm lại, kênh phân phối là một con đường mà tất cả hàng hóa và dịch vụ phải di chuyển để đến tay người tiêu dùng dự định. Ngược lại, nó đồng thời cũng thể hiện con đường thanh toán được thực hiện từ người tiêu dùng cuối cùng đến nhà cung cấp ban đầu. Kênh phân phối có thể ngắn hoặc dài phụ thuộc vào số lượng các trung gian cần thiết để cung cấp một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.
Khái niệm kênh phân phối là gì
Có thể bạn quan tâm:
➣ 20 Dạng đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
➣ Quản trị chiến lược là gì? Quy trình quản trị chiến lược trong doanh nghiệp
Bên cạnh chức năng chính là làm thu hẹp khoảng cách giữa người sản xuất sản phẩm và người tiêu dùng sản phẩm, kênh phân phối còn đảm nhận rất nhiều chức năng khác. Trong đó phổ biến nhất là:
Vai trò của kênh phân phối là gì?
Các kênh phân phối đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược tiếp cận thị trường của nhà cung cấp. Nếu được thực hiện thành công, bất kỳ mô hình kênh phân phối nào cũng đều có thể mở hoặc mở rộng thị trường, tạo ra doanh số và phát triển doanh thu hàng đầu của nhà cung cấp.
Ngoài việc thúc đẩy doanh thu, kênh phân phối cũng có thể mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ có sẵn cho khách hàng cuối. Ví dụ, các đối tác kênh VAR, SI và MSP thường cung cấp dịch vụ tư vấn, triển khai công nghệ và hỗ trợ sau bán hàng. Họ cũng có thể kết hợp sản phẩm của nhà cung cấp vào một giải pháp CNTT tích hợp.
Khách hàng cuối cùng tập trung vào việc một sản phẩm hoặc giải pháp có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không. Họ thường không biết hoặc không quan tâm đến sự phức tạp của các kênh phân phối.
Luận Văn 99 hiện đang cung cấp dịch vụ VIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ THUÊ đối với tất cả các chuyên ngành học áp dụng cho 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Nếu bạn đang gặp vấn đề với bài luận của mình, hãy liên hệ với chúng tôi nhé! |
Kênh phân phối được các chuyên gia chia ra thành 04 dạng chính. Mỗi loại có những đặc điểm khác nhau. Các kênh này sẽ được mô tả thông qua số lượng cấp trung gian. Mỗi cấp trung gian sẽ thực hiện một vài công việc nhất định để mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và tạo thành một cấp kênh phân phối.
Vì nhà sản xuất và người tiêu dùng chính là điểm đầu và điểm cuối một giai đoạn kênh nên đương nhiên họ sẽ là bộ phận của kênh. Sử dụng số cấp trung gian để chỉ độ dài của kênh nhưng vì sự khác nhau về sản phẩm, dịch vụ nên các kênh cũng được thiết kế khác nhau. Cụ thể gồm kênh phân phối hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất và dịch vụ.
Các loại kênh phân phân phối
Kênh này bao gồm người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng mà không hề thông qua bất ky trung gian nào. Đó có thể là các phương pháp bán: đến tận nhà, bán theo thư đặt hàng hoặc bán tại cửa hàng bán lẻ của nhà sản xuất
Doanh nghiệp -> Khách hàng
Chính vì điều này mà kênh phân phối trực tiếp gần như chỉ sử dụng trong một vài trường hợp hàng hóa có tính chất đặc biệt, tính chất tiêu dùng địa phương, quy mô sản xuất nhỏ lẻ hay đặc thù cho một vài sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ dịch vụ phức tạp,...
Trong kênh phân phối gián tiếp, chia thành hai loại nhỏ là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại:
Trong kênh phân phối truyền thống, hàng hóa và dịch vụ sau khi được sản xuất sẽ được phân phối theo trình tự từ nhà sản xuất qua các trung gian phân phối, cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Cụ thể:
Kênh phân phối truyền thống là gì?
1. Kênh một cấp - Kênh này được hiểu là nhà sản xuất sẽ bán hàng hóa thông qua những nhà bán lẻ rồi nhà bán lẻ sẽ bán hàng cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp -> Bán lẻ -> Khách hàng
2. Kênh hai cấp - Kênh thể hiện nhà sản xuất sẽ thông qua các nhà trung gian bán sỉ đưa hàng hóa đến các nhà bán lẻ và sau đó mới đưa được đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Dạng kênh này đặc trưng cho thị trường xã hội hóa có trình độ cao, sử dụng cho mặt hàng quy mô lớn, tiêu thụ trên địa bàn rộng lớn.
Nhà sản xuất -> Người bán buôn -> Người bán lẻ -> Khách hàng
3. Kênh ba cấp - Kênh ba cấp tương tự như kênh hai cấp, ngoại trừ luồng hàng hóa từ người sản xuất đến đại lý và sau đó đến người bán buôn. Đại lý hỗ trợ bán hàng và đưa hàng ra thị trường kịp thời. Các đại lý thường nhận được hoa hồng và được giao nhiệm vụ phân phối sản phẩm trong một khu vực cụ thể. Kênh ba cấp phù hợp với những mặt hàng có nhu cầu cao và thị trường mục tiêu trải dài trên cả nước.
Với thương mại điện tử đang phát triển vượt bậc trong vài thập kỷ qua, các nhà sản xuất có thể sử dụng các kênh thương mại trực tuyến để bán hàng hóa của họ. Internet cũng là lý tưởng cho các nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ về các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới là Amazon, Alibaba, AliExpress, eBay, Shopee, Tiki, Lazada…
Các trung gian internet khác có thể là dịch vụ giao hàng, chẳng hạn như Uber, giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, J&T Express...
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về kênh phân phối là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích nhất để giúp cho công việc được thuận lợi hay học tập đạt được kết quả cao. Xin trân trọng cảm ơn!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín