Rủi ro tín dụng được coi là một vấn đề mà ngân hàng nào cũng phải đau đầu. Nếu không có khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng, điều này sẽ gây ra những thiệt hại về cả chi phí và tổn thất uy tín đối với ngân hàng. Vì vậy, quá trình quản trị rủi ro tín dụng luôn được ưu tiên. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ bản chất của rủi ro tín dụng là gì.
Tín dụng là một loại giao dịch tài sản giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (Cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác). Bên cho vay tiền chuyển giao tài sản cho bên đi vay, sau một thời gian bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả tiền cho bên cho vay.
Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS), rủi ro tín dụng (credit risk) được định nghĩa “là rủi ro hoặc mất mát do đối tác hoặc người đi vay gây ra.”
Còn theo định nghĩa được đề cập trong Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
Trên thế giới và tại Việt Nam, có rất nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng, tuy nhiên, tất cả đều có chung một ý nghĩa tương tự nhau. Đơn giản nhất, ta có thể hiểu rủi ro tín dụng là thước đo khả năng hoàn trả một khoản vay của người đi vay và lãi suất của khoản vay đó. Người vay có thể là một cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bằng cách đánh giá rủi ro tín dụng, các ngân hàng có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình bằng cách chỉ cấp tín dụng cho những người đi vay có nhiều khả năng trả lại tiền cho họ nhất và giảm thiệt hại của họ bằng cách không cấp tín dụng cho những người có thể vỡ nợ.
Khái niệm rủi ro tín dụng là gì
Có thể bạn quan tâm:
➢ 20 Dạng đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng tiêu biểu
Các yếu tố bên ngoài có thể kể đến như:
Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Luận Văn 99 hiện đang cung cấp DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ, LUẬN VĂN ĐẠI HỌC uy tín - chất lượng - giá cả phù hợp. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi! Chi tiết dịch vụ viết thuê luận văn, XEM TẠI ĐÂY
Có hai căn cứ phân loại rủi ro tín dụng: nguyên nhân phát sinh rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng:
Rủi ro danh mục (Portfolio Risk): Rủi ro danh mục là rủi ro xuất phát trong quá trình quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, thường được chia thành 2 loại:
Rủi ro giao dịch (Transaction Risk): Rủi ro giao dịch là rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch được chia thành 3 loại:
Rủi ro tác nghiệp: Đề cập đến các tổn thất do cán bộ ngân hàng, hệ thống nội bộ, quá trình xử lý… hoạt động không hiệu quả (hoặc không hoạt động). Ngoài ra, rủi ro tác nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bên ngoài tác động vào ngân hàng.
Dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng cơ bản được phân thành ba loại:
Rủi ro không trả nợ đúng hạn: Trước khi tiến hành hoạt động cho vay tín dụng, ngân hàng và khách hàng cần thực hiện một bản quy ước về thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời gian này mà khách hàng chưa thực hiện hoàn trả nợ vay (tức ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay).
Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là loại rủi ro xuất phát từ việc doanh nghiệp đi vay không đủ khả năng hoàn trả nợ vay buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đã thế chấp để bù đắp vào khoản nợ đã vay.
Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay: Xuất phát từ các hoạt động tín dụng khác của ngân hàng như: tín dụng thuê mua, tài trợ thương mại, bảo lãnh, cam kết...
Tóm tắt phân loại rủi ro tín dụng
Các chỉ tiêu đánh giá RRTD của các ngân hàng thương mại đặc biệt quan trọng vì nó thể hiện rõ RRTD của ngân hàng đó, cụ thể:
Đây là chỉ tiêu đánh giá cơ bản nhất của RRTD. Nợ quá hạn phát sinh khi người vay không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ khoản vay khi đến thời gian trả nợ theo cam kết. Tùy thuộc vào thời gian nợ, ngân hàng sẽ xác định khoản nợ thành 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và số khách hàng có dư nợ lớn, điều này chứng tỏ ngân hàng đang phải đối mặt với RRTD khá cao
Nợ xấu là khoản tiền ngân hàng cho vay không được khách hàng thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định thường từ 90 đến 180 ngày. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Nợ xấu được phản ánh qua 2 chỉ tiêu:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu theo nhóm nợ = Tổng số dư nợ xấu (3,4,5)/Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Tổng dư nợ xấu/Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Tổng dư nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất
Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ xấu ở mức 5% là có thể chấp nhận được, mức 1-3% là tốt nhất. Với những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng đó càng thấp.Tỷ lệ nợ xấu phản ánh tỷ lệ vốn thu hồi khó khăn hoặc có nguy cơ không thu hồi được của ngân hàng.
Dự phòng RRTD là khoản tiền được trích lập để bù đắp cho những khoản vay của ngân hàng cho vay trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Mỗi ngân hàng cần có cách tính các khoản dự phòng phù hợp để có thể bù đắp cho phần vốn bị thiếu hụt vừa tránh cho phí tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng.
Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro
Để nhận biết rủi ro tín dụng, thông thường chúng ta sẽ dựa vào hai dấu hiệu:
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, vì thế nếu tỷ lệ rủi ro tín dụng cao có nghĩa là các khoản cho vay không thu hồi được lớn sẽ làm giảm khả năng thanh toán các khoản tiền gửi của NHTM. Thêm vào đó, nếu một NHTM có tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ lớn, những khoản vay lớn không thu hồi được,... ngân hàng sẽ bị giảm uy tín từ phía khách hàng
Ngân hàng sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ RRTD, nếu thông tin bị phát tán, theo tâm lý người dân sẽ ồ ạt đi rút tiền, lúc này ngân hàng sẽ gặp khủng hoảng trầm trọng. Thêm vào đó, các ngân hàng hoạt động theo mô hình chuỗi mắc xích, nếu một ngân hàng xảy ra vấn đề, các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng tùy theo mức độ. Điều này tác động xấu đến nền kinh tế chung của quốc gia, gây bất ổn nền kinh tế. Vì vậy việc quản trị RRTD là việc làm vô cùng quan trọng đối với một NHTM.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ sở mà bạn cần biết xoay quanh khái niệm "Rủi ro tín dụng là gì”. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ hoàn thành tốt bài tiểu luận, luận văn về rủi ro tín dụng của mình. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần trợ giúp nhé!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín