Trong đời sống xã hội, chúng ta luôn phải tham gia vào những mối quan hệ phong phú, đa dạng từ quan hệ gia đình, bạn bè cho đến quan hệ làm ăn, quan hệ kinh tế,… Các mối quan hệ này xuất hiện thường trực trong cuộc sống và được gọi chung là quan hệ xã hội. Vậy, quan hệ xã hội là gì và vai trò của nó đối với con người là như thế nào? Để hiểu rõ nội dung này, hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Quan hệ xã hội là một thuật ngữ chung để chỉ các tương tác giữa hai hoặc nhiều người, nhóm hoặc tổ chức. Các mối quan hệ xã hội cá nhân bao gồm vô số các tương tác xã hội, vật chất và lời nói tạo ra môi trường cho việc trao đổi cảm xúc và ý tưởng. Trên thế giới, có nhiều quan điểm về quan hệ xã hội (Tiếng Anh: Social relations) đã được đưa ra, cụ thể như sau:
Theo quan niệm Triết học, thuật ngữ “quan hệ xã hội” được sử dụng để chỉ các tương tác, các liên hệ hay các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân và các nhóm được xác lập dựa theo vị trí riêng biệt của cá nhân hay nhóm này trong tổ chức xã hội, đặc biệt là trên bình diện kinh tế. Ở cấp độ cá nhân, các quan hệ xã hội phản ánh toàn bộ lộ trình sống của mỗi con người thông qua sự xã hội hóa của văn hóa, của gia đình hay của nghề nghiệp góp phần tạo nên sự nhận diện xã hội hay bản sắc riêng của nó. Sự phá hủy các quan hệ xã hội này có thể dẫn tới sự đánh mất bản sắc hay sự loại trừ xã hội của con người. Một trong những đặc trưng của đời sống xã hội là các quan hệ xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm và giữa các nhóm với nhau. Các quan hệ xã hội này có thể mang tính thường trực, có quy tắc, được chuẩn mực hóa, hay không ổn định. Chúng có thể thuộc nhiều dạng: Quan hệ giới (quan hệ nam/ nữ), quan hệ giữa những kẻ bị trị/thống trị (quan hệ chính trị); hơn nữa, các quan hệ xã hội cũng có thể thuộc dạng các quan hệ xã hội vĩ mô hay vi mô. Theo đó, xã hội học về các quan hệ xã hội sẽ thực hiện việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm và giữa các nhóm với nhau trong một xã hội.
Theo từ điển Xã hội học của Gunter Endruweit và Gisela Trommsdorff (2002) thì quan hệ xã hội là sự tương tác và cấu trúc ảnh hưởng tồn tại giữa con người với con người, giữa con người và nhóm người.
Theo Vũ Hào Quang: Quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở của những tương tác xã hội đã được điều chỉnh, tức là mối liên hệ giữa các thành viên có sự tương tác thường xuyên, được lặp đi lặp lại tạo thành các đường dây kết nối với các chủ thể hành động lại với nhau tạo nên quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là nơi các hành động xã hội diễn ra và hình thành các mô hình quan hệ xã hội để từ đó tạo ra các nhóm xã hội hay các dạng xã hội, các thiết chế xã hội hay các tổ chức xã hội với những cấu trúc xã hội xác định.
Nói tóm lại, một cách chung nhất ta có thể hiểu quan hệ xã hội là những quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tổ chức được hình thành trong quá trình hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, tư tưởng, đạo đức… Nó được hình thành dựa trên cơ sở của những tương tác xã hội và được xác định, đo lường thông qua hành vi giao tiếp. Những tương tác xã hội này không đơn thuần là ngẫu nhiên mà thường phải có mục đích, có hoạch định rõ ràng. Ngoài ra, những tương tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác. Hay nói cách khác, trong mô hình tương tác này, các chủ thể hành động mô các chủ thể hành động phải đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó. Tức là họ thực hiện gần như không có ý thức, như thói quen. Chẳng hạn như hai người ngẫu nhiên gặp nhau ở nhà hàng, dù họ có chào hỏi, trò chuyện, trao đổi với nhau ở lần gặp đó nhưng lần gặp sau họ lại không nhận ra nhau, hoặc không tiếp tục chào hỏi, trò chuyện, trao đổi với nhau thì giữa họ chưa thể coi là có mối quan hệ xã hội. Ngược lại, nếu như ở những lần gặp gỡ sau các cá nhân đó lại tiếp tục sự giao tiếp và phối hợp hành động, thì giữa họ được coi là có mối quan hệ xã hội.
Kết luận: Quan hệ xã hội là quan hệ ổn định, bền vững của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, có tính lặp lại,... Các tương tác này còn có thể mang những đặc trưng khác nữa, và qua đó tạo ra các loại quan hệ xã hội khác nhau.
Khái niệm quan hệ xã hội là gì?
Xem thêm:
➣ Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận Uy Tín Chất Lượng | Tư Vấn Miễn Phí
Theo các nhà nghiên cứu, chủ thể quan hệ xã hội được xét trên hai cấp độ:
Cấp độ vĩ mô: Chủ thể quan hệ là các nhóm, tập đoàn hay toàn bộ xã hội. Mỗi loại sẽ chiếm những vị trí khác nhau trong xã hội nên họ có quyền lực, cơ hội, thu nhập và lối sống khác nhau là tiền tố tạo ra các tương tác xã hội để hình thành nên những quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội của các chủ thể ở cấp độ này được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội và xã hội. Quan hệ xã hội trong các lĩnh vực kể trên đều có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến nhau.
Ở cấp độ vi mô: Chủ thể hành động thường là các cá nhân. Có thể thấy rằng, trong thực tế quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội diễn ra đa dạng và chiếm phần quan trọng trong quan hệ xã hội. Một số nhà nghiên cứu phương Tây đã đồng nhất quan hệ xã hội với quan hệ giữa các cá nhân.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng, không phải mọi mối quan hệ đều là quan hệ xã hội. Có những quan hệ mang nhiều tính xã hội nhưng cũng có những quan hệ ít mang tính xã hội. Những mối quan hệ ít mang tính xã hội là những quan hệ tình cảm thuần túy.
* Phân biệt quan hệ tình cảm thuần túy và quan hệ xã hội
Quan hệ tình cảm thuần túy | Quan hệ xã hội |
|
|
Quan hệ xã hội thuần túy về tình cảm
Quan hệ tình cảm thuần túy còn được gọi là quan hệ sơ cấp, dùng để phân biệt với quan hệ xã hội (quan hệ thứ cấp). Hình thức biểu hiện của loại quan hệ này bộc lộ rõ trong gia đình, dòng họ, cơ chế hình thành là dựa trên căn cứ các đặc điểm sinh học, tâm lý có sẵn ở các cá nhân như giới tình, vẻ bề ngoài, quan hệ huyết thống,…Về bản chất, quan hệ tình cảm thuần túy ít mang tính xã hội nhưng nó dựa trên sự tương tác lâu dài, ổn định của các chủ thể hành động. Quan hệ tình cảm thuần túy và quan hệ xã hội có thể chuyển hóa cho nhau. Ví dụ: Từ quan hệ tình cảm tốt đẹp hình thành nên quan hệ kinh doanh thuận lợi.
Quan hệ xã hội
Xét theo vị thế xã hội, có 2 loại quan hệ xã hội:
Theo chiều ngang: Quan hệ giữa các cá nhân hay nhóm xã hội có vị thế xã hội ngang bằng nhau.
Theo chiều dọc: Quan hệ giữa các cá nhân hay nhóm xã hội chiếm những vị thế xã hội cao, thấp khác nhau như giữa cấp trên với cấp dưới, giữa trung ương với địa phương,…
Theo lĩnh vực xã hội: Có sự đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp của các quan hệ xã hội trong đời sống hiện thực. Ví dụ, trong lĩnh vực kinh tế có các mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, phân phối và dịch vụ,…trong quan hệ xã hội có các mối quan hệ tình yêu - hôn nhân, gia đình - dòng họ,…
Có thể nói rằng, quan hệ xã hội sẽ có vai trò quan trọng quyết định đến tâm trạng, thái độ và sự thành công trong công việc của một cá nhân. Tầm quan trọng của quan hệ xã hội được thể hiện ở những mặt sau:
Đối với cá nhân: Các mối quan hệ xã hội giúp chúng ta mở rộng vòng tròn kết nối của bản thân từ đó thoát khỏi cuộc sống vô vị, nhàm chán bằng cách kết nối với những người có cùng sở thích, đam mê và hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề khác một cách dễ dàng. Những người có mối quan hệ tốt sẽ cảm thấy mình có sự gắn kết chặt chẽ với những người xung quanh, thái độ tích cực và tránh được những căn bệnh liên quan như trầm cảm, cô đơn,…
Sự phát triển của một cá nhân chịu tác động rất lớn từ các mối quan hệ xã hội, những người có suy nghĩ và thái độ tích cực sẽ hướng bạn đến những điều tốt đẹp và hỗ trợ bạn trong công việc và học tập. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của bản thân, sự nghiệp từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội. Xét về mặt cá nhân, quan hệ xã hội giúp chúng ta tạo dựng và củng cố hình ảnh, uy tín, vai trò,…trong cộng đồng.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp
Đối với tổ chức, doanh nghiệp thì vai trò của các mối quan hệ xã hội càng được đề cao. Những mối quan hệ tốt đẹp với nhà đầu tư, nhà cung cấp nguyên liệu cũng như đối với truyền thông và địa phương,…sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và tạo dựng hình ảnh, uy tín cũng như góp phần quảng bá thương hiệu đến cộng đồng một cách tốt hơn. Những mối quan hệ tốt đẹp sẽ là động lực giúp doanh nghiệp đi lên và góp phần khuyến khích, tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Đối với đất nước
Vai trò của quan hệ xã hội không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy quá trình hoàn thiện của một cá nhân hay một tổ chức mà còn đóng vai trò là đòn bẩy để đất nước dễ dàng hòa nhập vào vòng quay công nghiệp hóa - hiện đại hóa và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Một đất nước chỉ phát triển khi duy trì mối quan hệ xã hội với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Quan hệ xã hội của một đất nước được thể hiện rõ qua 3 khía cạnh sau:
Về kinh tế: Một nền kinh tế giao lưu với các tiến bộ về khoa học công nghệ và công cụ sản xuất tiên tiến sẽ giúp xã hội ngày càng phát triển, từ đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân và bình đẳng xã hội. Sự giao lưu về kinh tế cũng giúp các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển ngày càng đi lên để sánh vai với các cường quốc khác.
Về chính trị: Quan hệ xã hội về chính trị là sự hội nhập, tôn trọng lợi ích của các nước để cùng nhau vượt qua khó khăn góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Chúng ta có thể thấy rằng, quan hệ xã hội giữ một vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với bản thân mà còn với tổ chức và toàn xã hội. Vì vậy, chúng ta cần học tập, rèn luyện bản thân để có nền tảng xây dựng nên những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, có ích. Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu về khái niệm quan hệ xã hội là gì và các vấn đề liên quan đến khái niệm này.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín