viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phương án kinh doanh là gì? Các bước xây dựng phương án kinh doanh 

Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận mà còn phải tìm cách gia tăng lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp cần có tổ chức toàn bộ quá trình kinh doanh, đổi mới và áp dụng các cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng hiệu quả hơn. Phương án kinh doanh chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện điều này. Vậy bản chất phương án kinh doanh là gì? Quy trình xây dựng phương án kinh doanh trong doanh nghiệp như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết cùng Luận Văn 2S qua bài viết sau nhé.

Phương án kinh doanh là gì?

Về bản chất, phương án kinh doanh (Tiếng Anh: Business Project) là kế hoạch tổng thể được xây dựng nhằm mục đích thực hiện và phối hợp các hoạt động khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ với nhau của quá trình kinh doanh nhằm hiện thực hiện hóa ý đồ kinh doanh cụ thể. Phương án kinh doanh là những hoạt động dự kiến cần thực hiện trong tương lai để thực hiện hóa ý đồ kinh doanh.

Về hình thức, phương án kinh doanh là văn bản trình bày các hoạt động dự kiến sẽ thực hiện để triển khai một ý đồ kinh doanh nhất định. Với mọi ý đồ kinh doanh, doanh nghiệp có thể viết ra các phương án kinh doanh và trình bày các nội dung phù hợp với đối tượng quan tâm như chủ sở hữu, các nhà đầu tư tiềm năng, đối tác hoặc ngân hàng.

phuong_an_kinh_doanh_la_gi_luanvan99
Phương án kinh doanh là gì?

Xem thêm:

Kế hoạch kinh doanh là gì? Cơ sở lý thuyết về kế hoạch kinh doanh

Phân loại phương án kinh doanh

Phương án kinh doanh được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, phổ biến như dựa theo thời gian kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, mặt hàng kinh doanh, cụ thể:

  • Dựa theo thời gian kinh doanh, phương án kinh doanh được chia thành 03 loại là phương án kinh doanh ngắn hạn, phương án kinh doanh trung hạn và phương án kinh doanh dài hạn.
  • Dựa theo quy mô doanh nghiệp, phương án kinh doanh chia thành 02 loại là phương án kinh doanh nhỏ và phương án kinh doanh trung bình & lớn
  • Dựa theo mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp, phương án kinh doanh phân thành phương án kinh doanh tiêu dùng, phương án kinh doanh vật tư, vật liệu,... hay phương án kinh doanh thiết bị máy móc.

Vai trò của phương án kinh doanh là gì?

Việc lập phương án kinh doanh nhằm nhiều mục đích khác nhau, cụ thể như:

Phương án kinh doanh là căn cứ cần thiết để xác định các hoạt động cần thực hiện và triển khai thực hiện các hoạt động đó nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh thông qua các mục tiêu và các chương trình để đạt được các mục tiêu đó.

Phương án kinh doanh là cơ sở để theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của quá trình kinh doanh. Các dự kiến bằng con số, ví dụ như sản lượng và doanh thu được đưa ra trong phương án kinh doanh là căn cứ để xác định xem liệu doanh nghiệp có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không. Nếu cần điều chỉnh mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể dựa vào mối liên hệ giữa các hoạt động của quá trình kinh doanh được trình bày trong phương án kinh doanh để điều chỉnh các hoạt động khác một cách phù hợp.

Phương án kinh doanh là công cụ huy động vốn từ các nhà tài trợ, giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho những đối tượng có liên quan để thu được sự ủng hộ của họ.

Phương án kinh doanh là căn cứ xác định giá bán doanh nghiệp hoặc để thực hiện các thủ tục pháp lý về tái tổ chức doanh nghiệp.

Phương án kinh doanh cũng được sử dụng để xem xét và đưa ra đánh giá về các dòng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp từ đó quyết định thay đổi quy mô sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ.

Các nội dung cơ bản trong phương án kinh doanh

Các nội dung cơ bản của phương án kinh doanh có thể được xây dựng theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các mục sau:

Giới thiệu tóm tắt: Trong phần này, cần cung cấp các thông tin cơ bản nhất cho người đọc về phương án kinh doanh. Mô tả vắn tắt về mục đích của hoạt động kinh doanh, sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp và xác định nhóm khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ, các yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của phương án kinh doanh.

Trình bày các thông tin chung về doanh nghiệp: Thông tin về doanh nghiệp cần bao gồm các mục sau:

Lịch sử doanh nghiệp từ khi thành lập, bắt đầu hoạt động kinh doanh và các thời điểm có sự thay đổi quan trọng trong sản xuất kinh doanh.

Quy mô vốn đầu tư và cơ cấu của doanh nghiệp.

Địa điểm như trụ sở chính, nhà máy, chi nhánh và cơ sở vật chất hiện nay của doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

Mô tả sản phẩm, dịch vụ và tổ chức sản xuất: Phần này nhằm cung cấp các thông tin về sản phẩm và dịch vụ sẽ cung cấp, quy trình sản xuất và công nghệ được dùng vào sản xuất và dự kiến sự phát triển của sản phẩm trong tương lai. Nội dung bao gồm:

  • Mô tả công dụng và thiết kế của sản phẩm, dịch vụ
  • So sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
  • Thông tin về quy mô tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và dự kiến trong thời gian tới.
  • Các nguồn vào để dùng sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ, công nghệ được sử dụng để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
  • Dự kiến phát triển các sản phẩm trong tương lai.

Chiến lược kinh doanh: Phần này cần cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình thị trường, nhận định về xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai, lựa chọn thị trường mục tiêu cho phương án kinh doanh và chiến lược để kinh doanh thành công trên thị trường mục tiêu.

Dự kiến tổ chức quản lý và nhân sự: Tại đây, cần đưa ra các thông tin về tổ chức quản trị để điều hành hoạt động kinh doanh dự kiến và kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân sự cho các vị trí quản lý và thừa hành để thực hiện các hoạt động của quá trình kinh doanh.

Lập kế hoạch tài chính: Phần này đưa ra dự kiến huy động nguồn vốn và phân bổ cho đầu tư ban đầu và duy trì hoạt động thường xuyên, trình bày các phân tích tài chính cơ bản để thể hiện tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm:

Kho đề tài & đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh miễn phí

Quy trình xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp

Quy trình lập phương án kinh doanh gồm 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị lập phương án kinh doanh

Để có thể lập phương án kinh doanh tổng thể, cần có hiểu biết căn bản về kinh doanh và tổ chức quản trị sản xuất, kinh doanh. Cần nắm rõ quy trình sản xuất và mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức quản trị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần nắm được các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và các nhà cung ứng đầu vào. Cần hiểu biết về tổ chức quản trị và các phương pháp, mô hình để thực hiện ý đồ quản trị nhằm triển khai được các hoạt động của phương án cần đặt lên hàng đầu.

Phương án kinh doanh cần phải được xây dựng một cách hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ thông tin cần thiết cho các đối tượng quan tâm đến phương án. Cần chuẩn bị thông tin đầu vào cho việc lập phương án để xây dựng phương án dựa trên các thông tin về doanh nghiệp và thị trường.

Bước 2: Xây dựng nội dung phương án kinh doanh

Do quá trình kinh doanh gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ với nhau nên phương án kinh doanh sẽ bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Từng nội dung sẽ đề cập đến một hoặc một số hoạt động của quá trình kinh doanh. Việc xây dựng kế hoạch sơ bộ cho từng hoạt động hoặc một số hoạt động có thể do từng bộ phận của doanh nghiệp thực hiện. Các kế hoạch đó sẽ được cân đối lại trên cơ sở xem xét tất cả các hoạt động một cách tổng thể. Phương án kinh doanh chính thức là kế hoạch cuối cùng để các hoạt động của quá trình kinh doanh có thể thực hiện một cách hài hòa.

Việc định hướng cho việc lập phương án kinh doanh là các nội dung của phương án cần thể hiện được kế hoạch cho các hoạt động cơ bản của quá trình kinh doanh dự kiến.

Bước 3: Xây dựng phương án kinh doanh tổng thể

Phương án kinh doanh tổng thể được xây dựng dựa trên các nội dung thành phần đã đề cập ở bước 2. Phương án kinh doanh cần đáp ứng được mục đích sử dụng, đối với nhà quản trị doanh nghiệp, phương án kinh doanh cần phải cụ thể để làm căn cứ triển khai thực hiện và đánh giá các hoạt động.

Đối với các nhà đầu tư và đối tác, phương án kinh doanh cần thực hiện các nội dung cần thiết để chứng minh tính khả thi và tính hiệu quả để có sức thuyết phục cao nhất.

Phương án kinh doanh dùng cho mục đích thuyết minh vay vốn thì nội dung của phương án nên tuân theo các quy định do các tổ chức tín dụng đưa ra.

Có thể trình bày phương án kinh doanh theo những cách thức khác nhau như một bộ hồ sơ hoàn chỉnh thể hiện đầy đủ các nội dung chi tiết hoặc là một bản trình bày vắn tắt cung cấp các thông tin cơ bản về quá trình kinh doanh dự kiến.

Bước 4: Đánh giá và hoàn thiện phương án kinh doanh

Phương án kinh doanh cần được đánh giá một cách khách quan để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án kinh doanh. Trên cơ sở đánh giá khách quan, phương án kinh doanh có thể cần điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn.

Lập phương án kinh doanh là một trong những yêu cầu quan trọng, cần thiết cho sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, các bạn có thể áp dụng những hướng dẫn trên để lập phương án kinh doanh chi tiết và mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu các bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì liên quan đến nội dung này, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi nhé.

Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm phương án kinh doanh là gì, phân loại, tầm quan trọng và quy trình xây dựng phương án kinh doanh hoàn thiện cho doanh nghiệp. Mong rằng bài viết này đã giải đáp mọi vấn đề mà bạn đang tìm kiếm. Đừng quên chia sẻ với mọi người nếu như bạn cũng thấy bài viết này hữu ích nhé!

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín