viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rủi ro thanh khoản là gì? Cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản

Hoạt động ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế nên việc phát triển hệ thống ngân hàng thương mại được chú trọng hàng đầu. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn luôn phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến rủi ro thanh khoản gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội. Vậy rủi ro thanh khoản là gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta hãy tìm hiểu bài viết sau.

Rủi ro thanh khoản là gì?

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng được định nghĩa là những biến cố khách quan không mong đợi có thể xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến của ngân hàng hoặc ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là điều không thể nào loại trừ triệt để mà các ngân hàng chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và giảm thiểu những hậu quả của chúng gây ra. 

Trong kinh doanh ngân hàng, có bốn loại rủi ro cơ bản. Cụ thể là rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất và loại rủi ro cuối cùng là rủi ro thanh khoản - Loại rủi ro mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Khái niệm rủi ro thanh khoản là gì?

Rủi ro thanh khoản (Tiếng Anh: Liquidity risk) được hiểu là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của con người và gây ra những hậu quả không mong muốn về khía cạnh cuộc sống và tài chính.

Tính thanh khoản của tài sản được thể hiện thông qua thời gian và chi phí để chuyển hóa tài sản thành tiền. Tài sản có tính thanh khoản cao là những tài sản chuyển đổi thành tiền nhanh với chi phí thấp.

Từ hai khái niệm trên, ta có thể hiểu rủi ro thanh khoản là những tổn thất tiềm năng về tài chính, thương hiệu có thể xảy ra do ngân hàng không có khả năng hoặc không đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ chi trả và thanh toán một cách đầy đủ và đúng hạn theo cam kết đề ra.

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro mang tính hệ quả bởi ngoài các nguyên nhân mang tính đặc thù, rủi ro thanh khoản có thể bắt nguồn và chuyển biến xấu dưới tác động của các rủi ro phi tài chính và rủi ro tài chính khác trong hoạt động của ngân hàng.

rui_ro_thanh_khoan_la_gi_luanvan99
Khái niệm rủi ro thanh khoản là gì?

Xem thêm

Kho đề tài Luận văn Thạc sĩ Tài chính - ngân hàng mới nhất

Phân loại rủi ro thanh khoản ngân hàng

Có hai loại rủi ro thanh khoản ngân hàng cơ bản là rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường.

Rủi ro thanh khoản nguồn vốn

Rủi ro thanh khoản nguồn vốn là những rủi ro mà ngân hàng không thể đáp ứng được khi đến hạn thanh toán các nghĩa vụ nợ hoặc các nguồn tiền bất thường mà không phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng. Loại rủi ro này chính là nguyên nhân chủ chốt gây nên các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong lịch sử.

Đặc điểm của rủi ro nguồn vốn là dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc nắm giữ các nguồn tài trợ có sẵn để thu hút thêm các nguồn tài trợ khác nếu cần và tài trợ cho việc tăng trưởng tài sản.

Đây là loại rủi ro đặc trưng đối với các ngân hàng và có thể đo lường, quản lý và dự tính được.

Rủi ro thanh khoản thị trường

Rủi ro thanh khoản thị trường chỉ khả năng giao dịch một loại tài sản trong thời gian ngắn nhất với mức chi phí thấp nhất để đảm bảo giá trị của tài sản bị giảm càng ít càng tốt.

Loại rủi ro này không áp dụng cho tất cả các ngân hàng vì có những ngân hàng có quy mô quá nhỏ so với toàn bộ thị trường. Những sự kiện xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu đều có thể tác động đến rủi ro thị trường. Đây là loại rủi ro hệ thống nên các khoản đầu tư có thể phải chịu rủi ro lớn do giảm tính thanh khoản hoặc giảm giá trị. Rủi ro thị trường thường vượt ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và chính phủ.

phan_loai_rui_ro_thanh_khoan_luanvan99
Phân loại rủi ro thanh khoản

Nguyên nhân rủi ro thanh khoản là gì?

Nguyên nhân chủ quan

Do sự mất cân xứng hạn của tài sản có và tài sản nợ, bắt nguồn từ chính chức năng chuyển hóa kỳ hạn của ngân hàng khi các ngân hàng huy động các khoản tiền gửi ngắn hạn từ dân chúng để cho vay các khoản vay dài hạn. điều này sẽ gây nên sự mất cân xứng với dòng tiền cần để đáp ứng việc thanh toán khi đến hạn của các tài sản nợ, gây khó khăn cho ngân hàng

Sự mất cân đối trong cơ cấu tài sản xuất phát từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất nguyên tắc trong quản trị tài sản nợ và tài sản có.

Cơ cấu khách hàng không hợp lý, một số ngân hàng tập trung tín dụng vào khách hàng lớn hoặc có tỷ trọng tín dụng cho một ngành, một địa phương chiếm phần lớn trong tổng dư nợ hoặc trong tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Khi những khách hàng này gặp khó khăn không trả nợ đúng hạn hoặc rút tiền bất ngờ sẽ gây ra rủi ro thanh khoản.

Do các ngân hàng chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt nên đưa ra các chính sách cho vay quá cởi mở, dẫn đến hạ thấp các điều kiện cho vay cho cả các khách hàng có điều kiện kém dẫn đến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Do tiềm lực tài chính của các ngân hàng còn hạn chế, quy mô vốn điều thể thể hiện thực lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Nếu quy mô vốn điều lệ nhỏ sẽ là một trong các nguyên nhân đẩy ngân hàng thương mại mất khả năng chi trả hoặc phá sản khi nhu cầu thanh khoản tăng đột ngột.

Rủi ro thanh khoản là hậu quả của các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng ví dụ như rủi ro tín dụng hay biến động về lãi suất và tỷ giá sẽ khiến ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc huy động vốn dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, các tài sản chính có sự nhảy cảm với biến động lãi suất, khi lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền. Khi lãi suất tăng hoặc giảm đều ảnh hưởng đến dòng tiền gửi và tiền cho vay từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Việc thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng đến thị giá tài sản tài chính đem bán và chi phí đi vay trên thị trường liên tiền tệ.

Thứ hai, do chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Để thực hiện chức năng điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng 3 công cụ gồm: nghiệp vụ thị trường mở, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu. Khi ngân hàng trung ương sử dụng 1 trong 3 công cụ này hoặc sử dụng đồng thời cả 3 công cụ đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Thứ ba, do chu kỳ kinh doanh của khách hàng thường đẩy mạnh kinh doanh vào các tháng cuối năm và thực hiện các nhu cầu khác như chi trả lương, giải ngân cho đối tác, giải quyết hàng tồn,…nên nhu cầu về tiền sẽ tăng mạnh và tăng cầu về thanh khoản.

Thứ tư, do các biến động bất thường của nền kinh tế. Ví dụ, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính sẽ tạo ra áp lực về thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.

Thứ năm, do các tin đồn thất thiệt làm mất lòng tin cá biệt vào một tổ chức tín dụng gây nên sự mất cân đối giữa giá trị phải trả và giá trị thu được từ hoạt động đầu tư và cho vay khiến ngân hàng thương mại đối mặt với rủi ro thanh khoản.

nguyen_nhan_rui_ro_thanh_khoan_luanvan99
Nguyên nhân rủi ro thanh khoản là gì?

Hậu quả mà rủi ro thanh khoản ngân hàng gây ra

Rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ gây ra những hậu quả đến ngân hàng thương mại, với khách hàng và nền kinh tế-xã hội

Đối với ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại phải chấp nhận những phí tổn cao để có được nguồn cung thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh khoản đang căng thẳng như chi phí chuyển hóa tài sản thành tiền cao hoặc chi phí và điều kiện vay vốn trên thị trường tiền tệ trở nên khắc nghiệt làm giảm tài sản và lợi nhuận của ngân hàng. Nếu rủi ro ở mức cao, các ngân hàng có thể đối mặt với tình trạng đình trệ hoạt động khiến thu nhập bị giảm. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đối mặt với tình trạng mất khách do giảm uy tín.

Ngân hàng thương mại có nguy cơ sụp đổ nếu nhu cầu thanh khoản không được đáp ứng khẩn cấp. Ngân hàng hoạt động trên cơ sở đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính nên khi nhu cầu rút tiền chính đáng của khách hàng không được đáp ứng, sẽ có dòng tiền tháo chạy khỏi ngân hàng và các khoản cho vay không thể thu hồi thì ngân hàng có khả năng bị sụp đổ.

Ngân hàng khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu không được trợ giúp tờ ngân hàng nhà nước sẽ dẫn đến phá sản, bị bán hoặc sáp nhập. Nếu một ngân hàng bị phá sản do thiếu thanh khoản có thể trở thành hiệu ứng ảnh hưởng đến sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng.

Đối với khách hàng của ngân hàng thương mại

Nếu nhu cầu rút tiền chính đáng của khách hàng không được đáp ứng sẽ tác động xấu tới khách hàng, cụ thể:

Thứ nhất, nhu cầu rút tiền của khách hàng thường là nhu cầu chính đáng, nếu các nhu cầu này không được đáp ứng sẽ tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàng, các kế hoạch chi tiêu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Thứ hai, nếu ngân hàng thương mại không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng thì họ sẽ nghi ngờ năng lực tài chính và sự uy tín của ngân hàng. Khi một ngân hàng thương mại gặp vấn đề về thanh khoản sẽ khiến quan hệ vay mượn trong nền kinh tế suy giảm, cản trở sự lưu chuyển vốn.

Đối với nền kinh tế - xã hội

Từ góc độ vĩ mô, rủi ro thanh khoản gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội. Khi xảy ra rủi ro thanh khoản, các ngân hàng thương mại sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Điều này gây cản trở với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Ngoài ra, rủi ro thanh khoản cũng có thể dẫn đến sự đổ vỡ về chính trị, gây tâm lý bất an trong xã hội và có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác.

hau_qua_rui_ro_thanh_khoan_luanvan99
Hậu quả mà rủi ro thanh khoản ngân hàng gây ra là gì?

Quản trị rủi ro thanh khoản là gì?

Quản trị rủi ro thanh khoản là hoạt động quản trị các rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh khoản một cách toàn diện trong kinh doanh ngân hàng. Theo đó, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản là quá trình các nhà quản trị ngân hàng  tiếp cận rủi ro một cách toàn diện, khoa học và có hệ thống nhằm mục đích xác định, nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu tối đa những mất mát, tổn thất và cả những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hay nói cách khác, quản trị rủi ro thanh khoản là quy trình tác động liên tục, có chủ đích lên các nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản nhằm mục đích các yêu cầu thanh toán, chi trả và yêu cầu cấp tín dụng của ngân hàng luôn được đảm bảo với những hao tổn thấp nhất. 

Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm 05 bước: 

Bước 1: Nhận dạng rủi ro thanh khoản quan các dấu hiệu của thị trường

Bước 2: Phân tích rủi ro thanh khoản

Bước 3: Đo lường rủi ro thanh khoản

Bước 4: Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro thanh khoản

Bước 5: Tài trợ rủi ro thanh khoản

Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng thương mại

Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc danh mục của nguồn vốn và quản lý tốt cấu trúc tính thanh khoản của tài sản. Về mặt bản chất, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau: 

Nội dung thứ nhất, tại một thời điểm hiếm khi nào tổng cầu thanh khoản bằng với tổng cung thanh khoản. Bởi lẽ đó, ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với một trong hai trạng thái là thặng dư thanh khoản hoặc thâm hụt thanh khoản.

Nội dung thứ hai, khả năng sinh lời và tính thanh khoản là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau. Tức là một tài sản có khả năng sinh lời càng cao thì tính thanh khoản của tài sản đó càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớn, làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay.

Các ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng cần phải dự trữ thanh khoản để sử dụng cho việc chi trả các chi phí thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình. Chẳng hạn như trả lãi tiền gửi, trả lương cho nhân viên… Đồng thời, dự trữ thanh khoản trong ngân hàng còn nhằm mục đích chi trả cho những cú sốc thanh khoản không mong đợi, chẳng hạn như yêu cầu vay vốn lớn hay một cuộc rút tiền gửi hàng loạt.

Ví dụ điển hình cho cú sốc thanh khoản là việc ở cùng một thời điểm, nhiều khách hàng đồng loạt đổ xô đến ngân hàng yêu cầu rút tiền gửi. Trong trường hợp này, hầu như không một ngân hàng nào có thể đáp ứng yêu cầu này và rất có khả năng sẽ dẫn đến nguy cơ sụp đổ, ngay cả khi ngân hàng chưa mất khả năng thanh toán. Trên thực tế, không phải lúc nào khả năng dự trữ thanh khoản kém cũng khiến cho ngân hàng đứng trước bờ vực sụp đổ, nhưng chắc chắn rằng, khả năng dự trữ thanh khoản kém sẽ khiến ngân hàng phải  bỏ ra một khoản chi phí lớn để ứng phó với một cú sốc thanh khoản không lường trước. Điều này sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể, thậm chí là khả năng sụp đổ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn diễn biến phức tạp kéo theo những hậu quả khôn lường. Hiểu rõ về rủi ro thanh khoản sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các biện pháp phòng ngừa, quản lý phù hợp. Trong bài viết này, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm rủi ro thanh khoản là gì cũng như cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thực hiện luận văn nói riêng và trong học tập, nghiên cứu nói chung.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín