viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Marketing địa phương là gì? Xây dựng chiến lược marketing địa phương

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa được coi là hạt nhân của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (viết tắt là địa phương). Trong đó, các địa phương luôn đặc biệt quan tâm đến việc thu hút đầu tư phát triển lấp đầy các khu công nghiệp làm điểm tựa để phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Để làm được điều này, các địa phương luôn có nhiều nhóm và giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, marketing địa phương vẫn được xem là nhóm giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Vậy, marketing địa phương là gì và chiến lược marketing địa phương gồm những bước nào, cùng tìm hiểu cùng Luận Văn 2S qua bài viết sau nhé.

Marketing địa phương là gì?

Marketing địa phương được hiểu là một thuật ngữ chỉ tập hợp các chương trình hành động hỗ trợ được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của địa phương đó và phát triển kinh tế.

Xét về mặt marketing, chúng ta có thể xem một địa phương hay một quốc gia là một thương hiệu và gọi là “thương hiệu địa phương” để phân biệt với thương hiệu của một sản phẩm hay dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. Trên thế giới cũng như trong nước, đã có rất nhiều tác giả đưa ra quan điểm về khái niệm marketing địa phương (Tiếng Anh: Marketing Place), tiêu biểu như sau:

Theo quan điểm của “cha đẻ marketing” - Philip Kotler, “Marketing địa phương được định nghĩa là việc thiết kế, xây dựng hình tượng của một địa phương nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của những thị trường mục tiêu. Để việc thực hiện marketing địa phương mang lại hiệu quả cần có sự sẵn lòng hợp tác giữa người dân, doanh nghiệp với cộng đồng và sự mong chờ của những người du lịch và nhà đầu tư”. Trong đó, thị trường mục tiêu của marketing địa phương chính là những khách hàng mục tiêu mà các chủ thể thực hiện hoạt động marketing địa phương hướng đến. Chẳng hạn như doanh nghiệp hiện có và doanh nghiệp từ nơi khác, cư dân và người lao động, thị trường xuất khẩu, du khách tham quan du lịch… Một chiến lược marketing địa phương được xem là thành công khi và chỉ các “sản phẩm địa phương” đáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng các khách hàng mục tiêu.

Theo Ashworth & Wood (1994): Marketing địa phương là quá trình mà trong đó địa phương tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu trên cơ sở đảm bảo các lợi ích về xã hội và hiệu quả kinh tế, phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Dựa trên phương diện kinh tế địa phương, Joyce (2013) đã nghiên cứu và đưa ra quan điểm về khái niệm marketing địa phương là việc một doanh nghiệp có thể thu được lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp đó thực hiện các chiến lược dựa trên nguồn lực đặc biệt của địa phương, điều mà các đối thủ cạnh tranh không thuộc địa phương đó rất khó có thể thực hiện được. Lý thuyết này của Joyce có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm mục đích giải thích cho sự phát triển vững mạnh và lâu bền của các tổ chức và doanh nghiệp. 

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt: Marketing địa phương là marketing nhằm thu hút đầu tư, là một quá trình xã hội mà nhờ đó các cơ quan quản lý nhà nước, người dân và các cộng đồng đạt được mục tiêu thu hút đầu tư bằng cách kiến tạo, chào hàng và giao thương tự đo địa điểm đầu tư địa phương có giá trị và thỏa mãn các khách hàng - nhà đầu tư.

Như vậy, từ những quan điểm trên, ta có thể nhận thấy rằng với các công trình nghiên cứu về Marketing địa phương trên thế giới cũng như tại Việt Nam ta có thể rút ra kết luận marketing địa phương là những nỗ lực làm tăng giá trị của một địa phương so với những thị trường cạnh tranh, tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến hành vi của công chúng. Không chỉ đơn thuần là hành động quảng bá cho một địa phương, marketing địa phương còn là việc thiết kế một địa phương có khả năng đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu của thị trường mục tiêu đặt ra. Các chuyên gia marketing địa phương cần tạo ra được những “sản phẩm địa phương” có sức hút, có khả năng là thỏa mãn các nhu cầu mà khách hàng mục tiêu mong đợi. 

marketing_dia_phuong_la_gi_luanvan99
Marketing địa phương là gì?

Xem thêm:

Marketing xã hội là gì? Các giai đoạn trong quá trình marketing xã hội

Đặc điểm của marketing địa phương

Marketing địa phương được xem là một phương diện của phát triển địa phương. Hoạt động marketing địa phương không tách rời với hoạt động của địa phương ấy. Nguyên lý cơ bản của marketing không chỉ được ứng dụng trong kinh doanh mà còn được sử dụng trong các lĩnh vực rộng lớn hơn như chính trị, xã hội hay thậm chí trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín cho một quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, marketing địa phương có những nét đặc thù riêng so với marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing địa phương được đo lường bằng các tiêu chí như mức độ thỏa mãn của cư dân, khả năng thu hút của thành phố hoặc vùng, sự hấp dẫn của lãnh thổ đối với doanh nghiệp,…

Marketing địa phương mang tính cộng đồng, nó không chỉ liên quan đến các nhà lãnh đạo địa phương mà còn liên quan đến các doanh nghiệp, khách du lịch, tức là toàn bộ người sử dụng hiện tại hay tiềm năng của vùng lãnh thổ.

Marketing địa phương gắn với vai trò và chức năng của chính quyền. Thực tế, chính quyền địa phương đóng vai trò động lực chủ đạo trong việc thực hiện một dự án phát triển lãnh thổ, nhất là thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách quy hoạch địa phương.

Vai trò của marketing địa phương là gì?

Thứ nhất, marketing địa phương được ứng dụng một cách hiệu quả trong việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế của một địa phương hay một quốc gia.

Thứ hai, marketing địa phương mang tính chiến lược dài hạn. Vì vậy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thì các địa phương phải cạnh tranh với nhau trong việc thu hút vốn đầu tư, thu hút du khách và dân cư đến với địa phương mình. Để hiện thực hóa mong muốn phát triển địa phương thì không thể thiếu chiến lược marketing cho địa phương mình.

Thứ ba, ứng dụng marketing vào việc phát triển lãnh thổ - địa phương là cách tiếp cận hiệu quả nhất trong điều kiện kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Không chỉ quốc gia mà các địa phương phải tạo ra những sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu và ước muốn của du khách mục tiêu. Các sản phẩm, dịch vụ đó cần được bán trên cả phạm vi địa phương và quốc tế. Marketing lãnh thổ là các hoạt động thường xuyên và liên tục được điều chỉnh để đáp ứng các điều kiện môi trường kinh tế luôn thay đổi với thời cơ, thách thức mới.

Xem thêm:

Danh sách đề tài Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế mới nhất

Thị trường mục tiêu trong marketing địa phương là gì?

Thị trường mục tiêu hay khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng mà chủ thể thực hiện marketing địa phương hướng đến. Nhóm khách hàng này cần phải có nhu cầu cũng như khả năng chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ mà chủ thể marketing mang lại. Khách hàng mục tiêu ở đây cũng bao gồm cả khách hàng thực sự (hiện tại) và khách hàng tiềm năng. 

Theo Philip Kotler, có 04 thị trường mục tiêu bao quát của các nhà marketing địa phương bao gồm: Nhà kinh doanh, đầu tư; xuất khẩu hàng hóa địa phương, thu hút dân cư về địa phương và thu hút khách du lịch.

Thu hút nhà đầu tư, kinh doanh: Các doanh nghiệp ngày càng trở nên chuyên nghiệp trong việc tìm kiếm và lựa chọn địa phương thích hợp bằng cách tư vấn chào bán dịch vụ cho các công ty đang tìm kiếm địa điểm đầu tư. Về nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ đánh giá địa phương là địa điểm tiềm năng sau khi xem xét các yếu ố xác định môi trường kinh doanh chung của địa phương, được gọi là “yếu tố thu hút” và có thể chia thành loại “cứng” và “mềm”.

Thu hút dân cư về địa phương: Các địa phương hiện nay đang tập trung vào nhu cầu thu hút các nhà chuyên môn và nhân công có tay nghề. Tức là phải tìm kiếm các kỹ sư, nhà nghiên cứu, nhà phát minh, người biết nhiều ngoại ngữ - thu hút nhân tài,… Theo Kotler, nếu một địa phương thu hút một số nhóm ngành nghề cụ thể có thể đưa ra và quảng bá những lợi ích của việc định cư tại một quốc gia hay địa phương đó như thủ tục định cư đơn giản, chất lượng cuộc sống cao,…

Xuất khẩu hàng hóa địa phương: Các nước đang phát triển thường tập trung vào chiến lược xuất khẩu đi liền với chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Các địa phương tìm kiếm các tổ chức, doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu để làm tăng kim ngạch xuất khẩu của địa phương mình. Bên cạnh đó, các địa phương cũng tìm những cách thức khác nhau thúc đẩy xuất khẩu thông qua các chính sách ưu đãi liên quan đến xuất khẩu, các tổ chức hỗ trợ, xúc tiến xuất khẩu,…

Thu hút khách du lịch: Đây là thị trường mục tiêu đầu tiên, gồm 2 nhóm chính là thương nhân và khách du lịch. Đối với các nhà tiếp thị địa phương, cần đáp ứng hai thị trường riêng biệt này. Du khách thương nhân thường tập trung tại một khu vực để tham dự cuộc họp hay hội nghị kinh doanh, kiểm tra, khảo sát một địa điểm, hay bán và mua một mặt hàng nào đó. Khách du lịch là những du khách muốn tham quan một nơi nào đó và những lữ khách đi thăm gia đình, bạn bè.

Các thuộc tính tự nhiên của một địa phương được cộng đồng ở đó và các công ty thương mại sử dụng làm đặc trưng tiếp thị. Cộng đồng hay khu vực phải tạo ra và gửi đi “dấu hiệu đặc trưng”, nét bản sắc của địa phương đó.

thi_truong_muc_tieu_trong_marketing_dia_phuong_luanvan99
Thị trường mục tiêu trong marketing địa phương là gì?

Cách thức marketing địa phương

Marketing ấn tượng: Thực hiện qua việc phát ra một hình ảnh mạnh mẽ và phù hợp. Tiếp thị hình tượng hướng đến phát triển một khẩu hiệu thông minh, đáng tin cậy và có thể chứng minh được.

Marketing đặc trưng: Được thực hiện thông qua việc đầu tư vào các điểm nổi bật của địa phương đó. Các điểm nổi bật này có thể do tự nhiên ưu đãi, do lịch sử để lại hay do địa phương đó tự xây dựng nên. Chiến lược phổ biến là xây dựng các trung tâm hội thảo và hội chợ với quy mô lớn và hiện đại nhằm thu hút số lượng lớn khách hội nghị và các nhà kinh doanh hằng năm.

Marketing hạ tầng cơ sở: Trong marketing địa phương, cơ sở hạ tầng đóng vai trò chính yếu. Hệ thống giao thông tiện lợi và hiện đại, mạng lưới thông tin liên lạc, công viên khoa học,…là những cơ sở hạ tầng luôn được các địa phương đầu tư, phát triển để thu hút khách du lịch và nhà đầu tư.

Marketing con người: Gồm 5 dạng sau: Những nhân vật nổi tiếng, nhà lãnh đạo địa phương tâm huyết, nhân tài, người có đầu óc kinh doanh và người nổi tiếng mới chuyển đến địa phương.

Quy trình thực hiện chiến dịch marketing địa phương 

Đánh giá hiện trạng của địa phương

Thực chất của công việc này là việc phân tích, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội, đe dọa với địa phương. Cách làm này thường được gọi là phân tích SWOT trong kinh doanh. Nhà marketing địa phương cần thực hiện các công việc sau:

Thiết lập các đặc trưng hấp dẫn cho địa phương: Cần đánh giá các thông tin về kinh tế, địa lý nhân khẩu, dân số, thị trường bất động sản, cơ cấu ngành, đặc điểm của thị trường sức lao động,…để tìm ra đặc trưng hấp dẫn.

Nhận dạng đối thủ cạnh tranh: Khi xác định đối thủ cạnh tranh, các địa phương cần xác định trong từng lĩnh vực cụ thể mà địa phương mình muốn theo đuổi, lưu ý cạnh tranh và hợp tác luôn đi liền với nhau.

Nhận dạng xu hướng phát triển: Nhà marketing địa phương cần dự đoán những xu thế và hướng phát triển chính có khả năng ảnh hưởng đến địa phương.

Xây dựng ma trận SWOT: Dựa vào các cơ sở đánh giá địa phương, phân tích xu hướng và so sánh với đối thủ cạnh tranh, nhà marketing cần xây dựng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa chính của địa phương mình. Từ đó nhận dạng các vấn đề cơ bản mà địa phương cần giải quyết.

Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển của địa phương

 Xây dựng tầm nhìn cho địa phương phải xem xét một cách tổng thể nhiều yếu tố. Trong đó, vai trò của dân cư địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tầm nhìn của địa phương. Các nhà hoạch định cần xem xét điều người dân mong muốn trong giai đoạn 10 hay 20 năm tiếp theo. Năm nguyên tắc khi xây dựng tầm nhìn gồm: có giải pháp thay thế, có sự nỗ lực chung của khu vực nhà nước và tư nhân với sự phát triển của địa phương, có sự tư vấn từ chuyên gia nhưng điều hành và trách nhiệm lèo lái là của địa phương, tầm nhìn mang tính dài hạn và tầm nhìn phải được chấp nhận và phê chuẩn.

Thiết kế chiến lược marketing địa phương

Khi thiết kế chiến lược marketing cho địa phương, nhà marketing cần chú ý 2 vấn đề: Thứ nhất phải xem xét địa phương mình có những lợi thế nào cho thấy có thể thực hiện thành công chiến lược đó, thứ hai là địa phương có những nguồn lực nào để thực hiện chiến lược thành công. Những thành phần tạo nên một chiến lược cạnh tranh cho địa phương gồm: Hoạch định đô thị, cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ, điểm vui chơi giải trí,…

Hoạch định chương trình thực hiện

Chương trình thực hiện chiến lược marketing cần cụ thể và rõ ràng.Tính chi tiết hóa của một chương trình marketing sẽ giúp gia tăng tính hiệu quả trong việc thực hiện nó. Một chương trình marketing chi tiết sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng trong việc dự đoán ngân sách thực hiện.

Thực hiện, theo dõi và kiểm tra kết quả đạt được

Công việc mà nhà marketing địa phương cần thực hiện là quản trị quá trình thực hiện chiến lược marketing. Tình trạng của một địa phương phụ thuộc nhiều vào khả năng hoạch định chiến lược cũng như khả năng thực hiện của các nhà marketing địa phương. Các địa phương cần chuẩn bị họp định kỳ để xem lại tiến độ hoàn thành mục tiêu và chuẩn bị một bản tổng kết hàng năm để phản ánh các số liệu cứng như số công dân, kết quả kinh tế, công việc làm ăn,…

Các nhân tố ảnh hưởng đến marketing địa phương là gì?

Có 05 nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai, thực hiện các chiến lược Marketing địa phương. Cụ thể là:

  • Thương hiệu của địa phương
  • Sự hiểu biết về vai trò của marketing địa phương
  • Sự hội nhập, phát triển của địa phương
  • Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của địa phương
  • Liên kết các khả năng, thành phần địa phương, tạo sự đa dạng và hỗ trợ cho nhau

Phát huy tối đa tiềm năng vốn có của từng địa phương là điều quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch địa phương nói riêng. Chú trọng xây dựng, thực hiện chiến lược marketing địa phương là một công cụ quan trọng để một địa phương có thể thực hiện điều này. Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm marketing địa phương là gì và các nội dung khác xoay quanh khái niệm này. Chúng tôi hy vọng rằng các kiến thức chia sẻ trong bài viết sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín