Ngày nay, khi các quốc gia mở rộng quyền lực của mình ra biển cả với sự tranh đua trong việc chiếm lĩnh thị phần khai thác, sử dụng biển ngày càng trở nên khốc liệt. Vì thế, vùng đặc quyền kinh tế càng được các nước quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy, vùng đặc quyền kinh tế là gì và cách xác định ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung này thông qua bài viết dưới đây.
Vùng đặc quyền kinh tế (Tiếng Anh: Exclusive economic zone) được hình thành khi Tổng thống Mỹ Truman đưa ra tuyên bố về nghề cá ven bờ trong một số vùng của biển cả. Theo đó, Mỹ sẽ thiết lập vùng bảo tồn một phần nhất định của biển cả tiếp liền với bờ biển để hoạt động và phát triển nghề cá với mức độ quan trọng nằm ngoài lãnh hải 3 hải lý. Các nước khác như Chile, Peru, Ecuador,...cũng đã có ý kiến về việc mở rộng lãnh hải của mình và khẳng định thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển đối với vùng biển ven bờ và các quyền tự do biển cả truyền thống của các quốc gia khác. Trải qua các cuộc đàm phán và thương lượng, khái niệm vùng đặc quyền kinh tế chính thức được ghi nhận và khẳng định trong Công ước Luật biển 1982.
Vùng đặc quyền kinh tế được hiểu là vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng. Theo đó Công Ước Luật Biển 1982 đã quy định về các quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển cũng như quyền và các quyền tự do của các quốc gia khác. Chiều rồng của vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Vùng đặc quyền kinh tế là gì?
Công ước Luật biển 1982 đã quy định vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền hai lãnh hải, không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Theo đó, ranh giới phía trong của vùng đặc quyền kinh tế là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và ranh giới phía ngoài là đường mà mỗi điểm trên đường đó ở cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách không quá 200 hải lý.
Vùng đặc quyền kinh tế hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 200 hải lý, tức là chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế bao gộp trong nó là vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng lớn nhất là 12 hải lý.
Vùng đặc quyền kinh tế gồm vùng nước bên trên đáy biển và đáy biển và lòng đất dưới đáy biển với tính chất của một vùng biển có quy chế độc lập gọi là thềm lục địa. Cách xác định vùng đặc quyền kinh tế xuất phát từ nguyên tắc “Đất thống trị biển” được hình thành từ thực tiễn xét xử của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc cho phép quốc gia ven biển mở rộng chủ quyền quốc gia hướng ra biển. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng với các quốc gia trên biển, cho phép các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của mình trên các vùng biển, là cơ sở để mở rộng chủ quyền và quyền làm chủ trên biển.
➢ Kho đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học mới nhất
Đối với tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế là nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Các quốc gia ven biển cần xác định khả năng của mình trong việc khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế. Nếu khả năng khai thác thấp hơn tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận thì quốc gia ven biển có thể cho phép các quốc gia khác khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt. Như vậy, các quốc gia khác không có biển hay quốc gia bất lợi về địa lý có thể khai thác tài nguyên sinh vật nhưng cần tuân thủ các điều kiện, quy định mà các quốc gia ven biển đề ra.
Đối với tài nguyên không sinh vật: Tài nguyên không sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên du lịch hoặc phục vụ nghiên cứu khoa học về biển,... Trong đó, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước,...các quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho phép quốc gia khác khai thác và đặt dưới quyền kiểm soát của mình. Các quốc gai ven biển có đặc quyền trong việc xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo, công trình theo quy định.
Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế
Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Công ước luật biển 1982 đã quy định các quốc gia ven biển có quyền tài phán trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của mình gồm: quyền tài phán với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; quyền tài phán về việc nghiên cứu, quản lý và tiến hành các hoạt động nghiên cứu về khoa học biển; quyền tài phán về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển chống lại các ô nhiễm từ các nguồn tài nguyên khác nhau,…
Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác được hưởng các quyền gồm: quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm,…Các quyền này xuất phát từ nguyên tắc “tự do biển cả”truyền thống mà các quốc gia bất kỳ và tàu thuyền của họ được phép thực hiện khi đang hoạt động tại biển quốc tế. Các quốc gia ven biển không được viện dẫn lý do nào để cản trở việc thực hiện những quyền này.
Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ đường cơ sở. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam khẳng định chủ quyền, quyền tài phán của mình đối với các vùng biển ở Biển Đông. Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km với nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ, có đầy đủ quyền và tuân thủ theo các nghĩa vụ mà Công ước Luật Biển quy định. Vào ngày 12/11/1982, nước ta đã tuyên bố đường cơ sở để dùng tính chiều rộng lãnh hải, đây cũng là căn cứ để nước ta xác định phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền cũng như quyền tài phán quốc gia theo khung pháp lý của Công ước Luật Biển.
Theo công ước, mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo đó, Việt Nam có quyền và chủ quyền đối với việc thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, dầu khí, hải sản,…Nhà nước ta cũng có chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực của mình. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thẩm quyền riêng biệt trong nghiên cứu khoa học, thiết lập, lắp đặt và sử dụng các công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên biển Đông
Trong thời gian gần đây, tình hình biển Đông có nhiều biến động và tranh chấp về vấn đề chủ quyền. Đối với vấn đề này, những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã khẳng định nước ta có chủ quyền, quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán đối với vùng biển ở Biển Đông đã được xác định theo đúng quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà nước ta và các nước ở Biển Đông là thành viên. Với vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là vấn đề Biển Đông nói riêng hiện nay, nước ta luôn giữ lập trường nhất quán là giải quyết mâu thuẫn thông qua các cuộc thương lượng hòa bình dựa theo cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Luật Biển 1982 và DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông).
Khi chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia trên Biển Đông bị xâm phạm, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã luôn thể hiện rõ tinh thần đấu tranh kiên quyết và kiên trì thông qua các biện pháp hòa bình như qua các diễn đàn, gặp gỡ trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao. Trong những năm qua, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao đã giúp nước ta có thêm nhiều cơ hội để lên tiếng khẳng định chủ quyền ở Biển Đông tại các cơ chế và diễn đàn đa phương. Nước ta cũng đã nhiều lần nêu vấn đề về Biển Đông để cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan và đúng đắn về vấn đề này.
Dù tình hình trên Biển Đông có nhiều căng thẳng, phức tạp nhưng nước ta vẫn đạt được mục tiêu giữ vững chủ quyền biển đảo và đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững sự hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, không xảy ra xung đột.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm vùng đặc quyền kinh tế là gì cũng như cơ sở lý luận chung về vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Hy vọng những thông tin đề cập trong bài viết này của Luận Văn 99 sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu và học tập của mình.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín