viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quản lý ngân sách nhà nước là gì? Phân cấp quản lý ngân sách NN

Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng, thông qua việc huy động và phân bổ các nguồn tài chính nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống toàn dân. Việc quản lý ngân sách nhà nước là yêu cầu quan trọng để thực hiện công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách và phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng của đất nước. Để hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý ngân sách nhà nước là gì? Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì, hãy cùng Luận Văn 99 tham khảo qua bài viết sau nhé.

Quản lý ngân sách nhà nước là gì?

Quản lý ngân sách nhà nước là một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế. Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của bộ máy nhà nước. Nhà nước ra đời đã mang trong mình chức năng quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đó là một hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do bộ máy Nhà nước tiến hành đối với mọi cá nhân và tổ chức trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng việc sử dụng quyền lực nhà nước nhằm mục tiêu. 

Quản lý nhà nước có phạm vi rộng bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, hay còn gọi là quản lý nhà nước về kinh tế. Đó là sự tác động lên nền kinh tế một cách có tổ chức bằng pháp quyền thông qua một hệ thống các chính sách, các công cụ quản lý kinh tế nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, bao gồm hoạt động tài chính và ngân sách. Trong đó ngân sách nhà nước là hoạt động tài chính do Nhà nước là chủ thể thông qua quá trình huy động thu nhập, tài sản của xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và phân phối, sử dụng để thực hiện các chức năng của Nhà nước về phát triển kinh tế văn hóa xã hội, thỏa mãn nhu cầu của người dân. Ngân sách nhà nước phản ánh sự lựa chọn phương thức phân bổ tối ưu các nguồn lực tài chính trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia . 

Ở nước ta, trên phương diện pháp lý: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định của Nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

Quản lý ngân sách nhà nước là một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế, theo đó quản lý ngân sách nhà nước là tổng thể hệ thống các phương pháp và công cụ quản lý của Nhà nước được sử dụng để tác động điều chỉnh các hoạt động và hành vi của mọi tổ chức và cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm huy động, tập trung các nguồn lực tài chính hình thành qu tiền tệ tập trung của Nhà nước và phân phối, sử dụng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.

quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_la_gi_luanvan99
Quản lý ngân sách nhà nước là gì?

Đặc điểm của quản lý ngân sách nhà nước

Chủ thể của quản lý ngân sách nhà nước là nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ ngân sách nhà nước. Chủ thể trực tiếp quản lý ngân sách nhà nước là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan nhà nước.

Đối tượng của quản lý ngân sách nhà nước là các hoạt động của ngân sách nhà nước, cụ thể đó là các hoạt động thu, chi bằng tiền của ngân sách nhà nước.

Nội dung quản lý ngân sách nhà nước là: Quá trình hình thành, huy động, tập trung các nguồn thu nhập, tích lũy và tài sản để hình thành quỹ ngân sách nhà nước và phân phối, sử dụng cách hiệu quả để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Phương pháp quản lý và công cụ quản lý: quản lý ngân sách nhà nước dùng các phương pháp kinh tế, tổ chức hành chính và tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục. Các công cụ quản lý ngân sách nhà nước gồm: pháp luật, kế hoạch và hạch toán. Các phương thức thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước gồm: sử dụng quyền lực nhà nước và cơ chế thị trường.

Mục đích quản lý ngân sách nhà nước: Nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước là gì?

Thứ nhất, quản lý ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và củng cố thể chế chính trị của xã hội: Ngân sách nhà nước nhà công cụ quan trọng trong việc huy động các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước, tạo tiền để đảm bảo cho sự tồn tại của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước về phát triển mọi mặt của xã hội. Vì vậy, quản lý ngân sách nhà nước hiệu quả góp phần củng cố hoạt động của bộ máy Nhà nước. Ngoài ra, nó cũng góp phần tăng nguồn thu nhập, chi tiêu của nhà nước để thỏa mãn nhu cầu xã hội, tăng phúc lợi từ đó đảm bảo sự bền vững của thể chế chính trị xã hội và thể chế nhà nước.

Thứ hai, quản lý ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô, kích thích tăng trưởng kinh tế và khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước: Thông qua quá trình quản lý hiệu quả ngân sách nhà nước để huy động, tập trung các nguồn lực tài chính, phân phối và sử dụng hiệu quả nhằm phát triển kinh tế, thực hiện điều tiết các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Bằng các công cụ của mình, quản lý ngân sách nhà nước tạo ra cơ chế tác động đề điều tiết, kích thích, hạn chế các hoạt động kinh tế xã hội từ đó thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ.

Thứ ba, quản lý ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội: Thông qua quản lý ngân sách nhà nước để tác động điều tiết thu nhập của mọi cá nhân trong xã hội bằng cách điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao, hỗ trợ cho người có thu nhập thấp để rút ngắn khoảng cách chênh lệch thu nhập. Đồng thời qua việc quản lý chi tiêu ngân sách, Nhà nước thực hiện các chính sách và giải quyết các vấn đề xã hội.

Thứ tư, quản lý tốt ngân sách nhà nước góp phần hướng dẫn, chi phối và điều chỉnh sự hoạt động của hệ thống tài chính: Thông qua quản lý ngân sách nhà nước, nhà nước có thể sử dụng công cụ ngân sách nhà nước để điều chỉnh, hướng mọi hoạt động của các khâu tài chính và hệ thống tài chính vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhằm thỏa mãn nhu cầu chung của xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước có thể điều chỉnh sự hoạt động của hệ thống tài chính nói chung.

Xem thêm:

Quản lý hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm, phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì?

Về khái niệm, ta có thể hiểu phân cấp là quá trình chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm từ chính quyền trung ương đến các chính quyền địa phương hoặc cho khu vực kinh tế tư nhân. Hay nói cách khác, phân cấp là một sự chuyển giao quyền lực về luật pháp và chính trị đối với công tác xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ và quản lý các nguồn lực tài chính từ cấp chính quyền trung ương đến các chính quyền địa phương.

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc xác định trách nhiệm, phạm vi và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước sao cho phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. 

Tại Việt Nam, trên phương diện pháp lý, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được hiểu là quá trình Nhà nước trung ương phân, giao quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước.

Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước (2015): Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định quyền hạn, phạm vi và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong vấn đề quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

Mục tiêu của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Thứ nhất, giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chế độ, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính. Đây là nội dung chủ yếu của phân cấp ngân sách. Phân cấp quản lý ngân sách địa phương thể hiện ở việc xây dựng cơ sở pháp lý nhằm quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành chính sách, chế độ thu, chi ngân sách nhà nước vừa đảm bảo tính thống nhất, vừa đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của các địa phương. Dựa trên nguyên tắc đó, Trung ương không quy định quá chi tiết đối với ngân sách địa phương mà trao quyền cho địa phương quyết định đảm bảo phù hợp với đặc thù của địa phương mình. Thông qua việc phân cấp quản lý ngân sách nhằm xác định rõ vấn đề cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn, phạm vi, mức độ của mỗi cấp chính quyền. Cơ sở pháp lý này được xây dựng dựa trên Hiến pháp hoặc các đạo luật về tổ chức hành chính, từ đó định ra hành lang pháp lý cho việc chuyển giao các thẩm quyền gắn với các trách nhiệm tương ứng với quyền lực đã được phân cấp, đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý, không gây sự rối loạn trong quản lý ngân sách địa phương. Xác định đúng thẩm quyền ban hành chính sách, chế độ trong lĩnh vực thu, chi ngân sách địa phương các cấp chính quyền là một yêu cầu quan trọng trong công tác quản lý ngân sách địa phương hiện nay. Thông thường, việc trao quyền ban hành một số chính sách, chế độ chi tiêu cụ thể trong lĩnh vực thu, chi ngân sách địa phương cho các cấp chính quyền phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: Mô hình tổ chức chính quyền địa phương; Năng lực, trình độ quản lý kinh tế, tài chính, ngân sách của mỗi cấp chính quyền địa phương; Quan điểm chỉ đạo trong phân cấp quản lý ngân sách địa phương của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; Phạm vi ảnh hưởng của chính sách, chế độ đối với các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương. 

Thứ hai, giải quyết các mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi, nguồn thu và cân đối ngân sách nhà nước. Đây là mối quan hệ lợi ích. Yêu cầu xác định và đảm bảo cho NSTW giữ vai trò chủ đạo, tập trung những nguồn thu lớn để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trên phạm vi cả nước, đồng thời những nhiệm vụ nào ổn định mang tính thường xuyên, có tính xã hội rộng phân cấp cho chính quyền địa phương. Trong phân cấp quản lý ngân sách địa phương, việc phân cấp được đánh giá bởi các yếu tố: Phân cấp nhiệm vụ thu, Phân cấp nhiệm vụ chi, Hệ thống điều tiết/bổ sung/chuyển giao ngân sách, (4) Phân cấp quyền vay nợ. 

Thứ ba, giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách: Chu trình ngân sách xét về mặt nội dung được hiểu là gồm 3 giai đoạn của quá trình lập ngân sách (chuẩn bị lập dự toán ngân sách nhà nước, thảo luận ngân sách nhà nước, quyết định ngân sách nhà nước, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Quy trình ngân sách trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc lập dự toán ngân sách cho đến khi ngân sách được quyết toán diễn ra ở tất cả các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Ở từng giai đoạn cụ thể, đối tượng tham gia vào quy trình ngân sách có những quyền hạn và trách nhiệm khác nhau nên vai trò và nhiệm vụ khác nhau, đặc biệt nếu xét về phân chia quyền lực giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp. Phân cấp quản lý ngân sách địa phương phải xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, mức vay nợ (nếu có), các khoản phụ thu cho ngân sách cấp dưới, thời hạn lập, xét duyệt, báo cáo ngân sách,... để vừa nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo của cấp cơ sở. Ngoài ra, giải quyết các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng ngân sách địa phương cũng là một nội dung của phân cấp quản lý ngân sách địa phương.

Nguyên tắc của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Những nguyên tắc mang tính lý luận nhằm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước bao gồm:

Thứ nhất: Phân cấp ngân sách nhà nước phải phù hợp và đồng bộ với phân cấp tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước. Việc tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước được quy định theo Hiến pháp.

Thứ hai, ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể: Việc thực hiện chính sách và chế độ mới làm tăng chi ngân sách cần có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.

Thứ ba, trên địa bàn cả nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương. Trên địa bàn tỉnh, cần đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp tỉnh và tính chủ động của ngân sách các cấp bên dưới. Đây là nguyên tắc xây dựng mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, giữa các cấp chính quyền tại địa phương.

Thứ tư, phân cấp quản lý ngân sách cần phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế- xã hội cũng như trình độ quản lý của chính quyền nhà nước các cấp: Cần có quyền tự quản tương ứng cho các cấp chính quyền để thực hiện quyền tự quản về kinh tế- xã hội.

Thứ năm, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cần đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc này gồm 2 nội dung cơ bản là tính hiệu quả về kinh tế và tính hiệu suất. Tính hiệu quả kinh tê là phải đạt được kết quả cụ thể với đầu vào nguồn ngân sách nhỏ nhất. Tính hiệu suất là yêu cầu đạt được kết quả tốt nhất với nguồn ngân sách đầu vào đã được xác định từ trước.

Thứ sáu, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cần đảm bảo tính công bằng: Vì giữa các địa phương có những đặc điểm về tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển khác nhau. Ngoài ra, sự đóng góp của người dân trên cả nước cũng có những phương thức khác nhau nên cần đảm bảo tính công bằng.

Nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì?

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Phân cấp về thẩm quyền ban hành các chính sách, tiêu chuẩn và định mức ngân sách nhà nước: Quy định về pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn và định mức ngân sách nhà nước là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, kiểm toán thu chi ngân sách và là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của trung ương và địa phương.

Phân cấp quản lý nguồn thu: Nội dung này là việc xác định ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được thu những khoản nào và thực hiện những nhiệm vụ chi cụ thể nào. Đây là vấn đề phức tạp và khó khăn vì có sự phát triển không đồng đều, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Phân cấp trong điều hòa và bổ sung ngân sách: Năng lực thu ngân sách ở các địa phương có sự khác nhau nên phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ có thể gây ra mất cân bằng về tài chính. Để giải quyết sự mất cân bằng cần có cơ chế điều hòa và bổ sung ngân sách theo các cơ chế như để lại nguồn thu để giải quyết vấn đề cân bằng, bổ sung ngân sách.

Phân cấp vay nợ cho chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương cần xây dựng được đủ năng lực thẩm định, và thực hiện các dự án đầu tư. Vần tuân thủ kỷ luật tài chính để tránh việc dẫn đến khủng hoảng nợ vay.

Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách: Nhiệm vụ chi ngân sách dựa trên cơ sở trách nhiệm cung cấp các hàng hóa công của các cấp chính quyền. Chi ngân sách cần rõ ràng, minh bạch và không chồng chéo giữa các cấp, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, công bằng tài chính.

Phân cấp quản lý trong thực hiện chu trình ngân sách nhà nước: Phân cấp quản lý gồm hai hình thức là: hình thức trao quyền và hình thức ủy quyền.

Phân cấp trong giám sát, thanh tra và kiểm toán ngân sách nhà nước: Việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền giám sát, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước để quản lý ngân sách nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước. Cần thực hiện quản lý một cách công khai, minh bạch và đảm bảo sự đồng đều để đảm bảo cho sự phát triển đồng đều của đất nước. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý ngân sách nhà nước là gì. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của chung tôi nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình nhé!

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín