Môi trường luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay và được nhiều ngành nghề, lĩnh vực lấy làm trọng tâm trong việc phát triển chiến lược kinh doanh. Một trong những hiện tượng của môi trường được xã hội quan tâm là biến đổi khí hậu. Nguyên nhân được nhìn nhận là do lượng lớn chất thải của ngành công nghiệp, trong đó xuất phát từ logistics. Vì vậy, phát triển logistics xanh đang được đầu tư quan tâm. Vậy logistics xanh là gì? Thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây cùng Luận Văn 2S nhé.
Khái niệm logistics:
Logistics được hiểu là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý một cách khoa học từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ,… bắt đầu từ điểm khởi đầu sản xuất là việc mua nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Bài viết liên quan:
➢ Dịch vụ logistics là gì? Khái niệm, vai trò của dịch vụ logistics
Khái niệm logistics xanh:
Logistics xanh (Tiếng Anh: Green logistics) là một chủ đề mới được đề xuất trong những năm 90 của thế kỷ 20, trong đó mô tả logistics sử dụng các phương pháp sử dụng công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại nhằm giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn,…
Theo Bojna Beskov Nyk: Logistics xanh buộc tất cả mọi người sử dụng logistic phải xem xét ảnh hưởng của họ tới môi trường. Mục tiêu chính của logistic xanh là điều phối tất cả các hoạt động một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu chi phí tác động đến môi trường.
Theo Liwen Zheng: Logistics xanh là thực hiện các hoạt động quản lý nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu khách hàng và mục tiêu phát triển xã hội, kết nối cung và cầu xanh, vượt qua các trở ngại về không gian, thời gian để đạt được hiệu quả trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Logistics xanh hạn chế thiệt hại môi trường và sử dụng các nguồn lực logistic tốt nhất. Logistics xanh là một khái niệm bao gồm cả hoạt động kinh doanh logistic xanh và hoạt động để quản lý, tiêu chuẩn hóa và kiểm soát logistics xanh.
Khái niệm logistics xanh là gì?
Quá trình vận chuyển hàng hóa phải sử dụng nhiều phương thức vận tải, sử dụng phương tiện vận tải xanh, ưu tiên sử dụng nhiên liệu sạch, vận tải bằng đường thủy tạo ra lượng khí thải thấp hơn 4-5 lần và vận chuyển bằng đường sắt thấp hơn 7-8 lần so với vận chuyển bằng đường bộ. Lập kế hoạch mạng lưới vận chuyển hàng hóa hợp lý và bố trí trung tâm phân phối, lựa chọn tuyến đường giao thông phù hợp để tránh đi lại nhàn rỗi, vận chuyển đối lưu sẽ giúp giảm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế xả khí thải ra môi trường,…
Tối ưu hóa chiến lược bố trị kho và hàng tồn kho để giảm chi phí logistics và ô nhiễm môi trường. Thiết kế hệ thống kho bãi sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, khai thác năng lượng xanh, thiết kế công trình bền vững. Cần nghiên cứu về khối lượng cung - cầu, tính toán tỷ lệ chi phí hàng tồn kho để áp dụng chiến lược hàng tồn kho thích hợp, việc dự trữ nhiều hoặc ít đều tạo ra sự lãng phí.
ứng dụng logistics ngược nhằm giảm chi phí thấp, tận dụng tối đa nguyên liệu, đảm bảo xử lý tốt hàng hóa khi khách hàng trả lại và giảm thiểu rác thải.
Thực hiện bao bì xanh khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế hoặc phân hủy sinh học để giảm chi phí mặt hàng và bảo vệ môi trường.
Logistics xanh giúp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, duy trì hệ sinh thái, giảm ảnh hưởng lên môi trường như giảm lượng phát thải CO2, giảm cấp độ tiếng ồn,…
Logistics xanh còn phát triển trong mối quan hệ hài hòa với văn hóa và các nguồn tài nguyên có sẵn, tiếp cận nguồn nước sạch, năng lượng sạch và xử lý tốt vấn đề rác thải làm tiền đề cho phát triển bền vững.
Logistics ngược cũng đóng góp vai trò trong tái chế, xử lý rác thải và quản lý các nguyên vật liệu nguy hại. Đây là một phần của quản lý chuỗi cung ứng, là vấn đề hiển nhiên đối với tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
Logistics giúp kết nối các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế như cung cấp, sản xuất,…và logistics xanh góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông trong phân phối hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp áp dụng từ đó thúc đẩy thương mại và hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực nói chung và các nước trên thế giới nói riêng.
Logistics giúp tiết kiệm,giảm chi phí trong kênh phân phối, tăng khả năng cạnh tranh kinh doanh cho các doanh nghiệp như doanh nghiệp chủ động trong khâu tìm kiếm nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, quản lý hàng tồn kho, giao hàng đúng thời gian với chi phí thấp nhất,…từ đó giảm thiểu các chi phí xuống một cách tối đa, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Logistics còn giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ, theo các chuyên gia giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Thông qua dịch vụ logistics, các công ty sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung một loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi đến nơi nhận hàng cuối cùng.
Hoạt động logistics xanh là hoạt động nằm trong chuỗi cung ứng xanh hay chuối cung ứng bền vững của doanh nghiệp - là hoạt động có thể giảm thiểu các chi phí xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, giảm tác động xấu từ chất thải công nghiệp, giảm các tác động xấu lên cộng đồng và thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp.
Vai trò của logistics xanh là gì?
Hệ thống logistics xanh bao gồm các khía cạnh sau:
Giao thông vận tải trong hoạt động logistics chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa xuyên suốt trong cả chuỗi cung ứng, từ việc đưa máy móc đến khai thác nguyên liệu đầu vào về tập trung tại nhà xưởng, vận chuyển hàng hóa sản phẩm qua các khâu chế biến cho đến khi phân phối hàng hóa đến các đại lý và đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Giao thông vận tải là một hoạt động logistics quan trọng ảnh hưởng quan trọng đến môi trường, được thể hiện ở ba hoạt động chính là xây dựng mạng lưới vận tải, vận hành phương tiện vận chuyển và xử lý phương tiện vận tải và các bộ phận. Nhiệm vụ chính là vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu, hoạt động logistic phải sử dụng nhiều phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không,… với đặc điểm là tiêu thụ nhiên liệu rất lớn và nồng độ xả thải khí thải nhà kính cao, gây ô nhiễm môi trường lớn.
5 tiêu chí thực hiện vận tải xanh gồm:
Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm nhằm cung ứng cho khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất khi họ có yêu cầu. Kho bãi hiện nay không chỉ là nơi lưu trữ hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong hoạt động của các công ty logistic tại Việt Nam.
Bố trí sản phẩm: Việc luân chuyển hợp lý giữa sản phẩm cũ với sản phẩm mới, giữ lại sản phẩm lỗi thời hay bỏ đi. Với những sản phẩm không còn hữu ích nữa, các công ty nên nghĩ về việc sử dụng thay thế như tái sử dụng vật liệu cho các loại hình hoạt động khác, bán hàng vào thị trường sử dụng đồ cũ hoặc sửa chữa, tân trang,…
Để quản lý nhà kho cần đáp ứng 5 tiêu chí đo lường sau:
Việc đóng gói là quá trình quan trọng của tất cả các sản phẩm trước khi đưa chúng vào thị trường. Việc đóng gói sản phẩm tốt hơn với việc xếp lại mô hình pallet, làm cho các công ty nhận ra việc tiết kiệm đáng kể bằng cách giảm sử dụng vật liệu, tăng sử dụng không gian trong kho và xe, giảm lượng yêu cầu xử lý,…
ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dữ liệu rất quan trọng, đem lại hiệu quả trong giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, tăng lợi nhuận và tối ưu hóa quản lý các nguồn lực.
Hằng ngày có rất nhiều rác thải được thải ra từ các hoạt động công nghiệp, trong đó phần lớn đến từ các hoạt động logistic như nhà kho tạo ra lượng lớn chất thải bao bì hay khi sản phẩm trong kho hết hạn mà không được tái chế thì chúng sẽ trở thành chất thải. Vì vậy, cần có biện pháp quản lý chất thải thích hợp.
Tiêu chí tiết kiệm chi phí logistics xanh
Tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động kho vận: Để thực hiện logistics xanh, các doanh nghiệp cần cẩn trọng trong thiết kế và xây dựng kho bãi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng năng lượng trong kho. Không chỉ vậy, vị trí đặt kho hàng cũng cần gần các đầu mối giao thông và các khu công nghiệp để tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.
Tiết kiệm và hiệu quả trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics: cơ sở hạ tầng logistics quyết định đến độ thông suốt trong quá trình cung ứng từ mắt xích này đến mắt xích khác và độ chính xác về thời gian chuyển thành quả sản phẩm từ khâu này đến khâu khác.
Chi phí nhỏ nhất: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí trên nhiều phương diện như cải thiện đóng gói, bao bì, tái chế rác thải hay áp dụng cấu trúc Hub-and-spoke (trục bánh xe và nan hoa) trong vận chuyển đường hàng không và hàng hải. Theo đó, các thành phố lớn có nhiều tuyến vận tải hướng đến sẽ được coi là trục và các thành phố nhỏ có ít tuyến sẽ được nối với nhau như các nan hoa.
Tăng quy mô và đảm bảo chất lượng
Cần mở rộng quy mô và đảm bảo chất lượng dịch vụ, thể hiện ở các mặt sau:
Độ an toàn: Doanh nghiệp cần ưu tiên đảm bảo tính an toàn để đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn về con người, hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối. Khâu quan trọng nhất là vận tải hàng hóa cần đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về kỹ thuật và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ cũng như đảm bảo sự chuyên dụng của các phương tiện.
Thời gian ngắn nhất: Dịch vụ door-to-door kết hợp chiến lược Just-in-time ra đời tiết kiệm đáng kể thời gian và sức lực của khách hàng.
Độ tin cậy: Khi làm tốt các yếu tố về an toàn, thời gian và chi phí trong các hoạt động logistic tức là doanh nghiệp logistic đã và đang tạo độ tin cậy, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và đối với khách hàng.
Tiêu chí giảm thiệt hại môi trường
Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu: Doanh nghiệp cần chủ động trong việc mua sắm và lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu để làm giảm lượng khí thải carbon trong hoạt động logistics.
Lựa chọn phương thức vận tải: Cần ưu tiên lựa chọn phương thức vận tải thân thiện với môi trường như phương thức vận tải nội địa.
Vận hành kho hợp lý: Cần đầu tư các thiết bị xếp dỡ hàng hóa chạy bằng điện ,các khí thiên nhiên giúp giảm khí thải carbon. Các tính năng thân thiện với môi trường trong kho cần được quan tâm, thay thế như tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, tận dụng ánh sáng tự nhiên,thiết kế diện tích hợp lý,…
Xử lý chất thải: Các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ tái chế như áp dụng phương pháp 3R- thiết lập chế độ kinh tế tròn. Lượng chất thải phát sinh sẽ được thu gom, lưu trữ và phân loại có thể theo khả năng tái chế và xử lý sơ bộ.
Logistics xanh lần đầu tiên được biết đến tại Việt Nam vào đầu những năm 2000, trong bối cảnh sự phát triển của các hoạt động xanh trở thành xu hướng phát triển tại các quốc gia châu Á, xu hướng mà người tiêu dùng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn dành cho các sản phẩm xanh. Trong khi trên thế giới, hoạt động xanh được thực hiện theo chuỗi cung ứng thì các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tiến hành hoạt động xanh ở một vài mắt xích, phổ biến nhất là nó được tập trung ở dịch vụ kho bãi và việc ứng dụng công nghệ thông minh và thân thiện với môi trường của công ty Vinafco năm 2011. Hệ thống này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể, hơn thế nữa còn góp phần vào chiến dịch tiết kiệm điện năng của nhà nước, bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người lao động. Cũng tại công ty này, họ ứng dụng phần mềm quản lý mã hàng đối với ngành bán lẻ và đạt được hiệu quả trông thấy.
Ngoài ra, hoạt động xanh còn được thực hiện qua các hoạt động logistics ngược, tuy nhiên mới chỉ được thực hiện tại các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam. Tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, logistics ngược mới chỉ tập trung vào việc thu hồi sản phẩm từ khách hàng để bảo hành, sửa chữa, đổi trả hoặc thu hồi bao bì để tái sử dụng. Các doanh nghiệp chưa có nhận thức sâu sắc về vai trò của logistics ngược trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời, sự hạn chế về trình độ quản lý, sự yếu kém về hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa tổ chức, triển khai và kiểm soát hoạt động logistics ngược một cách bài bản, chuyên nghiệp. Phát triển logistics ngược ở Việt Nam là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp, các ngành cũng như trên bình diện quốc gia đặc biệt là trong bối cảnh quan điểm phát triển bền vững đã trở thành đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước và Việt Nam đã ký kết nhiều cam kết quốc tế về phát triển bền vững như: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và tiêu huỷ chúng, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ.
Bên cạnh các hoạt động liên quan đến cơ sở hạ tầng, thể chế pháp lý, Việt Nam cũng tạo điều kiện, hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc phát triển logistics xanh. Doanh nghiệp nhận được hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ngành thông qua các thông tư, nghị định. Chẳng hạn như Bộ giao thông vận tải ban hành thông tư số 16/2010 TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 855/QĐ-TT phê duyệt Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải…
Trên đây là những nội dung cơ bản của logistics xanh mà các doanh nghiệp và nhà quản lý cần chú ý. Thực hiện logistic xanh không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường. Hy vọng những nội dung xoay quanh khái niệm logistics xanh là gì mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ về nội dung của Logistic xanh. Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh về chủ đề này, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhé!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín