viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nông nghiệp là gì? Sản xuất nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp 

Có thể nói, nông nghiệp chiếm một phần lớn trong tỷ trọng nền kinh tế và giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về khái niệm nông nghiệp là gì? Đặc điểm cũng như vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Nông nghiệp là gì?

Về định nghĩa, nông nghiệp (Tiếng Anh: Agriculture) là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội và là bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Hiểu theo nghĩa hẹp, nông nghiệp là việc sử dụng đất đai để thực hiện các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm 03 lĩnh vực là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Quá trình phát triển của nông nghiệp đi lên từ phương thức sản xuất tự cung tự cấp tiến lên nông nghiệp sản xuất hàng hóa và phát triển trở thành nông nghiệp thương mại hóa theo quy mô quốc gia và toàn cầu.

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu trong suốt một thời gian dài của lịch sử của xã hội loài người, là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và cho đến nay sản phẩm của nông nghiệp vẫn chưa có một ngành sản xuất nào thay thế được.

nong_nghiep_la_gi_luanvan99
Khái niệm nông nghiệp là gì?

Lịch sử ra đời & các giai đoạn phát triển nông nghiệp

Lịch sử ra đời của nông nghiệp

Trước khi có sự xuất hiện của nông nghiệp, con người đã dành phần lớn cuộc đời để tìm kiếm thức ăn - săn bắt động vật hoang dã và hái lượm thực vật hoang dã. Theo các bằng chứng khảo cổ học cho thấy, sự xuất hiện của các hoạt động nông nghiệp đã xảy ra vào khoảng 11.500 năm trước, con người dần dần biết cách trồng ngũ cốc và các loại cây lấy củ, và các thị tộc và bộ lạc định cư từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng cuộc sống dựa vào nghề nông.

Việc xác định chính xác sự khởi đầu tuyệt đối của nông nghiệp là một vấn đề nan giải vì quá trình chuyển đổi khỏi các xã hội thuần túy săn bắn hái lượm , ở một số khu vực, đã bắt đầu từ hàng nghìn năm trước khi phát minh ra chữ viết. Cách đây 2.000 năm, phần lớn dân số Trái đất đã trở nên phụ thuộc vào nông nghiệp. 

Trong lịch sử, con người đã bắt đầu chuyển dần từ lối sống săn bắn hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi để làm thực phẩm từ thời kỳ đồ đá mới. Sự chuyển dịch sang nông nghiệp được cho là đã diễn ra độc lập ở một số nơi trên thế giới, bao gồm cả miền bắc Trung Quốc, Trung Mỹ và vùng Lưỡi liềm màu mỡ, một khu vực ở Trung Đông đã hình thành nên một số nền văn minh sớm nhất. 

Đến năm 6000 trước Công nguyên, hầu hết các động, thực vật mà chúng ta quen thuộc ngày nay đã được thuần hóa từ động, thực vật hoang dã. Việc thuần hóa này giúp cho thực vật và động vật hoang dã thích nghi để con người sử dụng. Lúa, ngô có lẽ là loại cây trồng đầu tiên được thuần hóa. Nông dân Trung Quốc đã trồng lúa từ những năm 7500 trước Công nguyên. Còn đối với động vật, loài vật được thuần hóa đầu tiên là chó. Chó thuần hóa được con người sử dụng vào công việc săn bắt. Loại động vật tiếp theo được thuần chủng có lẽ là cừu và dê. Đồng thời, con người cũng thuần hóa gia súc, gia cầm. Hầu hết những loài động vật này đã từng bị săn bắt để lấy da và thịt. Cuối cùng, con người đã sử dụng các động vật đã được thuần hóa như trâu, bò, ngựa để cày, kéo và vận chuyển.

Đến năm 5000 trước Công nguyên, nông nghiệp đã được thực hiện ở mọi lục địa lớn, ngoại trừ Úc. 

lich_su_cua_nong_nghiep_luanvan99
Lịch sử ra đời của nông nghiệp

Bạn đang tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc viết tiểu luận, luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về đề tài nông nghiệp, phát triển nông nghiệp? Bạn muốn nhận được sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn & giàu kinh nghiệm? Nhanh tay liên hệ đến đội ngũ viết thuê luận văn uy tín của chúng tôi ngay bây giờ nhé!

Các giai đoạn phát triển nông nghiệp

Theo nhiều nhà kinh tế, quá trình phát triển của nền nông nghiệp có thể được phân thành 03 giai đoạn chính. Cụ thể như sau:

Nông nghiệp truyền thống

Nét chung của nền nông nghiệp truyền thống là nông dân vẫn canh tác theo phương pháp đã có cách đây hàng thế kỷ. Hay nói cách khác, họ luôn gắn với phong tục tập quán và không có khả năng thay đổi phương pháp trồng trọt để nâng cao sản lượng sản xuất. Bên cạnh đó, phong tục tập quán luôn được củng cố bằng những giá trị và tín ngưỡng gắn liền với tôn giáo, nên việc thay đổi sẽ trở nên khó khăn hơn. Việc duy trì phương pháp canh tác cũ còn do tính rủi ro cao và không ổn định của nông nghiệp. Người nông dân thường không thích chuyển từ cây trồng và công nghệ truyền thống mà họ đã sử dụng trong nhiều năm sang một công nghệ mới hứa hẹn sẽ mang lại mức sản lượng cao hơn, nhưng đồng thời cũng tồn tại rủi ro mất mùa cao hơn. Đối với họ, tránh được một năm mùa màng thất bát quan trọng hơn là nâng cao sản lượng trong những năm được mùa.

Một đặc điểm nổi bật của nền nông truyền thống là người nông dân chỉ trồng trọt một hoặc hai cây lương thực chủ yếu như lúa gạo, ngô, khoai, sắn… và hoạt động sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Sản lượng và năng suất cây trồng thấp, chỉ sử dụng các công cụ đơn giản trong sản xuất. Vốn đầu tư rất ít, trong khi đất đai và lao động là các yếu tố chính của sản xuất. Do đó, quy luật lợi nhuận giảm dần được thể hiện rõ khi phải sử dụng lao động trên đất đai ngày càng cằn cỗi.

Trong giai đoạn này, năng suất lao động thấp, khả năng chống đỡ với những biến đổi của điều kiện tự nhiên rất hạn chế.

nong_nghiep_truyen_thong_luanvan99Nông nghiệp truyền thồng là gì?

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - Đa dạng hóa cây trồng

Đa dạng hóa nông nghiệp là bước chuyển đầu tiên trong sự quá độ từ sản xuất tự cung tự cấp sang chuyên môn hóa. Trong giai đoạn này cây lương thực cơ bản không còn là sản phẩm chính của nông nghiệp, bởi vì nông dân bắt đầu trồng các loại cây mới để bán như cây công nghiệp, cây ăn quả, rau kết hợp với các biện pháp công nghệ (chủ yếu là công nghệ sinh học) cùng với việc phát triển chăn nuôi các loại gia súc. Những công việc này làm 

tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong nông nghiệp, giảm bớt thời gian nhàn rỗi. Đồng thời, việc sử dụng những giống cây trồng mới có thể tăng năng suất cây trồng chính như lúa, ngô để có thể giải phóng một phần đất đai phát triển trồng cây thương phẩm mà vẫn đảm bảo cung cấp lương thực cơ bản. 

Trong giai đoạn này, mục đích của người nông dân sản xuất ra sản phẩm không chỉ để phục

vụ cho nhu cầu của chính bản thân, gia đình họ mà còn sử dụng các sản phẩm dư thừa để đem đi trao đổi, gọi là hàng hóa. Tuy vậy, khối lượng hàng hóa nông sản trao đổi, mua bán giữa những người sản xuất còn ít, thị trường phân tán và chưa có nhiều thông tin. Hàng hoá trao đổi chủ yếu diễn ra ở các chợ nhỏ ở nông thôn, việc sản xuất, trao đổi, mua bán nông sản phẩm chưa trở nên thường xuyên.

chuyen_dich_co_cau_nong_nghiep_luanvan99
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là gì?

Chuyên môn hóa sản xuất - Nông nghiệp thương mại hiện đại

Nông nghiệp chuyên môn hóa là giai đoạn cuối cùng và tiên tiến nhất của hộ nông dân cá thể. Đó là loại hình nông nghiệp phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển, khối lượng nông sản hàng hoá lớn và chủng loại hàng hóa phong phú, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đã hình thành và phát triển các vùng sản xuất cây, con có quy mô lớn, chuyên canh và thâm canh cao, khai thác tối đa lợi thế sản xuất của từng vùng, từng địa phương, thị trường được mở rộng cả trong và ngoài nước. Thời kỳ này được tự do thương mại hoá nên người sản xuất tìm mọi cách đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất nhằm làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nền nông nghiệp này đã đáp ứng và song hành với sự phát triển toàn diện trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Đời sống của người nông dân được cải thiện; tiến bộ của công nghệ sinh học làm tăng năng suất cây trồng kết hợp với cơ giới hóa làm tăng năng suất lao động và việc mở rộng thị trường trong nước và quốc tế tạo nên những yếu tố cơ bản cho sự tăng trưởng của nó.

Giờ đây sản xuất là hoàn toàn cho thị trường và mục tiêu là lợi nhuận thương mại. Việc chú trọng sử dụng các yếu tố của sản xuất không còn đặt vào đất đai, nước và lao động như trong nông nghiệp tự cung tự cấp và cả trong nông nghiệp đa dạng hóa nữa. Thay vào đó, việc tạo vốn và tiến bộ của khoa học công nghệ đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp.

chuyen_mon_hoa_san_xuat_luanvan99
Giai đoạn nông nghiệp thương mại hiện đại

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là gì?

Nông nghiệp là một lĩnh vực phong phú và có tính chất truyền thống lâu đời nhất. Trong bất cứ thời đại nào, ngành nông nghiệp cũng có những đặc điểm riêng biệt sau:

Thứ nhất, Sản xuất nông nghiệp mang tính vùng miền. Bởi vì, điều kiện đất đai thời tiết và khí hậu ở mỗi vùng miễn đều có sự khác biệt mà việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do vậy, mỗi vùng lại có những hoạt động nông nghiệp khác nhau.

Thứ hai, rộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và quan trọng nhất. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, tuy bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất lại không bị giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất để tăng độ phì nhiêu của đất đai từ đó tăng năng suất cây trộng và năng suất lao động. Vì thế, trong quá trình canh tác và sử dụng, chúng ta phải biết quý trọng đất, không ngừng cải tạo để làm tăng độ phì phiêu của đất.

Thứ ba, đối tượng sản xuất của nông nghiệp chính là cây trồng và vật nuôi, tức là những cơ thể sống phát triển theo quy luật sinh học nhất định và có sự nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu,… Chúng được sản xuất bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm đã thu hoạch được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu cho chu trình sản xuất sau. Quá trình sản xuất này yêu cầu thường xuyên chọn lọc, lai tạo để tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi tốt hơn.

Thứ tư, sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, quá trình này là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn với quá trình tái sản xuất tự nhiên nên thời gian lao động và thời gian sản xuất xen ké và không trùng khớp tạo ra tính thời vụ cao. Trong nông nghiệp, tính thời vụ là vĩnh cửu và lao động cũng như máy móc và các tư liệu sản xuất khác cũng không thể sử dụng liên tục.

Qua đây, chúng ta thấy rằng đặc điểm sản xuất nông nghiệp có sự khác biệt so với các ngành sản xuất khác và kết quả lao động nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào yếu tố cường độ, máy móc thiết bị hay tính chất lao động mà còn chịu tác động lớn của điều kiện tự nhiên.

Do những khác biệt về điều kiện tự nhiên và lịch sử, nông nghiệp Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng biệt sau:

Thứ nhất, nông nghiệp Việt Nam đã đi lên từ trình trạng lạc hậu để xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản. Vì vậy, xuất phát điểm của nông nghiệp Việt Nam khi chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa là rất thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn với cấu cấu hạ tầng yếu kém, lao động thuần nông chiếm tỷ lệ lớn trong xã hội, năng suất lao động thấp,….

Thứ hai, Nông nghiệp Việt Nam mang tính chất nông nghiệp nhiệt đới, có sự pha trộn tính chất ôn đới. Đặc điểm này tạo thuận lợi cho nông nghiệp Việt Nam phát triển sản xuất quanh năm,thảm thực vật phong phú và đa dạng với tiềm năng sinh khối lớn, nhiều loại vật có giá trị kinh tế để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đi sâu vào chuyên cạnh nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Cũng vì vậy, nước ta có điều kiện sản xuất những nông sản cho giá trị kinh tế cao và tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn mà chúng ta cần đối mặt như tình trạng sâu bệnh phá hoại thường xuyên, lũ lụt hạn hán,…gây tổn thất lớn đến mùa màng. Nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi nên tình trạng đất nông nghiệp phân tán manh mún cũng gây không ít khó khăn cho việc sản xuất.

dac_diem_cua_san_xuat_nong_nghiep_luanvan99
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là gì?

Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế là gì?

Nông nghiệp góp phần mở rộng, đa dạng hóa thị trường hàng hóa và cung cấp nhân tố đầu vào cho các ngành sản xuất, cụ thể:

  • Nông nghiệp cung cấp nhu cầu lương thực, thực phẩm: hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nền nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nên sự ổn định, an toàn cho phát triển trong điều kiện khan hiếm về ngoại tệ (dùng để nhập khẩu lương thực, thực phẩm thay thế).
  • Nông nghiệp cung cấp nguồn lao động: Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, phần lớn dân cư vẫn sống bằng cách canh tác, sản xuất nông nghiệp và tập trung sống tại các khu vực nông thôn. Vì vậy, khu vực nông thôn là nguồn dự trữ nhân lực lớn cho sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Quá trình này tạo ra nhu cầu lớn về lao động và góp phần tăng năng suất lao động nông nghiệp. Từ đó, lực lượng lao động trong nông nghiệp được giải phóng, dịch chuyển và bổ sung cho sự nghiệp công nghiệp - đô thị hóa. Đây là xu hướng dịch chuyển lao động có tính quy luật đối với mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Nông nghiệp cung cấp nguyên vật liệu: Khu vực nông nghiệp cũng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu dồi dào cho công nghiệp như công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị sản phẩm nông nghiệp cũng được nâng lên làm tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa và mở rộng thị trường.
  • Nông nghiệp cung cấp ngoại tệ: Đối với các nước đang phát triển, nhu cầu lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư hay nguyên liệu mà họ không tự sản xuất được. Thông qua việc xuất khẩu nông sản sẽ thu được nguồn ngoại lệ lớn. Ở giai đoạn đầu, nông sản là nguồn hàng hóa để phát triển ngành ngoại thương.
  • Nông sản cung cấp vốn: nguồn vốn trong nông nghiệp bao gồm thuế nông nghiệp, ngoại tệ do xuất khẩu nông sản,… Trong đó, thuế có vai trò quan trọng. Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là việc đúng đắn và cần thiết theo quy chế thị trường. Tuy nhiên, cũng cần coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý, tạo sự cần bằng và không quá cường điệu vai trò tích lũy vốn của nông nghiệp.
  • Nông nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa: Nhờ quy mô dân số và số lượng lao động trong ngành nông nghiệp là rất lớn nên nhu cầu tiêu dùng của thị trường này cũng rất lớn, từ các mặt hàng tiêu dùng cho đến hàng chế biến.
  • Nông nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định: Theo Kuznets (1964) đã xác định sự đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Theo đó, ở giai đoạn đầu, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp nhanh hơn các ngành kinh tế khác và có tỷ trọng lớn nên nông nghiệp đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ở giai đoạn chuyển đổi, tăng trưởng kinh tế nhỏ hơn tăng trưởng của các ngành khác nhưng tỷ trọng đóng góp vẫn cao nhưng có xu hướng giảm dần. Tại giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của các ngành khác cao hơn ngành nông nghiệp và đóng góp của nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm.
  • Nông nghiệp góp phần phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới: Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là mối quan hệ hữu cơ. Trong đó, phát triển nông nghiệp có điều kiện tích lũy để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống dân cư. Khi nông thôn phát triển cũng tạo điều kiện sử dụng các nguồn lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng trưởng hiệu quả. Phát triển nông thôn bao gồm các chiến lược và hoạt động nhằm mục đích cải thiện đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của dân cư ở khu vực nông thôn, quá trình này sẽ góp phần tăng nhu nhập của người dân và giúp tiến trình phát triển này một cách tự giác và ổn định.
  • Nông nghiệp góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh chóng trên quy mô toàn quốc. Tăng trưởng nông nghiệp sẽ giúp sản lượng lương thực và thu nhập của người dân ở nông thôn tăng lên từ đó giảm nghèo tuyệt đối do đã có đủ lương thực tự túc và giảm nghèo tương đối do thu nhập của người dân vùng nông thôn tăng lên. Tăng trưởng trong nông nghiệp cũng giúp cho người nghèo thành thị có cơ hội giảm nghèo do có khả năng mua lương thực với giá cả hợp lý. An ninh lương thực là sản xuất lương thực đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Khi sản lượng nông nghiệp đạt đến mức dư thừa sẽ góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm nông nghiệp là gì cũng như đặc điểm và vai trò của nông nghiệp đối với kinh tế - xã hội. Luận Văn 99 hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và hữu dụng.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín