viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh tế trang trại là gì? Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp với đặc điểm chung là sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn. Trong những năm gần đây, loại hình kinh tế trang trại đang dần phổ biến và đã thể hiện được ưu thế về hiệu quả kinh tế so với kinh tế hộ nhờ vào những lợi thế của quy mô sản xuất. Phát triển kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Vậy kinh tế trang trại là gì? Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Cùng Luận Văn 99 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Kinh tế trang trại là gì? 

Khái niệm trang trại

Trang trại được hiểu là đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân, được nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng hoặc biển hợp lý nhằm tổ chức lại quá trình sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tích cực áp dụng các tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao hơn đáp ứng cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn vị diện tích, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của những người tham gia.

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông - lâm - thủy sản nhằm mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của một chủ thể độc lập. Việc sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ cùng trình độ kỹ thuật cao. Hoạt động tự chủ và gắn với thị trường.

Khái niệm kinh tế trang trại

Một số học giả phương Tây cho rằng: Hình thức kinh tế trang trại (Tiếng Anh: Farm economics) ở các nước này chỉ một lĩnh vực tổ chức sản xuất kinh doanh nông sản hàng hóa lớn ở nông nghiệp, nông thôn để phân biệt với hình thức tiểu nông tự cung, tự cấp.

Theo PGS. TS Đào Công Tiên: Kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Hình thức này được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế hộ và về cơ bản vẫn giữ bản chất kinh tế hộ. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại được xem là quá trình nâng cao năng lực sản xuất dựa trên nền tảng tích tụ tập trung vốn và các yếu tố sản xuất khác từ đó tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Tóm lại, theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP (2002): Kinh tế trang trại được định nghĩa là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp chủ yếu dựa vào hộ gia đình từ đó mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản,… gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.

kinh_te_trang_trai_la_gi_luanvan99
Khái niệm kinh tế trang trại là gì?

Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại

Thứ nhất, trang trại là đơn vị kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, là đơn vị trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm vật chất cần thiết cho xã hội gồm nông, lâm, thủy sản. Quá trình sản xuất kinh tế trong trang trại gia đình là quá trình khép kín với các khâu luôn kế tiếp nhau gồm sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.

Thứ hai, trong trang trại thì tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người chủ cụ thể. Đặc trưng này rất quan trọng trong việc phân biệt kinh tế trang trại với các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà nước hoặc tập thể.

Thứ ba, mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông, lâm thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Kinh tế trang trại thực hiện sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường, thu lợi nhuận là đặc trưng quan trọng nhất trong kinh tế trang trại. Đặc trưng sản xuất hàng hóa cho phép phân biệt ranh giới giữa kinh tế trang trại với kinh tế nông hộ, sản xuất tự cấp tự túc với hô phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Đặc trưng về mục đích sản xuất của nông trại biểu hiện bằng các chỉ tiêu như tổng giá trị sản lượng hàng hóa trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu về tỷ suất hàng hóa của trang trại.

Thứ tư, trong trang trại các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiến vốn được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa trong kinh tế trang trại chỉ được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập trung đến quy mô đủ lớn, đặc biệt là đất đai và tiền vốn là hai yếu tố cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản của trang trại phục vụ nhu cầu thị trường. Đặc trưng này thể hiện ở quy mô và mục đích sản xuất hàng hóa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ năm, hình thức tổ chức và quản lý của kinh tế trang tiến bộ với sự ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý cũng như kiến thức về thị trường. Không như sản xuất nhỏ lẻ, phân bán ở nông hộ, kinh tế trang trại đi vào sản xuất với quy mô lớn và chuyên môn hóa cao hơn so với sản xuất nông hộ.

Thứ sáu, các chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu, nghị lực và có điều kiện làm giàu và biết làm giàu, có vốn và trình độ kỹ thuật cùng khả năng quản lý, hiểu biết nhất định về thị trường. Bản thân họ và gia đình trực tiếp tham gia lao động quản lý, sản xuất và đồng thời thuê mướn lao động để sản xuất, kinh doanh.

Thứ bảy, các trang trại đều có thuê mướn nhân công, quy mô thuê mướn ở các trang trại phụ thuộc vào loại hình và quy mô sản xuất. Có hai hình thức thuê mướn phổ biến là thuê lao động thường xuyên và thuê lao động thời vụ.

dac_diem_cua_kinh_te_trang_trai_luanvan99_
Đặc điểm của kinh tế trang trại là gì?

Xem thêm:

Kho đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế miễn phí 2022

Phân loại kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại được phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác nhau, một số cơ sở phân loại kinh tế trang trại kể đến như:

Phân loại theo lĩnh vực sản xuất: Bao gồm trang trại trồng trọt; trang trại chăn nuôi; trang trại nuôi trồng thuỷ sản; trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp. (Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). 

Trong đó, các trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp) được xác định dựa trên tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành. Cụ thể, tỷ trọng sản lượng nông sản hàng hoá của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trong trường hợp trang trại không đáp ứng được tỷ lệ này (không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa) thì được gọi là trang trại tổng hợp. 

Phân loại theo hình thức quản lý gồm có: 

  • Trang trại gia đình: Là loại trang trại độc lập toàn bộ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong trang trại gia đình, mỗi gia đình có tư cách pháp nhân do một người trong gia đình làm chủ điều hành. 
  • Trang trại liên doanh: Do vài trang trại hợp nhất để tăng nguồn lực tạo sức cạnh tranh và sự ưu đãi của nhà nước. 
  • Trang trại hợp doanh kiểu cổ phần: Trang trại loại này được tổ chức theo nguyên tắc công ty cổ phần. 
  • Trang trại ủy thác: Trang trại mà người chủ ủy quyền cho người nhà hoặc bạn bè quản lý điều hành sản xuất. 

Phân loại theo nguồn thu nhập của các trang trại gồm có: 

  • Trang trại thuần nông: Nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, xu thế loại trang trại này đang giảm dần. 
  • Trang trại không thuần nông: Trang trại có thu nhập thêm từ bên ngoài trang trại, loại này thường kinh doanh tổng hợp và có xu thế ngày càng tăng. 
  • Phân loại theo quy mô hoạt động trang trại được chia thành 3 loại: Trang trại có quy mô nhỏ, trang trại có quy mô vừa và trang trại có quy mô lớn. 

Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất bao gồm: 

  • Trường hợp phổ biến là người chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ máy móc đến chuồng trại kho bãi. 
  • Hình thức thứ hai chủ trang trại chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất còn một phần phải đi thuê của người khác. 
  • Hình thức thứ ba chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đi thuê.

phan_loai_kinh_te_trang_trai_luanvan99
Phân loại kinh tế trang trại

Vị trí, vai trò của kinh tế trang trại

Ở nước ta, kinh tế trang trại mà chủ yếu trang trại gia đình mới phát triển trong những năm gần đây, song nó đã đóng vai trò tích cực trong kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể như sau:

Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế đất nước nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao,khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tá, góp phần tạo nên những vùng chuyên môn hóa thâm canh cao thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở vùng nông thôn.

Về mặt xã hội: Kinh tế trang trại phát triển làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho lao động. Điều này có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội cho vùng nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về mặt tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh.

Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ môi trường, trước hết ở phạm vi trang trại. Các trang trại vùng núi, đồi gò đã góp phần tích cực vào trong và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và cải tạo môi trường sinh thái.

Điều kiện hình thành và xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Điều kiện hình thành 

Điều kiện môi trường pháp lý: Trang trại là bộ phận cấu thành hệ thống nông nghiệp nhà nước theo mô hình kinh tế thị trường và phải đủ điều kiện nhà nước công nhận về mặt pháp lý. Sự công nhận về địa vị pháp lý của kinh tế trang trại sẽ tạo cơ sở pháp lý cho những người có nguồn lực yên tâm vào việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại và được nhà nước tạo điều kiện để ra đời và phát triển.

Các điều kiện đối với trang trại và chủ trang trại: Chủ trang trại phải là người có ý chí quyết tâm làm giàu từ hoạt động nông- lâm- ngư nghiệp. 

  • Họ phải có tích lũy nhất định về kinh nghiệm sản xuất, kiến thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh.
  • Có sự tập trung nhất định quy mô các yếu tố sản xuất, trước hết là ruộng đất và quỹ vốn.
  • Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở của việc hạch toán và phân tích kinh doanh

Xu hướng phát triển kinh tế trang trại

Cùng với sự vận động và phát triển chung của thế giới, kinh tế trang trại được hình thành và sẽ phát triển theo một xu hướng chung như sau:

Tích tụ và tập trung sản xuất: Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại vẫn tiếp diễn quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Tuy nhiên, tính chất và mức độ của tích tụ và tập trung sản xuất lúc này hoàn toàn khác biệt với tích tụ và tập trung các yếu tố sản xuất của nông hộ để hình thành nên trang trại. Tích tụ và tập trung sản xuất của trang trại lúc này nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Tích tụ và tập trung trong các trang trại chủ yếu là tích tụ vốn và ở những nơi có điều kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất. Tích tụ vốn ở đây thực chất là tích lũy vốn, làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu tức là thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ở những nơi như Trung du miền núi, đầm phá ven biển, trang trại vẫn có xu hướng mở rộng quy mô diện tích bằng việc khai phá đất hoang, nhận đấu thầu sử dụng đất, nhận chuyển nhượng, thuê đất để sản xuất. Đây là xu hướng phát triển của trang trại, tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi mà có chính sách và biện pháp tác động, điều tiết phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. 

Chuyên môn hóa sản xuất: Trong nền sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa sản xuất là xu hướng phát triển tất yếu. Nhưng do đặc điểm của sản xuất trang trại gặp sự rủi ro cao về khí hậu thời tiết, giá cả, thị trường không ổn định, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, do đó chuyên môn hóa trong các trang trại phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý mới có thể khai thác hiệu quả các nguồn lực: Đất đai, khí hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động, đồng thời hạn chế được các rủi ro về thiên tai và các biến động của thị trường. Xu hướng sản xuất chuyên môn hóa của các trang trại có các đặc điểm sau: 

  • Trên cơ sở phân vùng quy hoạch của cả nước, của từng vùng và địa phương, các trang trại bố trí sản xuất một số sản phẩm hàng hóa chính có giá trị cao phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sản xuất của từng vùng. 
  • Dựa vào sản phẩm hàng hóa chính, kết hợp sản xuất một số sản phẩm bổ sung để hỗ trợ cho sản phẩm chính, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động, vốn, tư liệu sản xuất của trang trại. Kết quả của sự phát triển theo xu hướng trên là sự ra đời nhiều trang trại chuyên môn hóa sản xuất có hiệu quả cao như: Các trang trại chuyên môn hóa cà phê, cao su, cây ăn quả, rau hoa cao cấp, thủy sản, chăn nuôi bò sữa, gia cầm,... 

xu_huong_phat_trien_kinh_te_trang_trai_luanvan99
Xu hướng phát triển kinh tế trang trại là gì?

Nâng cao trình độ kỹ thuật, thâm canh hóa sản xuất: Quá trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các trang trại phải nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất, xu hướng nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất là xu hướng tất yếu gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi. Trang trại không thể mở rộng quy mô diện tích tới hàng chục ha, hoặc phát triển đàn gia súc trâu, lợn lên tới hàng trăm, hàng nghìn con bằng lao động thủ công và trang thiết bị vật chất kỹ thuật thấp kém. Để nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hóa sản xuất, các trang trại phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác, phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn của vùng chẳng hạn việc xây dựng kênh mương, đường giao thông, đường điện,... không thể khép kín trong trang trại mà phải gắn với cả vùng theo quy hoạch thống nhất, điều quan trọng là không được phá vỡ quy hoạch tổng thể của vùng đó. 

Hợp tác cạnh tranh: Các trang trại trong sản xuất hàng hóa phải hợp tác và liên kết với nhau, bên cạnh đó cần quan tâm tìm kiếm hợp tác với những đơn vị tổ chức kinh tế khác. Để làm được điều này, trước hết bản thân các trang trại phải hợp tác với nhau, cùng nhau giải quyết tốt hơn những vấn đề nội tại của trang trại như sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, chất lượng và thị trường sản phẩm, phối hợp với các đơn vị kinh tế khác như khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp dân doanh, các hộ kinh doanh cá thể ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các tổ chức thương mại, các hiệp hội, vv... để đầu tư nguồn lực đầu vào như vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, cây, con giống, dịch vụ thủy nông (tưới tiêu nước), vấn đề quảng bá sản phẩm, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm. 

Mặt khác, bản thân các trang trại phải cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn mà hầu hết các trang trại gặp phải đó là vốn, trang thiết bị sản xuất, khoa học kỹ thuật, hiểu biết thị trường, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế còn hết sức mới mẻ, đòi hỏi các trang trại phải tự lực đi lên, tìm hướng đi thích hợp cho mình như, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng, liên kết với các tổ chức, hệ thống các trang trại để cùng nhau xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng những điển hình, tháo gỡ khó khăn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư, tăng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đi đôi với hợp tác, cạnh tranh giữa các trang trại, giữa các trang trại với các đơn vị thành phần kinh tế khác diễn ra rất quyết liệt để tiêu thụ được sản phẩm nhằm mục đích tích lũy và tái sản xuất mở rộng là mục đích của trang trại. Muốn vậy, các trang trại phải nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất, không ngừng nắm bắt thông tin thị trường và các cơ hội của hội nhập quốc tế, điều quan trọng là phải minh bạch hóa, đúng luật, cạnh tranh lành mạnh, các bên đều có lợi.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại

Nhân tố quản lý trang trại: Quản lý trang trại là quy trình trang trại tác động lên các đối tượng bị quản lý từ khi đầu tư cho đến khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ nhằm mục đích sinh lời.

Công tác tổ chức quản lý trang trại là việc làm hằng ngày của chủ trang trại chứ không phải ai khác nên họ cần có kiến thức về khoa học quản lý nhất định. Để có được kiến thức này, họ phải trải qua quá trình đào tạo hoặc tự đào tạo thông qua học hỏi các chủ trang trại ở các trang trại làm ăn giỏi.

Các nhân tố về điều kiện tự nhiên: Hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra trên một không gian rộng lớn,có điều kiện về mặt tự nhiên, kinh tế. Chỉ có thể tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp khi ở đó có đất và các điều kiện tự nhiên thuận lợi. Đây là đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại là điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý,khí hậu, nguồn nước,…Khi nghiên cứu kinh tế trang trại cần nghiên cứu điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến việc quy hoạch sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi,…

Các nhân tố về kinh tế- xã hội: các điều kiện về kinh tế- xã hội thuận lợi là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Các điều kiện liên quan đến kinh tế- xã hội gồm: thị trường, cơ sở hạ tầng, sự hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất,…

Thị trường: Đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất hàng hóa nông sản nên sản xuất phải gắn với thị trường.Thị trường nông nghiệp bao gồm thị trường đầu vào là đất đai, tư liệu sản xuất, thị trường tiêu thụ nông sản,…Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến phương hướng và quy mô sản xuất nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng.

Sự hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa: Sự hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa sẽ tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế vùng nói chung và kinh tế trang trại nói riêng.Trình độ chuyên môn hóa càng cao, yêu cầu về liên kết càng lớn.

Trên đây là những thông tin về kinh tế trang trại là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển ở hầu hết các vùng miền ở nước ta hiện nay nên những kiến thức này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chủ đề này để có hướng phát triển phù hợp. 

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín