Lạm phát là một thuật ngữ vô cùng thông dụng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn đối với cả đời sống xã hội. Có thể nói, lạm phát tồn tại ngay trong cuộc sống và ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Thế nhưng liệu bạn đã hiểu một cách sâu sắc về bản chất lạm phát là gì? Có mấy loại lạm phát? Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào và tại sao nó lại xảy ra… Tất cả sẽ được Luận Văn 99 đề cập tại bài viết này.
Lạm phát được coi là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường. Khái niệm này xuất hiện khi các yêu cầu của quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng, đặc biệt là quy luật lưu thông tiền tệ. Ở đâu còn sản xuất hàng hóa và tồn tại những quan hệ hàng hóa tiền tệ thì ở đó sẽ tồn tại nguy cơ lạm phát và khi quy luật lưu thông tiền tệ bị vi phạm thì lạm phát sẽ xuất hiện.
Hiểu theo nghĩa đơn giản, lạm phát (Tiếng Anh: Inflation) là hiện tượng tiền giấy bị mất giá khiến cho giá cả của các loại hàng hóa được biểu hiện bằng đồng tiền mất giá tăng lên. Lạm phát có những đặc trưng sau: Tiền giấy tăng vượt quá nhu cầu cần thiết của quá trình lưu thông hàng hóa dẫn đến việc tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng liên tục và sự bất ổn định trong đời sống kinh tế của một quốc gia hay toàn thế giới.
Lạm phát là gì?
Từ khái niệm lạm phát là gì, ta có thể rút ra đặc điểm quan trọng nhất của lạm phát là sự gia tăng bền vững mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Để hiểu rõ hơn, ta sẽ cùng nhau xem xét ví dụ dưới đây:
Một trong những ví dụ đơn giản nhất về lạm phát trong thực tế có thể được nhìn thấy trong giá sữa. Vào năm 1913, một gallon sữa có giá khoảng 36 cent / gallon. Một trăm năm sau, cụ thể là vào năm 2013, một gallon sữa có giá 3.53 đô la - cao hơn gần mười lần. Sự gia tăng này không phải do sữa trở nên khan hiếm hơn, hay sản xuất đắt tiền hơn. Thay vào đó, mức giá này phản ánh sự giảm dần giá trị của tiền do kết quả của lạm phát.
Có thể bạn quan tâm:
➢ List đề tài luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng tiêu biểu 2021
Trên thực tế, việc phân loại lạm phát thường được thực hiện dựa trên hai tiêu thức đó chính là định lượng và định tính.
Về mặt định lượng, căn cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả, lạm phát được chia ra làm 3 loại:
Phân loại lạm phát căn cứ theo định lượng
Căn cứ vào định tính, lạm phát được chia ra thành hai nhóm:
Phân loại lạm phát căn cứ theo định tính
Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thực tế thu nhập của người lao động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp. Do đó, tình trạng này không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung.
Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động. Trên thực tế, tình trạng này thường hay xảy ra.
Lạm phát dự đoán trước được: Là loại lạm phát xảy ra hằng năm trong thời kỳ tương đối dài với tỷ lệ lạm phát ổn định. Loại lạm phát này có thể dự đoán được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng này và không ảnh hưởng nhiều đến đời sống, kinh tế.
Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể chưa từng xuất hiện trước đó. Loại làm phát này ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó gây ra biến động với nền kinh tế và làm giảm niềm tin của nhân dân với chính quyền.
Bên cạnh đó, lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy tính chất và hậu quả của nó phức tạp hơn. Các nhà kinh tế đã chia ra lạm phát tại các nước đang phát triển làm ba loại, gồm: Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm; lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.
Bạn cần thực hiện đề tài tiểu luận, luận văn về Lạm phát nhưng không có thời gian? Bạn chưa có kinh nghiệm viết luận hay bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện? Tham khảo ngay Dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi! |
Lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung tăng liên tục. Một số học thuyết nổi tiếng trên thế giới đã chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát như sau:
Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá mức cung tiền. Học thuyết Keynes lại cho rằng lạm phát xảy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo). Còn theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát sinh ra do tăng chi phí sản xuất hay còn gọi là chi phí đẩy. Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau. Cụ thể như sau:
Mức cung tiền luôn thay đổi ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát, mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp. Trong công cuộc chống lạm phát, ngân hàng Trung ương luôn giảm việc cung tiền bằng cách in nhiều tiền hơn( khi lãi suất thấp và điều kiện kinh doanh tốt) hoặc các ngân hàng thương mại tăng tín dụng. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến việc số lượng tiền có sẵn nhiều hơn, về trung và dài hạn sẽ dẫn đến cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Khi cung không tăng tương ứng với cầu thì việc dư cầu được bù đắp bằng việc tăng giá. Tuy nhiên, giá cả không thể tăng ngay mà sẽ tăng sau đó 2-3 năm, in tiền nhằm trợ cấp cho chi tiêu công cộng sẽ khiến lạm phát trở nên nghiêm trọng.
Biểu đồ lạm phát do cầu kéo - Biểu đồ Keynes
Bên cạnh nguyên nhân tăng cung tiền, việc tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và gia tăng dân số là những nhân số phi tiền tệ dẫn đến việc tăng cầu. Áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm, khi cầu về hàng hóa vượt quá mức cung nhưng quy mô sản xuất không được mở rộng hoặc việc ứng dụng các máy móc, công nghệ kỹ thuật bị giới hạn hay các nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự gia tăng của cầu. Sự mất cân đối này sẽ được lấp đầy bằng giá cả, lạm phát do cầu tăng lên từ đó sẽ xuất hiện.
Lạm phát chi phí đẩy hay còn gọi là lạm phát đình trệ, xuất hiện khi từ phía cung do chi phí sản xuất như nhân công, máy móc,…tăng lên khiến cho doanh nghiệp phải tăng giá cả sản phẩm. Tình trạng này chỉ xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá sản phẩm ở mức cao hơn thông thường.
Biểu đồ lạm phát do chi phí đẩy
Như đã đề cập ở trên, lạm phát được chia thành nhiều loại khác nhau và chúng có những mức độ ảnh hưởng khác nhau lên toàn xã hội. Xét trên góc độ tương quan, lạm phát được coi là nỗi lo của toàn xã hội và nó tác động lên mọi mặt của đời sống, bao gồm:
Với các nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao khiến cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng tạo nên những ổn định giả tạo trong quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền kéo theo sự vô hiệu hóa hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả sản xuất và kinh doanh ở một số doanh nghiệp sẽ bị thay đổi gây ra các biến động về kinh tế. Ở các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn mức lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản cao.
Lạm phát làm tăng nhu cầu đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hóa. Các nhà doanh nghiệp tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do có nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông nên nó càng trở nên hỗn loạn, đồng tiền ở trong tay những người vừa bán hàng xong lại nhanh chóng được đầu tư vào lưu thông khiến cho tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt kéo theo lạm phát không ngừng tăng lên.
Lạm phát khiến cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp do số tiền gửi vào ngân hàng giảm đi nhiều. Khi lượng tiền gửi giảm sẽ xảy ra tình trạng không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay cùng với sự sụt giá của đồng tiền và sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không phù hợp với những người có tiền mặt nhàn rỗi. Về phía người đi vay, họ là người có lợi lớn vì đồng tiền bị mất giá một cách nhanh chóng khiến cho hoạt động của ngân hàng không còn được thông suốt nữa.
Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
Lạm phát gây ra sự biến động lớn về giá cả và sản lượng hàng hóa. Khi lạm phát xảy ra, những thông tin trong xã hội bị phá hủy do biến động của giá cả khiến thị trường trở nên rối ren. Lạm phát cũng khiến cho nhà nước thiếu vốn, không đủ sức cung cấp tiền cho các khoản phúc lợi xã hội,…Các lĩnh vực dự định được chính phủ đầu tư vãn hỗ trợ vốn cũng bị thu hẹp hoặc trì hoãn.Khi ngân sách của nhà nước bị thâm hụt sẽ khiến các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống xã hội sẽ không có điều kiện để thực hiện như đã được đề ra từ trước.
Lạm phát gây ra nhiều bất ổn trong đời sống của người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, do đó, cần có các biện pháp thiết thực để kiểm soát tình trạng này, cụ thể:
Trên đây là toàn bộ các kiến thức tổng quan liên quan đến khái niệm lạm phát là gì. Luận Văn 99 hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về khái niệm này đồng thời ứng dụng nó vào trong cuộc sống cũng như là trong học tập.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín