viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truyền thông marketing là gì? Công cụ & chiến lược truyền thông marketing

Khi kinh tế ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khiến cho vai trò của truyền thông marketing ngày càng quan trọng. Thông qua việc thực hiện chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp có thể thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được lợi thế, công dụng... của sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Cho nên, đây là phương thức ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về nội dung của truyền thông marketing là gì, chúng ta hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Truyền thông marketing là gì?

Xét dưới góc độ kinh doanh, truyền thông marketing (Tiếng Anh: Marketing communication) còn được biết đến bằng thuật ngữ tương đương là xúc tiến tiếp thị (marketing promotion) là một công cụ trong phối thức marketing mix (marketing hỗn hợp) tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn. Một số quan điểm về truyền thông marketing được các tác giả nổi tiếng trên thế giới là:

Theo Philip Kotler Truyền thông marketing gồm các hoạt động truyền tin gián tiếp hoặc trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp từ đó mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo Fill (2009), truyền thông tiếp thị là một quá trình quản lý mà qua đó một tổ chức tương tác với các đối tượng khác nhau của mình.

Còn theo giáo trình quản trị marketing, truyền thông marketing là những phương tiện mà doanh nghiệp sử dụng để thông báo, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nói tóm lại, truyền thông marketing có thể được định nghĩa là các phương tiện được các doanh nghiệp áp dụng để truyền tải thông điệp, thông tin về sản phẩm/ dịch vụ và thương hiệu của họ đến khách hàng hiện tại và tương lai nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ, đồng thời thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Nhà tiếp thị sử dụng các công cụ truyền thông marketing để tạo ra nhận thức về thương hiệu trong số các khách hàng tiềm năng, có nghĩa là một số hình ảnh về thương hiệu sẽ được tạo ra trong tâm trí khách hàng để giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.

truyen_thong_marketing_la_gi_luanvan99
Khái niệm truyền thông marketing là gì?

Truyền thông marketing là một đề tài luận văn marketing phổ biến được nhiều người lựa chọn. Nếu như bạn cũng đang làm luận văn về đề tài này mà gặp khó khăn hoặc đang tìm kiếm tài liệu tham khảo? Tham khảo dịch vụ hỗ trợ & viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn 99

Vai trò của truyền thông marketing là gì?

Truyền thông marketing là những phương tiện mà doanh nghiệp sử dụng nhằm thông báo, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp theo cách trực tiếp và gián tiếp.Do đó, truyền thông marketing đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Truyền thông marketing đóng góp quan trọng vào tài sản thương hiệu và doanh số bằng cách như tạo ra nhận thức về thương hiệu, tạo lấp hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng hay gợi ra những phán đoán và cảm xúc tích cực về thương hiệu và củng cố lòng trung thành của khách hàng.

Ngày nay, có nhiều sự thay đổi lớn trong môi trường truyền thông marketing. Công nghệ và các yếu tố khác đã làm biến đổi sâu sắc cách thức và quá trình xử lý thông tin người tiêu dùng. Sự phổ biến nhanh chóng của điện thoại máy tính bảng, kết nối Internet đã làm giảm phương tiện truyền thông đại chúng và người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn phương tiện truyền thông và quyết định cách thức tiếp cận thông tin từ người bán.

Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin đến khách hàng tiềm năng những lợi thế, công dụng, giá trị... mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Vì vậy, chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại và tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng với sản phẩm mới, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp.

vai_tro_cua_truyen_thong_marketing_la_gi_luanvan99
Vai trò của truyền thông marketing là gì?

Các công cụ truyền thông marketing là gì?

Hệ thống truyền thông marketing bao gồm 05 công cụ truyền thông marketing chủ yếu bao gồm:

Quảng cáo

Quảng cáo là công cụ truyền thông được các công ty sử dụng sớm nhất và cho đến nay, dù cho các công cụ truyền thông khác đã thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong tổ hợp truyền thông marketing thì quảng cáo vẫn là hoạt động diễn ra phổ biến và đòi hỏi mức ngân sách chủ yếu trong ngân sách truyền thông của công ty. Một số phương tiện quảng cáo mà các công ty thường sử dụng: báo, tạp chí, tivi, radio, panô áp phích, catalog, thư, bao bì… Khi xây dựng chương trình quảng cáo, người làm truyền thông cần đưa ra 5 quyết định quan trọng (theo Kotler P, 2013). 5M trong quảng cáo bao gồm:

cong_cu_truyen_thong_marketing_luanvan995M trong quảng cáo

  • Mission (Nhiệm vụ) bao gồm mục tiêu kinh doanh và mục tiêu quảng cáo
  • Money (Ngân sách) cần phải cân nhắc về các yếu tố: giai đoạn thuộc vòng đời sản phẩm; thị phần và lượng người sử dụng; cạnh tranh và lộn xộn; tần suất quảng cáo; khả năng bị thay thế của sản phẩm.
  • Message (Thông điệp): tạo ra thông điệp; đánh giá và lựa chọn thông điệp; thực hiện thông điệp và xem xét trách nhiệm xã hội.
  • Media (Truyền thông) cần quyết định về phạm vi tác động của quảng cáo; những loại hình truyền thông chính; phương tiện truyền thông cụ thể; lịch trình truyền thông.
  • Measurement (Đo lường) về tác động truyền thông và tác động kinh doanh. Mục tiêu của quảng cáo tập trung vào 3 mục tiêu của truyền thông marketing nói chung, bao gồm: thông tin, thuyết phục và nhắc nhở.

Quảng cáo hướng đến mục tiêu tăng số lượng hàng tiêu thụ của thị trường truyền thống, mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm mới và xây dựng, củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàng hóa và công ty. 

cong_cu_truyen_thong_marketing_luanvan99_1Các mục tiêu của quảng cáo

Quan hệ công chúng

Công chúng có thể là những đối tượng gây trở ngại hoặc tạo thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần có mối quan hệ tốt với công chúng mục tiêu của mình như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh và đông đảo quần chúng. Quan hệ công chúng (PR) bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch giữa một công ty và công chúng của nó nhằm đạt được mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau. Nói cách khác, PR là xây dựng mối quan hệ tốt với các nhóm công chúng khác nhau của doanh nghiệp bằng cách giành lấy thiện cảm từ họ, xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp tích cực, xử lý những tin đồn, câu chuyện và sự kiện bất lợi cho doanh nghiệp. Về bản chất, PR cung cấp kiến thức cho công chúng trong đó bao hàm mục đích thay đổi nhận thức của họ. Phạm vi hoạt động của PR được cho là rộng hơn phạm vi của marketing, bộ phận PR thường đặt ở phòng riêng biệt, không chỉ xử lý các công việc PR về marketing mà còn PR về tài chính, PR nhân sự, PR chính phủ… 

Các nhóm công chúng của các doanh nghiệp có thể khác nhau, nhưng nhìn chung có thể phân biệt thành một số nhóm điển hình, dưới đây là các nhóm công chúng và các công cụ PR phù hợp với từng nhóm công chúng:

cong_cu_truyen_thong_marketing_luanvan99_2 Các công cụ PR phù hợp với từng nhóm công chúng

Xúc tiến hỗn hợp

Xúc tiến hỗn hợp là các biện pháp ngắn hạn, hỗ trợ cho quảng cáo và bán hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của công ty, đồng thời cũng kích thích các nhân viên trong công ty và thành viên khác trong kênh phân phối tích cực bán hàng. Xúc tiến hỗn hợp nhằm vào hai đối tượng là người tiêu dùng cuối cùng nhằm khuyến khích họ mua nhiều hàng hoá (còn gọi là khuyến mãi hay khuyến mãi thương mại) tương ứng với chiến lược đẩy, và nhằm vào đối tượng thứ hai là người trung gian phân phối, người bán hàng nhằm khuyến khích họ bán được nhiều hàng hoá cho công ty tương ứng với chiến lược kéo. 

Mục đích quan trọng nhất của xúc tiến hỗn hợp là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy họ mua và mua nhiều hơn các sản phẩm hàng hoá/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Hay nói cách khác, mục đích chính của xúc tiến hỗn hợp là đẩy nhanh hàng hóa qua kênh phân phối. 

Marketing trực tiếp

Theo định nghĩa chính thức của Hiệp hội Tiếp thị Trực tiếp (DMA), marketing trực tiếp là một hệ thống tiếp thị tương tác sử dụng một hoặc nhiều phương tiện quảng cáo để tạo ra phản ứng có thể đo lường và / hoặc giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Các hình thức marketing trực tiếp bao gồm:

  • Marketing bằng thư trực tiếp (Bưu chính marketing).
  • Marketing qua điện thoại
  • Marketing đáp ứng trực tiếp trên TV, truyền thanh, truyền hình (Direct Response Television Marketing – DRTV)

Hoạt động marketing trực tiếp ngày càng trở nên phổ biến bởi so với marketing truyền thống marketing trực tiếp có thế mạnh hơn hẳn ở khả năng nhằm đúng vào mục tiêu. Mọi nguồn lực cho marketing trực tiếp đều được tập trung hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng có mong muốn, nhu cầu và khả năng mua sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ đó doanh nghiệp đạt được hiệu quả truyền thông cao với chi phí thấp. Hơn nữa, Marketing trực tiếp cho phép đo lường được phản ứng của khách hàng mục tiêu, đây có thể coi là ưu điểm lớn nhất của marketing trực tiếp. Thông qua phản ứng của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể xác định chính xác chương trình nào thất bại, chương trình nào thành công cũng như biết được chương trình đó sinh lợi hay không.

marketing_truc_tiep_la_gi_luanvan99
Marketing trực tiếp

Bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là một kỹ thuật mặt đối mặt trong đó đại diện bán hàng của doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu hoặc khách hàng tiềm năng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong đó nhân viên bán hàng nỗ lực khám phá nhu cầu, mong muốn của người mua nhằm thoả mãn tối đa các lợi ích lâu dài cho cả hai bên người mua và người bán. 

Cụ thể, trong quá trình này, giữa người bán và người mua trao đổi thông tin với nhau. Người bán không chỉ truyền thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm dịch vụ do mình bán mà còn chủ động nhận thông tin từ phía khách hàng để hiểu rõ khách hàng hơn. Người bán cần tạo cơ hội để hiểu rõ mong muốn, tâm lý, thị hiếu, nhu cầu của khách hàng và ngay cả khi khách hàng chưa có nhu cầu mua một thứ gì đó xác định thì người bán vẫn có thể gợi ý, giới thiệu các lợi ích của sản phẩm để người mua phát sinh nhu cầu mua. Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, người bán cần sử dụng tất cả các ngôn ngữ giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời đề truyền đạt đến khách hàng đầy đủ những thông tin cần thiết cũng như tạo ra hứng khởi giao tiếp, tạo niềm tin ở người mua để họ có thể giãi bày những mong muốn, sở thích của mình. Một quá trình giao tiếp cởi mở, nhiều thông tin từ cả hai phía sẽ là cơ sở để bán hàng thành công.

Các công cụ truyền thông marketing khác

Bên cạnh 05 công cụ chính, hệ thống truyền thông marketing còn có rất nhiều các công cụ khác như: 

  • Marketing tương tác: Công cụ này gồm các hoạt động marketing trực tuyến và các chương trình được thiết kế để thu hút khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp với mục đích nâng cao nhận thức, nâng cao hình ảnh hoặc gợi mở việc bán sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Các phương tiện truyền thông tương tác là CD-ROMs, chương trình truyền hình tương tác, điện thoại di động.
  • Sự kiện và marketing trải nghiệm: Đây là các chương trình được thiết kế để tạo ra sự tương tác giữa thương hiệu với người tiêu dùng như các hoạt động thể thao, nghệ thuật, giải trị và các sự kiện hay hoạt động không chính thức khác.
  • Marketing truyền miệng: Đây là hình thức được thực hiện dựa trên thói quen trao đổi, giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người thông qua truyền thông xã hội, marketing dư luận và marketing lan truyền, người dẫn dắt dư luận (KOLs,…)
  • ...

Chiến lược truyền thông marketing 

Chương trình truyền thông marketing gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Bước này là cơ sở để nhà marketing quyết định nói cái gì, nói như thế nào, nói khi nào và nói ở đâu, với ai. Đối tượng mục tiêu là khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, người quyết định hay người gây ảnh hưởng, có thể là khách hàng cá nhân hoặc tổ chức.

Bước 2: Quyết định mục tiêu truyền thông marketing

Mục tiêu truyền thông marketing là các phản ứng của khách hàng về nhận thức, cảm thụ và hành vi phù hợp với mong muốn của nhà marketing. Tuy nhiên, hành vi mua của khách hàng là quá trình của các quyết định dài hạn nên doanh nghiệp cần biết tại thời điểm nào khách hàng mục tiêu đang ở trạng thái nhận thức nào và cần phải đưa họ sang trạng thái nào (nhận thức, cảm xúc và hành vi).

Bước 3: Thiết kế thông điệp truyền thông

Thông điệp là các thông tin cần truyền đến khách hàng được mã hóa dưới dạng ngôn ngữ như thi ca, hội họa, biểu tượng,…Tùy theo đối tượng nhận tin, phương tiện truyền thông để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. Nội dung thông điệp cần tuân theo nguyên tắc AIDA tức là thu hút sự chú ý, tạo sự quan tâm, kích thích sự mong muốn và thúc đẩy hành động mua của khách hàng.

Yêu cầu cần ngắn gọn, lượng thông tin cao, mang tính nghệ thuật, phù hợp với đối tượng nhận tin về tâm lý, thị hiếu,…

Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông

Có hai kênh truyền thông là truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Các phương tiện truyền thông bao gồm: báo chí, truyền hình, bảng hiệu, ghi hình,…hoặc hoạt động văn hóa, xã hội, tài trợ.

Bước 5: Xác định ngân sách truyền thông

Xác định ngân sách cho việc truyền thông marketing là quyết định khó khăn với các nhà marketing bởi mọi người cho rằng làm marketing là “đi đốt tiền” vì nó chiếm một phần lớn trong doanh thu. Các phương pháp được sử dụng để thiết lập ngân sách truyền thông marketing là: phương pháp theo khả năng, phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu, phương pháp cân bằng cạnh tranh, phương pháp mục tiêu- nhiệm vụ.

Bước 6: Lựa chọn công cụ truyền thông marketing

Việc quyết định sử dụng truyền thông phụ thuộc vào những yếu tố sau: Đặc điểm của công cụ truyền thông marketing, đặc điểm của thị trường sản phẩm, giai đoạn của quá trình mua hàng, giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm.

Bước 7: Đo lường kết quả truyền thông marketing

Tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của một chương trình truyền thông marketing là sự thay đổi về hành vi của đối tượng mục tiêu đối với thương hiệu doanh nghiệp như mức độ nhận biết thương hiệu, tỷ lệ dùng thử, mức độ hài lòng thương hiệu,..Bên cạnh đó, giám đốc truyền thông cũng cần đo lường các hành vi phản ứng của đối tượng mục tiêu như số lượng khách hàng mua sản phẩm, thích sản phẩm,…

Truyền thông marketing đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận tới thị trường và khách hàng từ đó gia tăng lợi nhuận và doanh thu. Hy vọng những kiến thức liên quan đến khái niệm truyền thông marketing là gì mà Luận Văn 99 chia sẻ đã mang lại cho các bạn nguồn thông tin hữu ích.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín