viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rủi ro tài chính là gì? Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

Chúng ta có thể thấy rằng, các doanh nghiệp hiện nay đã đạt được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro tài chính. Do đó, việc đưa ra những quyết định quản trị rủi ro tài chính sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những tổn thất trong hoạt động của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm rủi ro tài chính là gì thông qua bài viết sau.

Rủi ro tài chính là gì?

Rủi ro tài chính được hiểu là những biến cố rủi ro xảy ra khi công ty huy động nợ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng việc sử dụng nợ không đạt hiệu quả như mong đợi làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Rủi ro tài chính bao hàm những rủi ro cơ bản như sau:

Rủi ro tín dụng: là những rủi ro phát sinh khi khách hàng nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho doanh nghiệp. Khi cấp tín dụng thương mại, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để tránh những khoản nợ khó đòi hay thậm chí không có khả năng thu hồi gây ra rủi ro với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Khi tiến hành hoạt động cấp tín dụng thương mại luôn tiềm ẩn rủi ro trong việc thu hồi công nợ doanh nghiệp, đôi khi lợi ích thu được từ hoạt động bán chịu nhỏ hơn nhiều so với những chi phí doanh nghiệp phải trả cho hoạt động quản lý và thu hồi công nợ. Thời điểm ra quyết định cấp tín dụng thương mại và thời điểm thanh toán không đồng nhất nên những yếu tố làm cơ sở ra quyết định cấp tín dụng có thể thay đổi do tác động của môi trường kinh doanh dẫn đến các yếu tố rủi ro không có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Rủi ro lãi suất: Đây là những rủi ro liên quan đến sự biến động của lãi suất và xảy ra khi lãi suất trên thị trường có sự biến động khi doanh nghiệp có huy động vốn từ hoạt động vay nợ làm chi phí lãi vay biến động lớn hơn dự kiến, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời mà doanh nghiệp kỳ vọng. Ngay cả khi doanh nghiệp không vay nợ nhưng những biến động mạnh về lãi suất cũng tác động tới hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hoặc tác động gián tiếp đến chi phí sử dụng vốn hay tỷ suất sinh lời kỳ vọng của doanh nghiệp.

Rủi ro tỷ giá: rủi ro tỷ giá là những rủi ro phát sinh từ sự biến động của tỷ giá khiến cho doanh thu hoặc chi phí của doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ đó tác động tới tỷ suất sinh lời kỳ vọng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có giao dịch ngoại hối hay vay vốn từ bằng ngoại hối hay các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu là các đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro tỷ giá.

Rủi ro trong việc thực hiện các quyết định tài chính: Các quyết định liên quan đến tài chính mà doanh nghiệp đề ra như cấp tín dụng thương mại, dự trữ hàng tồn kho, đầu tư tài sản hay cơ cấu vốn cũng tạo ra những rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

rui_ro_tai_chinh_la_gi_luanvan99
Rủi ro tài chính là gì?

Tác động của rủi ro tài chính tới doanh nghiệp

Rủi ro tài chính tác động tới nhiều mặt trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như giá trị của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của rủi ro tài chính tới doanh nghiệp cụ thể như sau:

Tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Có thể thấy rằng, rủi ro tài chính sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp hay hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác động tới chi phí tài chính của doanh nghiệp: Khi rủi ro tài chính của doanh nghiệp ở mức cao dẫn đến chi phí huy động vốn ở mức cao, chi phí kinh doanh tăng lên do biến động của các biến cố rủi ro tài chính như lãi suất vay tăng cao, tỷ giá biến động theo chiều hướng không có lợi khiến chi phí nhập khẩu thiết  bị đầu vào tăng,…Cho nên, doanh nghiệp cần bố trí nguồn lực nhất định để xử lý, khắc phục rủi ro tài chính.

Tác động tới doanh thu của doanh nghiệp: rủi ro tài chính doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các chiến lược tiêu thụ sản phẩm, nguồn lực thực hiện các chính sách bán hàng hay mở các mạng lưới tiêu thụ sản phẩm,….từ đó tác động tới doanh thu thực hiện của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có mức độ vay nợ cao thì khách hàng có thể không sẵn lòng sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm do lo  lại doanh nghiệp có thể thiếu nguồn lực về tài chính để thực hiện các nghĩa vụ với khách hàng đã quy định trong hợp đồng.

Rủi ro tài chính tác động tới doanh thu, chi phí của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tác động đến dòng tiền và khả năng thanh toán

Dòng tiền phản ánh hướng vận động của tiền đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định từ các hoạt động kinh doanh. Rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, nguồn tiền dành để chi trả lãi vay tăng lên, nhu cầu trả nợ gốc các khoản vay cũ tăng ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của doanh nghiệp. với những doanh nghiệp bị mất cân đối dòng tiền trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể  hiện thông qua khả năng chiếm lĩnh thị trường và tạo ra lợi nhuận. Khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng như đầu tư đổi mới trang thiết bị, năng lực sản xuất, chiến lược kinh doanh,…Để đảm bảo và tăng cường khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp cần huy động vốn, sử dụng các nguồn lực của mình, rủi ro tài chính ảnh hưởng đến dòng tiền, sự biến động trong chi phí từ đó tác động tới nguồn lực triển khai các hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tác động đến tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Rủi ro tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế tức là ảnh hưởng đến quy mô nguồn lực nội sinh của doanh nghiệp. Khi khả năng tiếp cận các nguồn vốn ngoại sinh trở nên khó khăn thì việc huy động vốn ngoại sinh của bị  ảnh hưởng khiến cho tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cũng chịu tác động khi xảy ra rủi ro tài chính.

Xem thêm:

Kho đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng miễn phí mới nhất

Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản trị rủi ro tài chính đề cập đến việc thiết lập một quy trình với mục đích xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro tài chính và tác động của các rủi ro đó đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

Sự cần thiết của quản trị rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp giúp giảm thiểu các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Công tác quản trị rủi ro tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp nhận diện tốt hơn các biến động của môi trường kinh doanh từ đó đề xuất các biện pháp quản trị chủ động hơn, tạo niềm tin cho các bên liên quan. Trong bối cảnh biến động của môi trường kinh doanh ngày càng chuyến biến nhanh chóng như  hiện nay thì việc quản trị rủi ro tài chính là điều vô cùng cần thiết.

Thứ hai, quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp hỗ trợ việc đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn: Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp nhận diện những rủi ro tài chính ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và giúp các nhà quản trị đánh giá được tác động của các biến cố rủi ro tới mục tiêu và đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn.

Thứ ba, quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp hỗ trợ hoàn thiện công tác quản trị của doanh nghiệp đó: Quản trị rủi ro tài chính là một bộ phận của hệ thống quản trị rủi ro nói chung. Để hệ thống này hoạt động hiệu quả, khi thiết lập cần nắm rõ các chức năng, nhiệm vụ và mối liên hệ giữa các bộ phận của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp cải thiện công tác của mình thông qua việc nhận diện các rủi ro và đánh giá sự phối hợp giải quyết cũng như sự trao đổi thông tin về rủi ro giữa các bộ phận.

Nói tóm lại, hoạt động quản trị rủi ro tài chính giúp hoàn thiện quy trình quản trị của doanh nghiệp, tăng cường sự liên kết giữa các bộ phận từ đó chủ động ứng phó khi xuất hiện rủi ro,…

Những yêu cầu với công tác quản trị rủi ro tài chính

Công tác quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Xây dựng quy trình quản trị cần gắn với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Hoạt động quản trị rủi ro phải thống nhất với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
  • Hoạt động quản trị rủi ro cần tập trung vào các rủi ro trọng yếu tác động trực tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp.
  • Hoạt động quản trị rủi ro tài chính giúp tăng cường sự nhận biết về các cơ hội cũng như khó khăn ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
  • Hoạt động quản trị rủi ro tài chính cần hướng đến việc đạt được các mục tiêu đề ra, giảm thiểu các khả năng không chắc chắn đến việc thực hiện mục tiêu.
  • Quản trị rủi ro cần năng động và linh hoạt với các thay đổi và biến động trên thị trường.
  • Quy trình quản trị rủi ro tài chính cần phù hợp với những thay đổi, cải tiến không ngừng của tổ chức.

Nội dung quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp là gì?

Nội dung quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản cụ thể như sau: Nhận diện rủi ro; đo lường và đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro

Thứ nhất, nhận diện rủi ro:

Nhận diện rủi ro đề cập đến toàn bộ quá trình tìm kiếm, thừa nhận và ghi lại tất cả các rủi ro có ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm các hoạt động là nhận biết nguyên nhân và và nguồn gây ra rủi ro, các tình huống, sự kiện có thể gây ảnh hưởng tới các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp. Các phương pháp áp dụng trong việc nhận diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp kể đến như: 

  • Thiết lập bảng kê
  • Phát phiếu khảo sát
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia
  • Phân tích báo cáo rủi ro tài chính

Thứ hai, đo lường và đánh giá rủi ro

  • Đo lường rủi ro: Có hai phương pháp dùng để đo lường rủi ro, bao gồm: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong đó, phương pháp định tính xếp hạng các rủi ro cũng như ước lượng xác suất xảy ra của rủi ro dựa trên những đánh giá của nhà quản trị, ý kiến tư vấn của các chuyên gia. Còn đối với phương pháp định lượng, các yếu tố rủi ro được đo lường bằng cách sử dụng các mô hình toán để lượng hóa các yếu tố đó.
  • Đánh giá rủi ro: Ta có công thức xác định Giá trị rủi ro = Mức độ tác động * Khả năng xuất hiện rủi ro * Khung thời gian. Từ công thức trên, nhà quản trị rủi ro doanh nghiệp sẽ lập bảng xắp xếp phân hạng giá trị rủi ro từ cao xuống thấp. Từ đó lựa chọn các rủi ro cần ưu tiên đối phó.

Thứ ba, xử lý rủi ro:

Sau khi đánh giá rủi ro, nhà quản trị có thể lựa chọn một trong các cách dưới đây để xử lý rủi ro tài chính:

  • Chấp nhận rủi ro
  • Tránh né rủi ro
  • Giảm nhẹ rủi ro
  • Chuyển giao rủi ro

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm rủi ro tài chính là gì cũng như các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Luận Văn 99 hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu bạn đang làm luận văn liên quan đến đề tài này và cần hỗ trợ, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi nhé.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín