viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chiết khấu thương mại là gì? Nguyên tắc chiết khấu thương mại hiện nay

Thuật ngữ chiết khấu thương mại được sử dụng phổ biến đối với chuyên ngành kế toán. Hiện nay, loại chiết khấu được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm thu hút khách hàng từ đó gia tăng lợi nhuận. Để hiểu rõ hơn về nội dung của chiết khấu thương mại là gì và nguyên tắc chiết khấu thương mại, chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Chiết khấu thương mại là gì?

Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” của Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định: Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng khi họ mua hàng với khối lượng lớn.

Các hình thức chiết khấu thương mại bao gồm:

  • Chiết khấu riêng lẻ theo từng lần mua hàng (giảm giá mua hàng ngay trong lần giao dịch đầu tiên).
  • Chiết khấu sau nhiều lần mua hàng (Khi đạt khối lượng cụ thể mới tiến hành chiết khấu).
  • Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mãi (Tính chiết khấu được hưởng sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng).

chiet_khau_thuong_mai_la_gi_luanvan99
Khái niệm chiết khấu thương mại là gì?

Nguyên tắc thực hiện chiết khấu thương mại

Để thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng, công ty cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

  •  Khoản chiết khấu thương mại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
  • Nếu sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước nhưng đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại thì doanh nghiệp sẽ được ghi giảm doanh thu.

Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu theo các yêu cầu sau:

Đối với trường hợp trong hóa đơn giá trị gia tăng thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán, giá ghi trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại thì doanh nghiệp bán hàng phản ánh doanh thu  theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.

Kế toán cần thực hiện việc theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền cần thanh toán trên hóa đơn. Theo đó, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại, tức là doanh thu gộp. Khoản chiết khấu thương mại cần theo dõi riêng trên tài khoản này có thể phát sinh trong các trường hợp sau:

  •   Số chiết khấu thương mại mà người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng ghi trên hóa đơn lần cuối cùng. Lý do có thể do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu này được xác định trong lần mua cuối cùng.
  •  Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (Siêu thị, nhà bán lẻ,..) tiêu thụ và căn cứ vào đó để xác định số chiết khấu thương mại phải trả dựa theo doanh số bán hoặc lượng sản phẩm đã tiêu thụ.

Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại cho từng khách hàng và từng loại bán hàng như: Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Đến cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của số lượng sản phẩm, dịch vụ thực tế trong kỳ báo cáo.

nguyen_tac_chiet_khau_thuong_mai_la_gi_luanvan99
Nguyên tắc thực hiện chiết khấu thương mại là gì?

Có thể bạn quan tâm:

➢ 50+ Đề tài luận văn thạc sĩ kế toán miễn phí mới nhất 2021

Ưu điểm mà chiết khấu thương mại là gì?

Dưới đây là những ưu điểm của chiết khấu thương mại

  • Giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp: Chiết khấu thương mại đóng vai trò như một đòn bẩy để khách hàng đặt sản phẩm, dịch vụ với số lượng nhiều hơn. Khi khách hàng đặt hàng với số lượng lớn sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và đạt được nguồn doanh thu lớn.
  • Gia tăng thiện chí của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nào có tỷ lệ chiết khấu cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn so với mặt bằng chung. Các doanh nghiệp như vậy cũng sẽ chiếm được sự trung thành của các đại lý và cải thiện thiện chí của doanh nghiệp.
  • Sự khác biệt về giá cả: Chiết khấu thương mại giúp người bán buôn có thể duy trì một mức giá ổn định và thấp hơn cho những nhà bán lẻ và thậm chí là người tiêu dùng. Cùng một danh mục sản phẩm, các nhà bán buôn và nhà phân phối có thể phân biệt giá cả thông qua việc chiết khấu thương mại cho mỗi bên.
  • Giữ bí mật về giá: Việc đàm phán chiết khấu thương mại thường diễn ra một cách bí mật để đảm bảo khách hàng của đối tác không biết được mức chiết khấu mà hai bên thỏa thuận. Điều này mang tính tích cực và giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.

Kế toán chiết khấu thương mại là gì?

Tài khoản chiết khấu thương mại

Để hạch toán khoản chiết khấu thương mại theo thông tư 200, kế toán doanh nghiệp sẽ sử dụng tài khoản 521- Chiết khấu thương mại. Đây là tài khoản dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng, dịch vụ với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng từ trước.

Khi hạch toán TK 521, kế toán cần lưu ý các vấn đề sau:

Chỉ hạch toán vào tài khoản này khi khoản chiết khấu thương mại mà người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo chính sách của doanh nghiệp về chiết khấu thương mại được thỏa thuận từ trước.

Nếu khách hàng mua hàng nhiều lần mới được hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu này được ghi vào giảm giá bán trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc biên lai bán hàng cuối cùng.

ke_toan_chiet_khau_thuong_mai_luanvan99
Hạch toán khoản chiết khấu thương mại theo thông tư 200

Kế toán khoản chiết khấu thương mại

Kế toán chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại mà người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp quy định.

Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ như sau:

Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán sẽ phản ánh số chiết khấu thương mại như sau: Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại; Nợ TK 3331- Thuế giá trị gia tăng cần nộp; Có TK 131- Phải thu của khách hàng.

Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu hoặc giấy báo Có của ngân hàng,…kế toán thực hiện phản ánh doanh thu bán hàng thông qua: Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng; Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Có TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp.

Ví dụ: Công ty dinh dưỡng quốc tế LD có hóa đơn giá trị gia tăng số hiệu 0014658 xuất tháng 5 cho công ty A theo hình thức chuyển khoản sau, ghi:

Sản phẩm under 50: 1.000kg*10.000= 10.000.000 đ

Sản phẩm under 30: 2.000kg* 7.500= 15.000.000đ

Chiết khấu thương mại tháng 4 là: 10kg sản phẩm super 50 và 20kg super 30 tương đương với: 100.000đ+ 150.000đ= 250.000đ

Thành tiền là: 10.000.000+ 15.000.000-250.000=24.750.000đ.

Thuế GTGT là 10% tương đương 2.475.000đ.

Tổng cộng số tiền cần thanh toán là: 24.750.000+2.475.000= 27.225.000đ.

Công ty dinh dưỡng quốc tế LD căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0014658 sẽ ghi sổ kế toán theo các bút toán sau:

Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 521- 250.000đ.

Nợ TK 3331- 25.000đ.

Có TK 131- 275.000đ.

Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 131- 27.500.000đ.

Có TK 511- 25.000.000đ

Có TK 3331- 2.500.000đ.

Công ty A căn cứ vào hóa đơn GTGT liên 2 mà công ty LD giao, sẽ tiến hành ghi sổ kế toán theo bút toán sau:

Nợ TK 156- 24.750.000đ.

Nợ TK 133- 2.475.000đ.

Có TK 331-27.225.000đ.

Trường hợp doanh nghiệp nộp VAT trực tiếp

  • Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại thông qua: Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại và Có TK 131- Phải thu của khách hàng.
  • Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng thông qua: Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng và Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Nếu khách hàng không tiếp tục mua hàng hoặc số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì cần chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu này sẽ được hạch toán vào TK 521.

Khi thanh toán tiền cho khách hàng, doanh nghiệp cần xuất hóa đơn chiết khấu thương mại, lập phiếu chi tiền theo quy định. Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng (nếu doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ) hoặc hóa đơn bán hàng (nếu doanh nghiệp nộp VAT trực tiếp), phiếu chi, giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán bên bán ghi sổ theo bút toán: Nợ TK 521, Nợ TK 3331 (nếu có), Có TK 1111, 112.

Nếu khách hàng mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại thì giá ở hóa đơn là giá đã giảm giá (tức là trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng cần phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.

Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá được khấu trừ chiết khấu thương mại, công ty có  thể xuất hóa đơn theo giá đã giảm, thực hiện theo quy định tại điểm 2.5, phụ lục 4 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng, dịch vụ. Kế toán ghi sổ theo các bút toán sau:

Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632, Có TK 156.

Phản ánh doanh thu (không hạch toán qua 521): Nợ TK 111, 112, 131; Có TK 511; Có TK 3331 (Nếu có).

Bên bán hàng phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán cụ thể về sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ.

Với các trường hợp trên, bên mua sẽ hạch toán:

Nếu bên mua phân bổ được vào giá trị hàng hóa mua vào:

Nợ TK 156- Giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu.

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ nếu doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ.

Có TK 331- Giá trị đã được giảm theo mức chiết khấu.

Nếu không phân bổ giá trị chiết khấu thương mại do hàng hóa đã xuất kho hết thì sẽ phản ánh chiết khấu thương mại được hưởng theo bút toán: Nợ TK 331, 111, 112,…và Có TK 152, 153, 156,…

Nếu giá trị hàng hóa trên hóa đơn bán hàng nhỏ hơn khoản chiết khấu thương mại thì sẽ được điều chỉnh giảm trong lần mua hàng tiếp theo.

Nếu chiết khấu thương mại nhưng không ghi trên hóa đơn bán hàng thì không được coi là chiết khấu thương mại, các bên lập chứng từ thu chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế sẽ được phản ánh vào bên Nợ TK 521. Đến cuối kỳ, các khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511. Để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa,…thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo. Kế toán ghi: Nợ TK 511, Có TK 521.

Có thể thấy rằng, thực hiện chiết khấu thương mại đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như khách hàng. Chúng tôi hy vọng những thông tin về chiết khấu thương mại là gì đề cập trong bài viết này đã mang lại cho các bạn những thông tin tham khảo hữu ích. Ngoài ra, nếu như bạn cần sự hỗ trợ cho bài luận văn của mình hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn trọn gói & từng phần của chúng tôi tại: https://luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín