Lịch sử phát triển kinh tế từ thời kỳ nguyên thủy cho đến hình thái kinh tế thị trường ngày nay đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm và để lại dấu ấn là những chủ nghĩa, học thuyết kinh tế có giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nhân loại. Trong đó, chủ nghĩa trọng thương xuất hiện từ thế kỷ XV - XVII được xem là một hệ thống tư tưởng kinh tế có tầm ảnh hưởng bậc nhất, góp phần làm thay đổi cục diện văn minh kinh tế của loài người. Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế đầu tiên đã đưa ra những lý luận cơ bản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và giải quyết các vấn đề cấp bách về vốn trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Vậy chủ nghĩa trọng thương là gì? Cùng Luận Văn 99 tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Chủ nghĩa trọng thương (Tiếng Anh: Mercantilism) là hệ thống quan điểm tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản mà trước hết là tầng lớp tư sản thương nghiệp. Chủ nghĩa này ra đời khi phong trào sản xuất phong kiến bắt đầu tan rã và là thời kỳ chuyển tiếp từ kinh tế giản đơn sang kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa trọng thương là một trào lưu tư tưởng kinh tế học chính trị tư sản và chính sách kinh tế của nhiều nước Châu Âu giai đoạn từ thế kỷ 15 đến 18, phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản mới ra đời có tham vọng tích lũy nhiều vàng bạc. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa trọng thương là: Lợi nhuận được sáng tạo ra trong lĩnh vực lưu thông, tiền tệ và của cải của dân tộc, xuất khẩu tiền ra nước ngoài làm cho của cải ít đi và nhập khẩu tiền thì sẽ làm tăng của cải.
Học thuyết kinh tế trọng thương là các chính sách, cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản thương nghiệp ở Châu Âu trong thời kỳ tích lũy vốn ban đầu cho chủ nghĩa tư bản. Những chính sách, cương lĩnh này có mục đích kêu gọi thương nhân tận dụng ngoại thương, buôn bán để cướp bóc các nước thuộc địa và bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản đang dần hình thành.
Đây là một học thuyết kinh tế chưa thật sự khoa học nhưng đã phần nào phản ánh nổi bật các tiến bộ trong đời sống kinh tế Châu Âu tại thời điểm đó.
Chủ nghĩa trọng thương là gì?
Chủ nghĩa trọng thương xuất hiện vào giai đoạn nào?
Chủ nghĩa trọng thương , lý thuyết và thực tiễn kinh tế phổ biến ở châu Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, thúc đẩy sự điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế của một quốc gia nhằm mục đích tăng cường quyền lực nhà nước bằng cách đánh bại các cường quốc đối thủ. Nó là đối trọng kinh tế của chính trị chế độ chuyên chế. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng thương:
Từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI: Các nhà kinh tế học như A. Xperia, Staford đồng nhất của cải với tiền tệ. Tuy nhiên, quan hệ giữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ chưa được hiểu rõ, tư tưởng trung tâm là “Bảng cân đối tiền tệ” sử dụng làm cơ sở cho các chính sách kinh tế như gia tăng của cải, tiền tệ, gìn giữ cho khối lượng tiền hiện có không bị chuyển ra nước ngoài,…
Từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII: Các nhà kinh tế học như Thomas Mun, Antoine Montchrestien, Jean Baptiste Colbert,…đã nhìn nhận rằng của cải là một số sản phẩm dư thừa được sản xuất trong nước sau khi đã thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng song phải được chuyển thành tiền thông qua việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tư tưởng trung tâm trong giai đoạn này là “Bảng cân đối thương mại”. Theo đó, buôn bán thương mại phải đảm bảo xuất siêu để có sự chênh lệch và tăng tiền tích lũy cho ngân khố quốc gia. Để thực hiện xuất siêu, các nhà kinh tế cho rằng chỉ xuất thành phẩm chứ không xuất nguyên liệu.
Từ cuối thế kỷ XVII: Trường phái trọng thương bắt đầu có mâu thuẫn với các tầng lớp doanh nhân trong công nghiệp, nông nghiệp và nội thương. Bên trong đã xuất hiện tư tưởng cổ vũ tự do thương mại và xóa bỏ độc quyền.
Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa trọng thương
Luận Văn 99 hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê tiểu luận trọn gói & từng phần áp dụng cho tất cả các bậc học (đại học, cao học). Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị viết thuê uy tín để gửi gắm bài luận của mình, dịch vụ của Luận Văn 99 chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Chi tiết dịch vụ & giá thuê viết tiểu luận, xem tại: https://luanvan99.com/dich-vu-viet-thue-tieu-luan-bid9.html |
Đồng nhất tiền tệ với của cải: Tiền là nội dung quan trọng của của cải và là tài sản thực sự của quốc gia. Tất cả các chính sách kinh tế phải nhằm mục đích làm gia tăng khối lượng tiền tệ, hàng hóa chỉ là phương tiện để đạt được cái đích cuối cùng là tiền tệ.
Quan điểm về ngành nghề: Những người theo chủ nghĩa trọng thương coi tiền là đại biểu duy nhất của của cải và là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp. Hoạt động nào không dẫn dến tích lũy tiền tệ đều được xem là hoạt động tiêu cực, không có lợi. Hoạt cộng nghề công nghiệp làm ra sản phẩm về mặt vật chất nhưng không phải là tiền mà còn mất tiền để mua nguyên liệu. Hoạt động nông nghiệp tạo ra sản phẩm về vật chất, không mất tiền mua nguyên liệu nhưng không làm ra tiền nên được coi là ngành trung gian giữa tiêu cực và tích cực. Nguồn gốc của cải, nguồn gốc của sự giàu có là đến từ các hoạt động thương mại, đặc biệt là ngoại thương.
Lợi nhuận thương nghiệp: Lợi nhuận được tạo ra nhờ lưu thông mua bán và trao đổi sinh ra, là kết quả của việc mua ít bán nhiều. Muốn gia tăng khối lượng của cải, tiền tệ của quốc gia phải thông qua ngoại thương, dân tộc này giàu lên bằng sự hy sinh của dân tộc khác. Muốn đạt được thắng lợi trong quan hệ ngoại thương phải thực hiện xuất siêu.
Không biết đến quy luật giá trị: Hệ thống quan điểm kinh tế còn kém về tính lý luận, chưa biết đến quy luật kinh tế và chưa hiểu được bản chất, chức năng của tiền vì chưa thực sự hiểu giá trị của hàng hóa. Đề cao vai trò của nhà nước trong thực hiện các chính sách kinh tế và tích lũy tiền tệ.
Học thuyết trọng thương xuất hiện độc lập: Học thuyết kinh tế trọng thương ở mỗi nước đều sự khác nhau và thể hiện sự phát triển khác nhau về kinh tế.
Học thuyết trọng thương mang tính chất không triệt để: Đây là trào lưu kinh tế tư sản nhưng ở nhiều nước, giai cấp quý tộc đã lợi dụng để phục vụ cho lợi ích của mình và cứu vãn cho sự suy tàn của xã hội phong kiến. Do đó, cơ sở giai cấp của chủ nghĩa trọng thương gồm giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc.
Học thuyết kinh tế trọng thương ít tính lý luận nhưng mang tính thực tiễn: Học thuyết kinh tế trọng thương có tính lý luận thô sơ, nông cạn và đơn giản nhưng nó đã đứng trên hiện thực lịch sử để khái quát những kinh nghiệm thành quy tắc, cương lĩnh và chính sách để giải quyết vấn đề tích lũy vốn ban đầu.
Mở đầu cho sự phát triển mới về kinh tế: Học thuyết kinh tế trọng thương ra đời đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển, xóa bỏ kinh tế tự nhiên và mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Học thuyết này đề cao thương nghiệp, ngoại thương và coi đây là đòn bẩy để tích lũy vốn ban đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Học thuyết kinh tế trọng thương được coi là học thuyết kinh tế đầu tiên trong lịch sử: Mặc dù chỉ dừng lại ở những cương lĩnh và chính sách nhưng học thuyết kinh tế trọng thương vẫn được xem là học thuyết kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản nhằm khái quát những vấn đề thực tiễn lúc bất giờ và bắt đầu nghiên cứu các vấn đề lý luận của chủ nghĩa tư bản như vai trò của tư bản thương nghiệp, nguồn gốc và lợi nhuận thương nghiệp, lưu thông tiền tệ,…
Chỉ ra vai trò của phát triển công nghiệp: Học thuyết kinh tế trọng thương coi trọng ngoại thương, buôn bán và coi nó là đòn bẩy mạnh mẽ để làm giàu. Ở giai đoạn thứ hai, họ đã nhận ra rằng muốn thương nghiệp và ngoại thương phát triển thì phải đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm chi phí sản xuất.
Xa rời cách lý giải bằng đạo lý và tôn giáo: học thuyết trọng thương ra đời hoàn toàn đoạn tuyệt với cách lý giải bằng đạo lý và tôn giáo. Lần đầu tiên trong lịch sử, những người theo chủ nghĩa trọng thương đã xuất phát từ cơ sở kinh tế, từ hiện thực xã hội để lý giải các sự việc và hiện tượng trong đời sống kinh tế- xã hội.
Mới nghiên cứu trên lĩnh vực lưu thông: Những người theo chủ nghĩa trọng thương chưa thấy vai trò của sản xuất vì lợi nhuận của ngoại thương đem lại lớn hơn nhiều so với lợi nhuận do các công trường thủ công thu được. Do đó, họ chỉ thấy vai trò của lưu thông và chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trên lĩnh vực lưu thông.
Các thành tựu lý luận khá đơn giản: Do phương pháp luật thiếu tính khoa học và do điều kiện lịch sử quy định, học thuyết chủ nghĩa trọng thương mới chỉ đề cập đến vài phạm trù kinh tế và chưa có khái niệm về quy luật kinh tế. Những phạm trù kinh tế cũng chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài chứ chưa đi vào phân tích nội dung bên trong nên vẫn chưa thực sự hiểu được bản chất của các phạm trù kinh tế đó.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm chủ nghĩa trọng thương là gì cũng như các vấn đề xoay quanh khái niệm này như hoàn cảnh ra đời, các giai đoạn phát triển, tư tưởng kinh tế quan trọng trong chủ nghĩa trọng thương và các thành tựu - hạn chế của chủ nghĩa trọng thương. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến bạn đọc những kiến thức hữu ích.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín