Phân tích ma trận SWOT là một công cụ cực kỳ đơn giản nhưng đặc biệt hữu dụng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Dù cho bạn muốn đánh giá vị trí hiện tại của doanh nghiệp, mở rộng sang các thị trường mới, hay đơn giản là phát triển một chiến lược mới, phân tích SWOT có lẽ là một trong những bước đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện. Hôm nay, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ma trận SWOT là gì? Các vấn đề liên quan đến phân tích SWOT cũng như một số ví dụ minh họa tham khảo.
Ma trận SWOT (hay swot analysis / mô hình swot ) là một mô hình phân tích kinh doanh khá nổi tiếng dành cho tất cả các doanh nghiệp nào có mong muốn cải thiện tình trạng kinh doanh và đưa ra cho mình một hướng đi đúng đắn. SWOT là tập hợp chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh như: Strengths (điểm mạnh) - Weaknesses (điểm yếu) - Opportunities (cơ hội) - Threats (thách thức). Trong đó:
Ma trận SWOT là gì?
Mỗi một cá nhân hay tổ chức đều có thể áp dụng được mô hình ma trận SWOT để tận dụng tối đa các tiềm năng nội tại bên trong doanh nghiệp đang có để từ đó mang đến lợi ích tốt nhất và đồng thời cũng giảm thiểu khả năng thất bại. Hiểu đúng hơn chính là giúp cho bạn hiểu mình đang làm gì, thiếu sót những gì để có hướng cải thiện và phát huy.
Mô hình này được cho rằng là do Albert Humphrey phát triển ra vào những năm thập niên 60 - 70 của thế kỷ 20. Đây là kết quả của dự án nghiên cứu do Đại học Stanford của Mỹ thực hiện. Theo đó chúng đã sử dụng dữ liệu của 500 công ty khác nhau có doanh thu lớn nhất của nước Mỹ để tìm ra nguyên nhân thất bại khi lập kế hoạch kinh doanh.
Ban đầu chúng có tên là SOFT, viết tắt của Satisfactory (thỏa mãn) - điều tốt trong hiện tại; Opportunity (cơ hội) - điều tốt trong tương lai; Fault (lỗi) - Điều xấu trong hiện tại; Threat (thách thức). Tuy nhiên đến năm 1964 khi mô hình này được giới thiệu cho Orr và Urick tại Zurich Thụy Sĩ, Albert cùng cộng sự của mình đã đổi Satisfactory (thỏa mãn) thành Strengths (điểm mạnh), Fault (lỗi) thành Weaknesses (điểm yếu).
Tính đến năm 2004 thì SWOT đã được điều chỉnh, hoàn thiện và chứng minh cho mọi người thấy khả năng hữu hiệu, tính ứng dụng của mình trong việc đưa ra hay thống nhất được mục tiêu của tổ chức mà không cần đến sự tư vấn hay sử dụng thêm nguồn lực khác cho tiết kiệm chi phí.
Mô hình SWOT này sẽ được trình bày ở dạng một ma trận gồm có 2 cột và 2 hàng, có tất cả 4 phần bằng nhau. Mỗi phần sẽ tương ứng với một tiêu chí, các tiêu chí này có đặc điểm cụ thể như sau:
Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh là những thuộc tính thuộc về nội tại của công ty, nó sẽ là những thứ nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Bạn cần trả lời được các câu hỏi như: Bạn làm gì tốt nhất? Những nguồn lực nội tại đang có là gì? Sở hữu lợi thế về con người, công nghệ, mối quan hệ ra sao,... Dưới đây là một số nguồn lực mà bạn có thể sử dụng để tìm ra điểm mạnh của mình:
Tuy nhiên bạn nên phải nhớ mình cần phải thực tế, khách quan, sáng suốt và không tỏ ra nghiêm tốn thái quá. Ngược lại phải luôn đúng mực khi đánh giá điểm mạnh, nhất là khi đang so sánh đối thủ.
Nói một cách dễ hiểu thì điểm yếu chính là những điều bạn làm chưa tốt. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn thì hãy tìm cho mình những điểm yếu cơ bản thông qua tài sản, nguồn lực và con người,... Với những khoản nào “thiểu” điểm mạnh thì ở đó chắc chắn sẽ có điểm yếu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tự hỏi công việc nào mình làm không tốt, mình đang né tránh việc gì, lời nhận xét tiêu cực nào bạn nhận được từ đối phương,...
Bạn hãy nhớ một điều, điều yếu là những thứ tồn tại bên trong tổ chức hay trong con người bạn mà chính nó sẽ cản trở con đường đạt mục tiêu. Chính vì vậy bạn hãy thẳng thắn đối diện với sự thật, những giới hạn của mình để từ đó có hướng giải pháp để vượt qua.
Cơ hội sẽ là những yếu tố ở bên ngoài môi trường kinh doanh của bạn, chúng có khả năng góp phần vào thành công của bạn hoặc giúp bạn đi đến thành công nhanh chóng hơn. Để tìm được cơ hội thì bạn hãy liệt kê ra những tác động tích cực này cụ thể như:
Việc phân tích những thách thức, khó khăn bên ngoài đang cản trở bạn đi đến thành công là một điều cần thiết phải làm. Bạn hãy liệt kê ra danh sách những vấn đề sau đây, chúng sẽ giúp cho bạn tìm ra những nguy cơ mà bạn hay tổ chức gặp phải trong tương lai.
Sau khi đã tìm ra được thách thức thì sau đó cần đưa ra các phương án khắc phục. Phương án này giúp nâng cao kỹ năng quản trị để những thách thức này không vùi dập được bạn. một là né được hoặc là giải quyết được.
Bạn đang làm tiểu luận, luận văn phải sử dụng mô hình SWOT? Bạn gặp vấn đề với bài luận của mình? Liên hệ ngay với Luận Văn 99 nhé! DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN, LUẬN VĂN THUÊ của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/24 |
Việc phân tích ma trận SWOT chính là một trong năm bước giúp hình thành lên một chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh hiệu quả. SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược kinh doanh mà nó còn có ý nghĩa trong hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp muốn được phát triển, từng bước gây dựng lên uy tín và thương hiệu cho mình một cách thật chắc chắn và bền vững thì phân tích ma trận SWOT chính là một khâu không thể thiếu trong hoạch định chiến lược mỗi doanh nghiệp.
Phân tích SWOT còn giúp bạn đánh giá một cách chủ quan những dữ liệu theo dạng SWOT dưới trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và áp dụng cho mọi quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó nó cũng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi kết nối các nguồn lực với khả năng của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của mô hình SWOT
Dưới đây, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm ma trận SWOT là gì? Phân tích SWOT như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Hãy cùng tham khảo phân tích ma trận SWOT của công ty Coca-Cola qua ví dụ dưới đây:
Tóm tắt phân tích ma trận SWOT của Coca-Cola
Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến ma trận SWOT là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về mô hình này, áp dụng dễ dàng hơn trong mọi lĩnh vực. Chúc bạn luôn học tập tốt!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín