Có thể nói, sáng kiến kinh nghiệm là một hoạt động thực tiễn luôn được ủng hộ, khuyến khích ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Đặc biệt không thể bỏ qua đó chính là trong lĩnh vực giáo dục. Phong trào viết sáng kiến không những được hoan nghênh mà còn trở thành một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên, công chức ở tất cả các cấp học: Mầm non, tiểu học, THCS, THPT… Vậy bản chất thực sự của sáng kiến kinh nghiệm là gì? Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm 2020 sẽ được đề cập trong bài viết này!
Để giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất đối với khái niệm “sáng kiến kinh nghiệm là gì” chúng ta sẽ cùng “mổ xẻ” ý nghĩa của hai yếu tố chính cấu thành sáng kiến kinh nghiệm, bao gồm:
Kết hợp và suy rộng ra, ta có thể định nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm (trong lĩnh vực giáo dục) là những tri thức, kỹ năng, sáng tạo, kinh nghiệm mà công viên chức, giáo viên có được từ quá trình làm việc thực tế, dựa trên những so sánh, trải nghiệm trong công tác giảng dạy. Từ đó khắc phục những khó khăn, hạn chế mà các biện pháp thông thường không thể giải quyết được. Đem lại thành công cho cá nhân, nhà trường, địa phương hay cao hơn nữa là cho toàn ngành giáo dục.
Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Có thể bạn quan tâm:
➢ 145 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non mới nhất 2020
Một bài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) cần phải làm rõ mục đích, tính sáng tạo và mới mẻ, khả năng áp dụng vào thực tiễn và nhân rộng của nó. Cụ thể:
Mục đích:
Tính sáng tạo và mới mẻ:
Khả năng áp dụng vào thực tiễn và mở rộng:
Thông thường, sáng kiến kinh nghiệm được soạn thảo trên MS Word, in, đóng thành quyển với độ dài tối thiểu 10 trang, tối đa không quá 30 trang. Trong đó:
Bìa
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có )
1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài )
2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.4 Hiệu quả của SKKN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ( nếu có )
Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung đi sâu làm rõ những nội dung chính của một bài sáng kiến kinh nghiệm
Trong phần này, tác giả chủ yếu trình bày lý tại sao chọn đề tài này? Xuất phát từ những thực trạng, vấn đề nào? Tác giả cần nêu lên được:
Trong sáng kiến kinh nghiệm, giải quyết vấn đề là phần quan trọng nhất, tập trung phân tích đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu công việc một cách tốt nhất. Để giải quyết vấn đề một cách cụ thể và toàn diện cần là rõ các yếu tố sau:
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Những cơ sở liên quan đến lý thuyết, lý luận, kiến thức liên quan đến vấn đề được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm phải được trình bày một cách khái quát. Mục đích chính của những cơ sở lý luận này là định hướng việc phân tích, nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp khắc phục vấn đề đã đưa ra.
2.2. Thực trạng của vấn đề:Tác giả cần nêu lên những thuận lợi và khó khăn đang xảy ra dẫn đến phải làm bài báo cáo này tìm ra giải pháp
Tác giả cần nên bật những khó khăn, mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách cải tiến, thay đổi.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Những biện pháp mà tác giả đưa ra để giải quyết vấn đề. Trong đó, cần nêu ra các bước tiến hành cụ thể, nhận xét hiệu quả, vai trò của từng bước.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Đây là phần tóm tắt lại toàn bộ bài sáng kiến, tác giả phải nêu được:
Có thể nói, viết sáng kiến kinh nghiệm cũng là một dạng nghiên cứu khoa học. Người thực hiện phải có sự kiên nhẫn, tìm tòi và say mê với việc này thì kết quả hiệu quả. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài sáng kiến kinh nghiệm của mình thành công.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín