viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Tiểu luận quản lý nhà nước, tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là một dạng bài luận bắt buộc dành cho học viên trong quá trình học cao học hay trung cấp chính trị hoặc các cán bộ công chức tham gia chương trình đào tạo quản lý chuyên viên. Hãy cùng tìm hiểu về dạng tiểu luận này nhé.

Giới thiệu về tiểu luận tình huống quản lý nhà nước

Khái niệm Tiểu luận Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước sự điều khiển và chỉ đạo bằng quyền lực Nhà nước đối với hành vi của con người và các hoạt động trong xã hội. Căn cứ và sử dụng các luật tương ứng như luật kinh tế, luật hành chính, luật thương mại... nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước, tiểu luận chuyên viên, chuyên viên chính là bài luận cuối khóa nhằm mục đích giúp người học vận dụng các kiến thức được tiếp thu trong quá trình học vào để phân tích, xem xét và đề xuất giải pháp tốt nhất giải quyết các vấn đề thực tiễn. 

Đặc trưng của Quản lý nhà nước

Để viết tốt tiểu luận quản lý nhà nước một điều quan trọng là chúng ta cần nắm vững các đặc trưng cốt lõi của Quản lý nhà nước. Một số điểm đặc trưng của Quản lý nhà nước là:

  • Mang tính quyền quyền lực tối cao: Đây được xem là mệnh lệnh đơn phương của nhà nước, được thiết lập dựa trên cơ sở mối quan hệ “ủy quyền - phục tùng”.
  • Mang tính khoa học và có kế hoạch: Các hoạt động quản lý của nhà nước phải được tổ chức và áp dụng trên các đối tượng nhất quán. Cụ thể phải dựa trên những kế hoạch phải được nghiên cứu khoa học và vạch ra từ trước.
  • Mang tính liên tục, ổn định: Hoạt động quản lý nhà nước phải được diễn ra liên lục để bắt kịp với sự vận động biến đổi của những đối tượng quản lý. Các quyết định của nhà nước không được thay đổi quá nhanh. Điều này giúp cho các chủ thể quản lý có thời gian để kiện toàn hoạt động và ổn định hệ thống hành vi xã hội.
  • Mang tính tổ chức và tính điều chỉnh: Tính tổ chức ở đây được hiểu là cách thức thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người phục vụ trong quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh là cách mà nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật để bắt buộc các đối tượng bị quản lý phải tuân theo.

Các lĩnh vực viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước phổ biến

Mục đích của việc làm tiểu luận là giúp cho các học viên củng cố kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định và giải quyết vấn đề nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quản lý nhà nước.

Khi làm tiểu luận tình huống quản lý nhà nước, bạn có thể chọn đề tài liên quan đến một trong các lĩnh vực và ngành nghề sau đây:

  • Quản lý nhà nước lĩnh vực Kinh Tế
  • Quản lý nhà nước lĩnh vực Y Tế
  • Quản lý nhà nước lĩnh vực Giáo Dục - Đào Tạo
  • Quản lý nhà nước về Văn Bằng Chứng Chỉ
  • Quản lý nhà nước về Khoa Học Công Nghệ
  • Quản lý nhà nước về Báo Chí
  • Quản lý nhà nước về Môi Trường 
  • Quản lý nhà nước về Hải Quan
  • Quản lý nhà nước lĩnh vực Đảng
  • Quản lý nhà nước lĩnh vực Đoàn Thanh Niên
  • Quản lý nhà nước lĩnh vực Văn Hóa - Xã Hội
  • Quản lý nhà nước lĩnh vực Hành Chính Tư Pháp
  • Quản lý nhà nước về lĩnh vực Đất Đai
  • Quản lý nhà nước về lĩnh vực Nông Nghiệp
  • Quản lý nhà nước về lĩnh vực Công Nghiệp
  • Quản lý nhà nước về Cán Bộ, Công Chức
  • Quản lý nhà nước về Thi Đua Khen Thưởng
  • Quản lý nhà nước về giá thuốc
  • .....

Có nhiều hình thức quản lý đối với nhà nước như sau:

  • Quản lý hành chính: Áp dụng các mệnh lệnh hành chính
  • Quản lý bằng luật pháp: Áp dụng các văn bản luật và văn bản dưới luật
  • Quản lý bằng các công cụ khác...

Hướng dẫn cách làm tiểu luận tình huống quản lý nhà nước

Đầu tiên, để viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước, tác giả cần chọn một đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn (tốt nhất nên chọn vấn đề cụ thể tại đơn vị công tác làm đề tài), nêu ra những thực trạng xã hội còn tồn đọng và những vấn đề cần giải quyết. Dựa trên cơ sở các chủ trương, đường lối, quan điểm và chinh sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để phân tích, lý giải và đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất. 

Một bài tiểu luận Quản lý nhà nước bao gồm 4 phần chính:

1/ Đặt vấn đề: 

Nội dung chính của phần này nêu bật được lý do chọn đề tài cũng như tính cấp thiết của đề tài. Bên cạnh đó phải thể hiện được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Một nội dung nên có trong phần này là lời cảm ơn đến đơn vị đào tạo.

2/ Nội dung tình huống:

Trên cơ sở đã nêu tình huống ở phần đặt vấn đề, trong phần này, học viên cần đưa ra được mô tả tình huống (bao gồm: Hoàn cảnh ra đời và diễn biến tình huống); phân tích được các nguyên nhân (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan) dẫn đến xảy ra tình huống; và hậu quả nếu tình huống không được giải quyết

3/ Phân tích và giải quyết vấn đề

Trong phần 3, tác giả cần phân tích vấn đề và đưa ra các phương án để giải quyết. Lựa chọn một phương án mà tác giả cho là tối ưu và hợp lý nhất.

4/ Kết luận và kiến nghị

Một lần nữa nhấn mạnh lại tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước và vấn đề nghiên cứu. Đưa ra những kiến nghị về chính sách cho các cơ quan nhà nước liên quan nhằm cải thiện những bất cập còn tồn đọng.

Hiện tại, Luận Văn 99 đang cung cấp dịch vụ viết thuê tiểu luận, nếu bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận tình huống của mình, hãy liên hệ với chúng tôi nhé. Chi tiết về dịch vụ viết thuê tiểu luận, truy cập tại: https://luanvan99.com/dich-vu-viet-thue-tieu-luan-bid9.html

Mẫu tiểu luận tình huống Quản lý nhà nước 

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

2. Mục tiêu của đề tài

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Phạm vi nghiên cứu

5. Bố cục của tiểu luận

NỘI DUNG

I. Mô tả tình huống

1. Hoàn cảnh ra đời tình huống

2. Diễn biến của tình huống

II. Phân tích tình huống

1. Mục tiêu

2. Cơ sở lý luận và pháp lý

3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống

III. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

1. Mục đích

2. Các phương án giải quyết

3. Lựa chọn phương án

IV. Tổ chức thực hiện phương án

1. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án

2. Trách nhiệm của các bên liên quan

IV. Kết luận & kiến nghị

Lưu ý khi đề xuất biện pháp nâng cao quản lý nhà nước

Trong bài tiểu luận quản lý nhà nước của bạn sẽ cần đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước. Bạn nên số gợi ý về phần này như sau:

  • Phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong công tác quản lý. Về phía nhà nước phải cải cách hành chính.
  • Nâng cao trình độ của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  • Nâng cao dân trí và hiểu biết kiến thức pháp luật.
  • Xác định và quy trách nhiệm rõ của các bộ máy, bộ ngành địa phương.
  • Tăng cường hiệu lực của các cơ quan, đơn vị hành chính và bảo vệ pháp luật.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ những thông tin cần thiết về tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính. Hy vọng chúng hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín