viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quản lý hành chính nhà nước là gì? Khái niệm, đặc điểm, phương pháp

Quản lý hành chính nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và chịu ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, văn hóa, chính trị,...  Trong bài viết này, Luận Văn 99 sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nhiều hơn về khái niệm quản lý hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước trong xã hội như thế nào? và các phương pháp quản lý hành chính nhà nước. 

Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Khái niệm về quản lý

Quản lý là sự chỉ đạo, điều khiển một hệ thống hay một quá trình căn cứ vào những quy luật, quy định hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đạt từ trước. Đây là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển thì vai trò của quản lý và nội dung càng phức tạp.

Quản lý có các đặc điểm sau: quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý của chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu quản lý. Quản lý ở thời đại nào thì chịu tác động của thời đại đó, quản lý được thực hiện dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy và là sự đòi hỏi tất yếu khi có hoạt động chung của con người.

Khái niệm Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước được hiểu là quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người. Tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần là điều phân biệt quản lý nhà nước với các hình thức quản lý khác. Từ khi xuất hiện, nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước.

Khái niệm quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành các cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật phát nhằm thi hành luật để thực hiện chức năng, tổ chức quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà nước. Nói các khác, quản lý hành chính nhà nước gọi tắt là quản lý nhà nước chính là hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp- được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành.

Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước như chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương các cấp,…

quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc_la_gi_luanvan99
Khái niệm quản lý hành chính nhà nước là gì

Có thể bạn quan tâm:

➢ Kho tiểu luận chuyên viên quản lý nhà nước mới nhất 2021

Quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm gì?

Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động nhà nước mang những đặc điểm sau:

#1 Là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành

Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, không có quyền lập pháp và tư pháp nhưng góp phần quan trọng vào hai quá trình này. Tính chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của các cơ quan lập pháp, cơ quan dân cử.

Tính điều hành của hoạt động quản lý nhà nước nhằm đảm bảo điều kiện cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể thuộc quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp với các đối tượng quản lý thuộc quyền.

Để đảm bảo sự thống nhất hai yếu tố này đòi hỏi nhiều yêu cầu. Trước hết, quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo việc chấp hành văn bản của cơ quan dân cử đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân từ đó thực hiện quản lý điều hành. Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội về tất cả mọi mặt cho dân tương ứng với các lĩnh vực trong quản lý nhà nước.

#2 Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt 

Tính chủ động, sáng tạo của quản lý hành chính nhà nước thể hiện qua việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính sáng tạo thể hiện qua việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước. Tính chủ động được thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước và được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng và phong phú của đối tượng quản lý hành chính nhà nước và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tính chủ động và sáng tạo không được vượt qua ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước. Để đạt được điều này, đòi hỏi sự tôn trọng triệt để các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước.

dac_diem_cua_quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc_luanvan99
Đặc điểm phương pháp quản lý hành chính nhà nước

#3 Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 

Trước hết là bộ máy cơ quan nhà nước là hệ thống cơ quan nhiều về số lượng, biên chế, phức tạp về cơ cấu tổ chức, đa dạng về chức năng, nhiệm vụ cũng như phương pháp hoạt động, cơ sở vật chất to lớn, đối tượng quản lý đông đảo, đa dạng, chủ thể chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Cầu nối quan trọng giữa Đảng, nhà nước với nhân dân chính là các cơ quan hành chính trực tiếp xử lý của công việc hằng ngày của nhà nước và thường xuyên tiếp xúc với dân và giải quyết các yêu cầu của họ một cách thích đáng. Cần đảm bảo tính liên tục và ổn định trong hoạt động quản lý, tránh lối làm việc hô hào, theo phong trào. Tính ổn định nhằm đảm bảo các hoạt động như lưu trữ hồ sơ, giấy tờ,…đó có thể nói là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân và toàn xã hội.

#4 Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có kế hoạch để thực hiện mục tiêu

Là hoạt động có mục chiến lược, có chương trình và kế hoạch để thực hiện mục tiêu, vì vậy công tác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục đích và định hướng. Các cơ quan hành chính nhà nước phải có các chương trình, kế hoạch trung hạn, dài hạn và kế hoạch hằng năm cũng như đề ra các chỉ tiêu vừa mang tính định hướng vừa mang tính pháp lệnh và có hệ thống pháp luật vừa được áp dụng thực thi triệt để để cho các hoạt động quản lý vừa tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đặt dưới sự quản lý ấy.

Quản lý hành chính nhà nước XHCN không có sự cách biệt về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể chịu sự quản lý). Các bộ quản lý nhà nước phải là công bộc của nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, thu hút được rộng rãi quần chúng nhân dân vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Thực hiện các hoạt động chống quan liêu, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp quần chúng.

dac_diem_cua_quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc_luanvan991
Đặc điểm phương pháp quản lý hành chính nhà nước

#5 Quản lý hành chính có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao

Đó là nghiệp vụ của một nền hành chính văn minh, hiện đại. Khi đề cập đến “nền kinh tế tri thức”- nền kinh tế mà ở đó giá trị của tri thức, sự hiểu biết được đặt lên hàng đầu thì đội ngũ quản lý nền kinh tế tri thức ấy phải có một tầm vóc tương xứng. Trình độ kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý thực tiễn là tiêu chuẩn hàng đầu chính là là điểm khác biệt giữa quản lý nhà nước với các hoạt động chính trị.

#6 Quản lý hành chính nhà nước không vì lợi nhuận 

Hoạt động quản lý hành chính lấy việc phục vụ lợi ích công là động cơ và mục đích của hoạt động. Đây không phải là hoạt động vì lợi ích thù lao, càng không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận. Cán bộ hành chính vì vậy phải đảm bảo “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.

#7 Quản lý hành chính nhà nước mang tính nhân đạo

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, Nhà nước ta tuyệt đối tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lấy đó làm xuất phát điểm cho thống pháp luật, thể chế, quy tắc, thủ tục hành chính. Các cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ công chức tuyệt đối không của quyền hách dịch, không quan liêu, không gây phiền hà cho công dân khi thi hành công vụ. Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam đang xây  dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước, hơn lúc nào hết, nền hành chính nhà nước của ta cần đảm bảo tính và đề cao tính nhân đạo để thúc đẩy sự phát  triển kinh tế - xã hội bền vững và hạn chế tối đa những mặt trái của nền kinh tế thị trường.

Bạn cần tìm kiếm tài liệu làm tiểu luận chuyên viên, tiểu luận quản lý nhà nước, tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính… Bạn chưa có kinh nghiệm viết luận hoặc quá bận rộn với công việc, gia đình không có thời gian viết tiểu luận? Tham khảo ngay Dịch vụ viết thuê tiểu luận các cấp của Luận Văn 99.

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì?

Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà nước 

phuong_phap_quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc_luanvan99
Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì?

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước hiểu một cách đơn giản là cách thức mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng quản lý hành chính của mình. Cũng có thể nói, phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý của hành chính nhà nước (cá nhân, tổ chức) nhằm mục đích đạt được những mục tiêu xác định.

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện qua lại giữa chủ thể quản lý hành chính nhà nước và đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước cần được vận dụng một cách khoa học và nghệ thuật. Tính khoa học trong sử dụng các phương pháp quản lý hành chính đòi hỏi phải nắm vững đặc điểm vốn có của đối tượng quản lý để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp  với đối tượng quản lý đó. Tính nghệ thuật trong sử dụng các phương pháp thể hiện ở việc chủ thể quản lý biết lựa chọn cũng như kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt để đạt hiệu quả quản lý.

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước cần phải thỏa mãn các yêu cầu:

  • Đa dạng và thích hợp để có thể tác động lên những đối tượng quản lý khác nhau
  • Phải có tính khả thi và đem lại hiệu quả thực tiễn cao
  • Phải có tính sáng tạo. Đồng thời cần không ngừng cải tiến, đổi mới để hoàn thiện
  • Phải phù hợp với cơ chế hiện hành của nhà nước và pháp luật hiện hành

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Trong các tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng rất nhiều các phương pháp quản lý hành chính nhà nước. Các phương pháp này có thể được phân thành hai nhóm chính: phương pháp quản lý chung và phương pháp đặc thù. Cụ thể:

phuong_phap_quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc_luanvan99102 Nhóm phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Nhóm phương pháp quản lý chung

Bao gồm:

  • Phương pháp kế hoạch hóa: Thường được các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, dự báo xu thế phát triển, xây dựng kế hoạch, thiết lập chương trình, mục tiêu...
  • Phương pháp thống kê: Áp dụng cho việc khảo sát, phân tích, thu thập dữ liệu tổng hợp nguyên nhân và tình hình của các hiện tượng quản lý. Tạo cơ sở cho các quyết định quản lý hành chính nhà nước.
  • Phương pháp tâm lý – xã hội: Tác động vào tâm tư, tình cảm của người lao động, tạo cho họ động cơ làm việc, đồng thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công việc của họ.
  • Phương pháp sinh lý học: Bố trí nơi làm việc (phòng làm việc, vị trí ngồi, vị trí để đồ đạc, màu sắc, ánh sáng trong phòng làm việc…) phù hợp với sinh lý của con người, tạo ra sự thoải mái và sự thuận tiên nhằm nâng cao năng suất lao động.

Nhóm phương pháp đặc thù

Bao gồm:

  • Phương pháp giáo dục: Là cách thức tác động vào nhận thức nhằm mục đích nâng cao tính tự giác và khả năng lao động của con người  trong tổ chức.
  • Phương pháp tổ chức: Là cách thức thông qua mối quan hệ tổ chức tác động lên con người nhằm đưa con người vào khuôn khổ, kỷ cương, kỷ luật của tổ chức
  • Phương pháp kinh tế: Là cách thức thông qua các lợi ích kinh tế tác động vào đối tượng quản lý nhằm mục đích để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt  động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
  • Phương pháp hành chính: Là cách thức tác động trực tiếp của các chủ thể hành chính lên các đối tượng quản lý thông qua các quyết định hành chính mang tính chất bắt buộc.

Vai trò của phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì?

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước đóng một vai trò to lớn trong việc xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Không những thế, nhờ sự kết nối các phương pháp quản lý khác các vấn đề đặt ra trong quản lý hành chính nhà nước được giải quyết rất nhanh chóng. 

Quản lý hành chính nhà nước có một vai trò quan trọng trong xã hội và gắn liền với sự phát triển của đất nước. Luận Văn 99 hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về quản lý hành chính nhà nước là gì cũng như những vấn đề liên quan đến khái niệm này. Hãy cùng chúng tôi chia sẻ kiến thức này đến nhiều người hơn nữa nhé.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín