Lợi thế tuyệt đối là một trong những thuật ngữ kinh tế vĩ mô quan trọng, dựa trên các nguyên tắc của Chủ nghĩa tư bản và thường được sử dụng trong các quyết định liên quan đến thương mại quốc tế. Cụ thể là lý do và cách thức mà các doanh nghiệp và quốc gia phân bổ nguồn lực để sản xuất một số hàng hóa nhất định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về khái niệm lợi thế tuyệt đối là gì? Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cũng như so sánh sự khác nhau giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh.
Lợi thế tuyệt đối (tiếng Anh: Absolute Advantage) là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến khả năng của một bên (có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia) sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn đối thủ cạnh tranh trong khi sử dụng cùng một lượng nguồn lực đầu vào. Cũng có thể nói, lợi thế tuyệt đối cập đến khả năng sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định với chi phí thấp hơn (tức là hiệu quả hơn) so với một bên khác.
Theo Adam Smith - người được coi là cha đẻ của kinh tế học hiện đại, các quốc gia chỉ nên sản xuất những mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối. Một cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia được cho là có lợi thế tuyệt đối nếu nó có thể sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn so với một cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia khác.
Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage) là gì?
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối được giới thiệu lần đầu tiên trong tác phẩm “An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations” năm 1776 bởi nhà kinh tế học người Scotland, Adam Smith. Ông cho rằng, tất cả các quốc gia không thể đồng thời trở nên giàu có theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương - tối đa hóa xuất khẩu và giảm thiểu nhập khẩu bởi bởi vì xuất khẩu của một quốc gia này là nhập khẩu của quốc gia khác. Và để thay thế quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, Adam Smith đưa ra tuyên bố rằng tất cả các quốc gia đều có lợi nếu tất cả các quốc gia thực hiện thương mại tự do và chuyên môn hóa phù hợp với lợi thế tuyệt đối của họ. Ông cũng tuyên bố rằng để trở nên giàu có, các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà họ có lợi thế tuyệt đối và tham gia vào thương mại tự do với các quốc gia khác để bán hàng hóa của họ. Điều này giúp cho các nguồn lực của một quốc gia sẽ được sử dụng theo cách tốt nhất có thể cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó có lợi thế về năng suất so với các quốc gia khác. Và từ đó tối đa hóa của cải quốc gia.
Adam Smith đã đề xuất luận điểm lợi thế tuyệt đối như một sự thay thế cho quan điểm chủ nghĩa trọng thương dựa trên nguyên tắc các quốc gia nên sản xuất nhiều thứ nhất có thể, đồng thời ủng hộ sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ đối với thương mại quốc tế thống trị tư tưởng kinh tế học vào thế kỷ 18. Theo thời gian, quan điểm của Adam Smith được gọi là lý thuyết lợi thế tuyệt đối của thương mại và trở thành lý thuyết thống trị về thương mại cho đến khi lý thuyết về lợi thế so sánh được phát triển vào thế kỷ 19 bởi David Ricardo, một nhà kinh tế học người Anh.
Một số ví dụ thực tiễn về lợi thế tuyệt đối trên thế giới có thể kể đến là:
Trong sản xuất dầu: Tại các quốc gia ở Trung Đông có lợi thế tuyệt đối khi sản xuất dầu mỏ. Tại các quốc gia giàu tài nguyên dầu mỏ, các doanh nghiệp có thể sử dụng các kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền để khai thác tài nguyên dầu mỏ và sản xuất chúng với số lượng lớn. Còn tại các quốc gia khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, để có thể sản xuất dầu mỏ, các doanh nghiệp tại đây cần sử dụng các kỹ thuật phức tạp chẳng hạn như khoan ngoài khơi với chi phí vô cùng đắt đỏ.
Trong sản xuất cà phê: Nhiều quốc gia Trung và Nam Mỹ có lợi thế tuyệt đối khi sản xuất cà phê. Khí hậu của những vùng này đặc biệt thích hợp cho việc trồng cà phê, khiến hạt cà phê dễ dàng phát triển thành cây sinh lợi hơn rất nhiều. Tại một số các quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cà phê, chẳng hạn như Canada, với khí hậu khá lạnh, rất khó để quốc gia này có thể sản xuất được cà phê. Nếu có thể, nó cũng cần một khoản chi phí rất lớn cho việc kiểm soát khí hậu.
Trong khai thác đồng: Chile và Zambia đều có lợi thế tuyệt đối so với các khu vực khác trên thế giới về khai thác đồng. Vùng đất của cả hai quốc gia đều bao gồm các kho dự trữ đồng lớn, giúp họ dễ dàng xây dựng các hoạt động khai thác quy mô lớn thu được nhiều kim loại.
Bạn đang tìm kiếm tài liệu cho bài luận văn về thương mại quốc tế? Bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài luận văn? Đừng lo lắng, DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN THUÊ của chúng tôi hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn. Chi tiết truy cập: https://luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html |
Lợi ích của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith là nó có thể giúp các quốc gia tối đa hóa năng suất và hiệu quả sản xuất hàng hóa, dịch vụ của mình. Nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối so với các quốc gia khác khi sản xuất một sản phẩm, thì việc quốc gia đó tập trung tất cả các nguồn lực của mình để tạo ra sản phẩm đó sẽ mang lại lợi ích không chỉ riêng cho quốc gia đó mà còn cho tất cả các quốc gia khác trên thế giới: Quốc gia sản xuất nhận được nhiều giá trị nhất cho sức lao động của mình bằng cách bán sản phẩm đó cho các quốc gia khác và nhập khẩu về bất kỳ hàng hoá nào mà quốc gia đó cần.
Ưu điểm của lợi thế tuyệt đối
Bên cạnh lợi ích, lý thuyết về lợi thế tuyệt đối cũng tồn tại nhiều nhược điểm:
Thứ nhất, lý thuyết lợi thế tuyệt đối dựa trên thương mại tự do thực sự giữa các quốc gia. Trên thực tế, điều này hiếm khi xảy ra do thuế quan, hạn ngạch và các yếu tố khác gây trở ngại cho thương mại giữa các khu vực. Ngay cả khi một quốc gia có thể sản xuất một sản phẩm với chi phí thấp hơn các quốc gia khác, thì các hạn chế thương mại có thể khiến các quốc gia khác tự sản xuất sản phẩm vẫn mang về hiệu quả kinh tế cao hơn. Thậm chí các quốc gia còn có thể cố tình áp dụng thuế quan để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước lợi thế của nước khác.
Thứ hai, việc tập trung tất cả sản xuất của một quốc gia vào một hàng hóa duy nhất là không thực tế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Mặc dù một khu vực có thể có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một sản phẩm, nhưng nếu sản phẩm đó không có nhu cầu cao, thì việc tập trung toàn bộ nguồn lực để sản xuất nó là một ý tưởng không mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Một ví dụ điển hình có thể kể đến trong trường hợp này là việc khai thác uranium: uranium rất hữu ích cho các nhà máy điện hạt nhân, nhưng chỉ có khoảng 440 lò phản ứng trên thế giới. Nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối tập trung toàn bộ nguồn lực vào khai thác uranium, thì quốc gia đó có thể nhanh chóng vượt quá nhu cầu, để lại rất nhiều uranium mà họ không thể bán được.
Cuối cùng, nhược điểm cuối cùng của lý thuyết lợi thế tuyệt đối là nó giả định thương mại chỉ liên quan đến hai bên và hai hàng hóa. Trên thực tế, trao đổi quốc tế phức tạp hơn nhiều, với hầu hết các quốc gia giao dịch với hàng chục quốc gia khác và trao đổi hàng trăm hoặc hàng nghìn thứ khác nhau.
Cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh đều là những khái niệm vô cùng quan trọng để hiểu cách thức hoạt động của thương mại quốc tế. Lợi thế tuyệt đối là khi một quốc gia có thể sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn quốc gia khác trong khi lợi thế so sánh đề cập đến khả năng của một quốc gia cụ thể trong việc sản xuất hàng hóa với chi phí cơ hội thấp hơn một quốc gia khác. Đây là điểm khác biệt chính giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh. Bằng cách hiểu rõ hơn lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, các chủ thể kinh tế có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn trên thị trường.
Cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh:
Tham số so sánh | Lợi thế tuyệt đối | Lợi thế so sánh |
Định nghĩa | Lợi thế tuyệt đối là khả năng vốn có của quốc gia trong việc sản xuất hàng hóa cụ thể một cách hiệu quả với chi phí cận biên thấp hơn so với các quốc gia khác. | Khái niệm lợi thế so sánh đề cập đến khả năng của quốc gia trong việc sản xuất hàng hóa cụ thể với chi phí cận biên và chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác. |
Sản xuất hàng hóa | Các quốc gia có lợi thế tuyệt đối về sản xuất hàng hóa sẽ sản xuất ra khối lượng hàng hóa đó cao hơn với cùng nguồn lực sẵn có. | Các quốc gia có lợi thế so sánh tính đến việc sản xuất nhiều hàng hóa trong một quốc gia đồng thời quyết định việc sản xuất một hàng hóa cụ thể và phân bổ nguồn lực cho cùng một loại hàng hóa. |
Chi phí sản xuất | Lợi thế tuyệt đối đề cập đến việc giảm chi phí sản xuất của một hàng hóa cụ thể so với các đối thủ cạnh tranh. | Lợi thế so sánh đề cập đến chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa cụ thể thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. |
Lợi ích thương mại | Lợi thế tuyệt đối không phải lúc nào cũng có lợi cho cả hai quốc gia tham gia giao dịch thương mại. | Lợi thế so sánh mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia cùng tham gia vào giao dịch thương mại. |
Phân bổ tài nguyên | Lợi thế tuyệt đối có thể không hiệu quả lắm trong việc quyết định phân bổ nguồn lực của một quốc gia để sản xuất hàng hóa vì nó không xem xét chi phí cơ hội của việc sản xuất. | Lợi thế so sánh xem xét chi phí cơ hội của sản xuất. Do đó nó hiệu quả hơn trong các quyết định phân bổ nguồn lực, sản xuất trong nước và nhập khẩu các mặt hàng cụ thể. |
Hiệu quả kinh tế | Lợi thế tuyệt đối có thể không hiệu quả lắm vì nó tập trung vào việc tối đa hóa sản xuất với cùng một nguồn lực sẵn có mà không tính đến chi phí cơ hội của sản xuất. | Lợi thế so sánh có hiệu quả hơn trong việc giúp các quốc gia đưa ra các quyết định liên quan đến phân bổ nguồn lực, sản xuất trong nước và xuất / nhập khẩu hàng hóa. |
Trên đây là toàn bộ những kiến thức giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi thế tuyệt đối là gì cũng như sự khác nhau cơ bản giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận thương mại quốc tế của mình nhé!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín