Đối với sinh viên, khi thực hiện các luận văn tốt nghiệp thường không thể thiếu phần phụ lục cho văn bản của mình. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu phụ lục là gì? Phụ lục bao gồm những gì cũng như cách trình bày phụ lục trong bài tiểu luận như thế nào để tạo ấn tượng cho thầy cô hướng dẫn? Để tìm hiểu rõ hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Phụ lục (Tiếng Anh: Appendix) là phần thường được đặt ở cuối mỗi bài luận văn để chứa các thông tin bổ sung liên quan đến bài viết. Phụ lục thường chứa các số liệu, bảng biểu, các thông tin bổ sung khác để hỗ trợ cho bài luận văn trở nên thuyết phục hơn nhưng không quá phụ thuộc vào nội dung chính mà văn bản đề cập đến.
Phụ lục có thể là một phần phụ lục dài hoặc tách thành nhiều phụ lục nhỏ. Mỗi phụ lục đều phải có tiêu đề và ký tự để nhận dạng riêng. Việc đánh số cho bất kỳ bảng hay số liệu nào phải được đặt lại ở đầu mỗi phụ lục mới. Mỗi loại văn bản khác nhau sẽ cần tạo các phụ lục khác nhau. Khi viết bài, các bạn cần phân biệt để trình bày trong luận văn một cách khoa học và logic.
Phụ lục là gì?
Có thể bạn quan tâm:
➢ Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận chuẩn và chuyên nghiệp nhất
Phụ lục là một phần quan trọng trong các bài luận văn tốt nghiệp hoặc các bài báo cáo của sinh viên. Việc sử dụng phụ lục trong tiểu luận, luận văn, báo cáo mang lại những lợi ích sau:
Thứ nhất, phụ lục là nơi chứa các thông tin nhằm bổ sung cho các lập luận chính của bài viết nhưng không liên quan trực tiếp luận văn. Khi viết phần nội dung chính của luận văn, điều quan trọng là phải giữ cho nó thật ngắn gọn và súc tích để truyền đạt các lập luận của bạn một cách hiệu quả,có tính thuyết phục cao. Với số lượng nghiên cứu thực hiện, sẽ có nhiều thông tin bổ sung ở phụ lục mà bạn muốn chia sẻ với độc giả của mình.
Thứ hai, việc sử dụng các phụ lục sẽ giúp cho người viết sắp xếp bài viết của mình cách hiệu quả hơn. Các thông tin trong phần phụ lục sẽ làm tăng thêm sức nặng cho các lập luận cũng như giữ mạch viết thông suốt luôn trôi chảy và tránh những gián đoạn không cần thiết.
Thứ ba, phụ lục được xem là công cụ hỗ trợ người viết hoàn thành tốt nội dung mà mình muốn truyền tải đến bạn đọc. Quá trình nghiên cứu, hoàn thiện bài viết luôn cần nhiều thời gian và công sức. Việc sử dụng phụ lục sẽ giúp bạn tra cứu các dữ liệu cần chỉnh sửa, bổ sung một cách nhanh chóng. Điều này giúp bạn hoàn thành bài viết của mình một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, các bạn cũng cần đảm bảo nội dung chính của mình thật chi tiết để có thể hiểu mà không cần phụ lục. Điều này rất bất tiện nếu như người đọc phải lật giữa các trang để hiểu rõ thông tin mà bạn muốn truyền đạt. Phụ lục nên được sử dụng để hỗ trợ tài liệu nền chứ không nên chứa các thông tin, nội dung không phù hợp với yêu cầu.
Ví dụ về phụ lục trong tiểu luận
Phụ lục của một bài luận văn được sử dụng cho các thông tin bổ sung sau:
Có nhiều cách khác nhau để trình bày kết quả nghiên cứu, chẳng hạn như dưới dạng bảng hoặc sơ đồ. Các kết quả nghiên cứu luôn hữu ích trong quá trình thực hiện luận văn nhưng không nên đưa vào phần nội dung chính. Bạn chỉ cần sử dụng những thông tin quan trọng để trả lời cho các vấn đề mà luận văn yêu cầu và đưa các thông tin còn lại vào phần phụ lục.
Bạn có thể chọn đưa vào chi tiết của bất kỳ cuộc khảo sát và phỏng vấn nào mà bạn đã thực hiện. Điều này có thể bao gồm: bảng mô tả phỏng vấn, bảng sao của câu hỏi khảo sát, kết quả trả lời. Việc khảo sát có thể thực hiện trực tiếp thông qua việc gặp mặt hoặc gián tiếp thông qua email, điện thoại,…Khi viết luận văn, bạn cần trình bày kết quả khảo sát thu được vào phần nội dung chính. Tại phần phụ lục, bạn nên đưa biểu mẫu đầy đủ của các cuộc khảo sát để tạo độ uy tín cho nghiên cứu mà mình đã thực hiện.
Nếu luận văn của bạn chứa một số lượng lớn các bảng, biểu đồ hay tài liệu minh họa, bạn hãy chèn những cái ít quan trọng hơn vào phụ lục của bạn. Ví dụ: nếu bạn có bốn dữ liệu liên quan, bạn có thể trình bày tất cả dữ liệu và xu hướng của nó (bằng cách sử dụng các màu khác nhau) trên một biểu đồ duy nhất và phân tích cụ thể hơn cho từng dữ liệu trong phần phụ lục.
Trong quá trình thực hiện luận văn, nếu bạn có bất cứ thư từ trao đổi nào giữa bạn và các nhà nghiên cứu khác hoặc với nơi bạn xin phép sử dụng tài liệu có bản quyền, bạn nên đưa chúng vào phần phụ lục. Điều này sẽ đảm bảo cho luận văn của bạn mang tính xác thực cao và không bị đánh giá là đạo văn.
Hầu hết các nhà nghiên cứu sẽ cung cấp một danh sách các từ viết tắt ở đầu luận văn của họ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ sẽ liệt kê chúng vào phần phụ lục. Việc giải thích các từ viết tắt vào phụ lục sẽ giúp cho người độc hiểu rõ các từ này và các thuật ngữ kỹ thuật mà bạn sử dụng trong bài viết của mình bởi nền tảng kiến thức giữa người đọc và người viết có thể không tương đồng với nhau.
Bạn đang chuẩn bị phải thực hiện bài tiểu luận đầu tiên? Bạn lúng túng vì chưa có kinh nghiệm viết tiểu luận hay bạn không có nhiều thời gian để hoàn thành tốt bài luận của mình? Tham khảo ngay Dịch vụ viết tiểu luận thuê của Luận Văn 99. Chúng tôi chắc chắn sẽ “gỡ rối” mọi vấn đề của bạn! |
Như đã đề cập ở trên, bạn có thể bao gồm một phụ lục dài hoặc chia thành nhiều phụ lục nhỏ hơn. Lời khuyên là bạn hãy chọn các định dạng phụ lục khác nhau để sắp xếp thông tin bổ sung thành các danh mục một cách khoa học và dễ theo dõi. Dưới đây là các hướng dẫn khi định dạng phụ lục cho tiểu luận, luận văn:
Mỗi phụ lục phải bắt đầu trên một trang mới và được đặt một tiêu đề và chữ cái xác định duy nhất, chẳng hạn như “Phụ lục A - Dữ liệu thô”. Điều này giúp người đọc tham khảo dễ dàng hơn các tiêu đề phụ lục trong văn bản của phần nội dung chính của bạn nếu cần.
Mỗi phụ lục phải có hệ thống đánh số trang riêng, bao gồm ký tự nhận dạng phụ lục và số trang tương ứng. Chữ cái xác định phụ lục phải được đặt lại cho mỗi phụ lục, nhưng số trang phải liên tục. Ví dụ: nếu ‘Phụ lục A’ có ba trang và ‘Phụ lục B’ hai trang, thì số trang phải là A-1, A-2, A-3, B-4, B-5.
Việc đánh số các bảng và số liệu nên được đặt lại ở đầu mỗi phụ lục mới. Ví dụ: nếu ‘Phụ lục A’ chứa hai bảng và ‘Phụ lục B’ một bảng thì số bảng trong Phụ lục B phải là ‘Bảng 1’ chứ không phải ‘Bảng 3’.
Nếu bạn có nhiều phụ lục thay vì sử dụng một phụ lục dài, hãy chèn ‘Danh sách các phụ lục’ giống như các trang nội dung.
Sử dụng cùng một định dạng (kích thước phông chữ, loại phông chữ, khoảng cách, lề, v.v.) tương ứng với bài viết của bạn.
Bạn cần kiểm tra tính chính xác, súc tích nội dung các phụ lục cũng như rà soát lại lỗi chính tả và ngữ pháp để không mất điểm ngớ ngẩn và gây khó chịu cho người đọc.
Cuối cùng, hãy kiểm tra lại để chắc chắn tên của phụ lục được trích trong bài viết khớp với tên đề cập trong phần phụ lục, đảm bảo sự tính chính xác và phát huy công dụng của phụ lục một cách hiệu quả.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu tất cả những kiến thức, thông tin cần thiết có liên quan đến khái niệm "phụ lục là gì" Hy vọng bài viết sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình viết báo cáo, tiểu luận, luận văn. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ trong quá trình hoàn thiện bài luận của mình, hãy liên hệ Luận Văn 99 để được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín