Một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc trong thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt và luôn có nguy cơ phá sản như hiện nay thì doanh nghiệp đó phải nắm vững kiến thức về thị trường và có chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Vậy thị trường tiêu thụ là gì và cách thức phát triển thị trường tiêu thụ ra sao? Chúng ta cùng tìm lời giải đáp cùng Luận Văn 2S qua bài viết này nhé.
Thị trường đã ra đời từ hàng thế kỷ, nó gắn liền với sự phát triển của trao đổi hàng hóa. Thị trường là lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, các khái niệm về thị trường rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau, có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường đã được đưa ra, ta có thể khái quát một số khái niệm được sử dụng nhiều như sau:
Theo Philip Kotler, xét theo nghĩa đơn giản, thị trường là tập hợp những người mua và người bán tiềm năng.
Còn theo quan điểm của Các Mác, hàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra bởi con người nhưng không phải cho bản thân người sản xuất tiêu dùng mà họ sản xuất ra với mục đích để bán. Thị trường ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của nền sản xuất hàng hóa, đồng thời được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Cụ thể: người có hàng hóa/ dịch vụ đem trao đổi được gọi là bên bán, người có nhu cầu mua hàng hóa/ dịch vụ chưa thỏa mãn và có khả năng chi trả được gọi là bên mua.
Dưới góc độ Marketing (theo Philip Kotler, 1997), khái niệm thị trường được hiểu là tổng số nhu cầu về một loại hàng hóa/ dịch vụ nào đó. Thị trường là nơi diễn ra sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa/ dịch vụ nhằm mục đích thỏa mãn mong muốn, nhu cầu cả cả người tiêu dùng và người bán hàng hóa/ dịch vụ theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả sản phẩm. Trên phương diện doanh nghiệp, thị trường nên được hiểu là nơi có nhu cầu cần được đáp ứng.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa/ dịch vụ nhất định nào đó. Theo quan điểm này, thị trường bao gồm nhiều loại hàng hóa/ dịch vụ khác nhau như: thị trường gạo, thị trường nông sản, thị trường hồ tiêu, cà phê, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường BĐS, v.v...
Thị trường là một nơi nhất định mà tại đó, các hoạt động mua bán hàng hóa/ dịch vụ được diễn ra. Theo định nghĩa này, thị trường hiện nay gồm có thị trường Miền Bắc, thị trường miền Trung, thị trường Miền Nam…
Tóm lại, từ những khái niệm trên, ta có thể đưa ra kết luận khái quát về khái niệm thị trường như sau: Thị trường là quá trình mà trong đó bao gồm các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như các quyết định của các người cung cấp là các công ty, doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng hoá/ dịch vụ mà mình sẽ cung cấp ra thị trường. Đó chính là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu của từng loại hàng hóa cụ thể.
Theo cách hiểu cổ điển: Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về việc tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của công ty về việc sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào cùng các quyết định của người lao động về việc làm, bao lâu, cho ai đều được dung hòa bằng việc điều chỉnh giá cả.
Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà trong đó người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng hóa mua bán. Nói cách khác, thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ và các giao dịch mua bán, dịch vụ.
Ở góc độ doanh nghiệp, thị trường bao gồm một hay nhiều nhóm khách hàng với các nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là gì?
Có nhiều cách để phân loại thị trường tiêu thụ sản phẩm như sau
Phân loại dựa theo mục đích hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường:
Phân loại theo mức độ cạnh tranh trên thị trường:
Xem thêm:
➢ Dịch vụ khách hàng là gì? Đặc điểm, vai trò của dịch vụ khách hàng
Phát triển thị trường là khái niệm đề cập đến toàn bộ các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp có thể áp dụng, thực hiện nhằm mục đích đưa khối lượng sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ kinh doanh của mình đạt mức tối đa, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng trên thị trường và xây dựng, áp dụng các biện pháp để đưa sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp từ nơi sản xuất đến địa điểm tiêu dùng một cách hiệu quả, tối ưu hóa chi phí, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.
Công tác phát triển thị trường tiêu thụ được hiểu theo một nghĩa đơn giản là toàn bộ quy trình nghiên cứu, khai thác và chiếm lĩnh thị trường nhằm mục đích gia tăng quy mô thị trường, tăng thêm khối lượng khách hàng và từ đó tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu cũng như tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nói tóm lại, ta có thể hiểu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là quá trình đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại các thị trường mới hoặc nghiên cứu, khai thác thị trường cũ một cách hiệu quả hơn. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm phát triển theo chiều rộng (tăng số lượng khách hàng, tăng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) bằng cách tìm kiếm những khách hàng mới có cùng nhu cầu, thị hiếu và có khả năng chi trả cho sản phẩm mà doanh nghiệp hiện đang cung ứng ra thị trường và phát triển thị trường theo chiều sâu (tăng số lượng khách hàng, tăng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) bằng cách tìm kiếm những khách hàng mới trong chính vùng thị trường hiện tại của mình mà không phải mở rộng không gian địa lý.
Bạn đang thực hiện đề tài phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp? Bạn cần nguồn tài liệu tham khảo? Bạn gặp khó khăn trong quá trình triển khai viết luận văn, xử lý số liệu thống kê hoặc bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn trọn gói? Dịch vụ viết thuê luận văn tại Luận Văn 99 sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Chi tiết quy trình & giá thuê viết luận văn thạc sĩ
Đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp: Thị trường tiêu thụ sản phẩm đứng ở vị trí trung tâm, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường, các doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận. Thị trường càng lớn thì doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại, nếu thị trường bị thu hẹp thì doanh nghiệp sẽ bị suy thoái. Thị trường quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp nên doanh nghiệp bán, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải là kinh doanh cái doanh nghiệp có nên cần cố gắng xác định nhu cầu của khách hàng qua các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả,…
Đối với xã hội: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp sản phẩm được sử dụng dưới hình thức thức từ đó mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho nhiều người tiêu dùng, kích thích xã hội phát triển, nâng cao nhu cầu sử dụng các sản phẩm phục vụ lợi ích công cộng của con người đối với sự phát triển của xã hội.
Thâm nhập thị trường: Là việc doanh nghiệp làm tăng khả năng bán sản phẩm hiện tại trong các thị trường hiện tại của doanh nghiệp. Tức là, doanh nghiệp cần tiến hành khai thác thị trường nhằm tăng mức và tần số của thị trường hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới cho sản phẩm của mình. Để làm được như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng 4 tham số cơ bản gồm sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng.
Phát triển thị trường: Là việc doanh nghiệp đưa các sản phẩm hiện tại vào các thị trường mới, doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp marketing để thực hiện chiến lược đó, bao gồm: Nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường, xác định thị trường tiềm năng, xác định khả năng bán của doanh nghiệp và hệ thống phân phối mới.
Phát triển sản phẩm: Là việc doanh nghiệp đưa các sản phẩm mới vào bán trong các thị trường hiện tại mà doanh nghiệp hoạt động. Đây là biện pháp cơ bản mà doanh nghiệp cần áp dụng trong quá trình kinh doanh nhưng doanh nghiệp cần có các điều kiện để phát triển sản phẩm như điều kiện kỹ thuật, tài chính để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống phân phối và bán hàng đã có của mình.
Đa dạng hóa trong kinh doanh: Là việc doanh nghiệp đưa ra sản phẩm mới lạ vào bán trong các thị trường mới hay kinh doanh trong các lĩnh vực truyền thống. Chiến lược này có nhiều mạo hiểm và rủi ro vì doanh nghiệp chưa xác định đầy đủ và toàn diện những yêu cầu của khách hàng trên thị trường mới, hệ thống phân phối cùng các biện pháp hỗ trợ.
Biện pháp đối với khách hàng: Doanh nghiệp phải coi khách hàng là trung tâm, là mục tiêu kinh doanh, là người trả tiền và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khách hàng chỉ ưu thích và lựa chọn mua những hàng hóa có chất lượng tốt, phục vụ tận tình, dịch vụ mua bán thuận lợi và họ mong muốn doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích của mình. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp thích hợp, hướng vào khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Có một số phương pháp như phương pháp xã hội học, phương pháp dự đoán, phương pháp tâm lý,…
Phương pháp đối với đối thủ cạnh tranh: Khi các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới thì các chính sách đối với đối thủ cạnh tranh lại càng quan trọng. Cạnh tranh thành công giúp doanh nghiệp chiếm một thị phận trong môi trường đó nên doanh nghiệp cần xác định được đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các biện pháp bao gồm: liên doanh liên kết, biện pháp dung hòa, biện pháp khử bỏ, phương pháp né tránh,…
Phương pháp với bản thân doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần củng cố sự vững chắc, niềm tin của cán bộ trong doanh nghiệp mình để có thể vươn xa hơn trên thị trường. Các biện pháp doanh nghiệp có thể áp dụng như phát triển nguồn nhân lực, tạo uy tín trên thị trường, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm,quan hệ công chúng,…
Công tác nghiên cứu phát triển thị trường xuất phát từ việc xác định các mục tiêu về thị trường doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường là việc tìm hiểu thêm về nhu cầu, những thay đổi mới trên thị trường để doanh nghiệp kịp thời đáp ứng những sản phẩm, chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh qua đó nhận ra vị trí và thị phần cần chiếm lĩnh hay phát triển.
Tổ chức thực hiện và điều khiển hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Trong bước này, doanh nghiệp cần thực hiện tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, theo dõi và điều khiển các hoạt động tiêu thụ cũng như tổ chức các dịch vụ sau bán hàng để tăng uy tín, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Môi trường kinh doanh tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp. Khi nắm vững các nhân tố thuộc về môi trường, doanh nghiệp mới có thể đề ra mục tiêu, chiến lược đúng đắn. Các nhân tố thuộc môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, môi trường công nghệ,…Doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các thông tin thuộc về các môi trường này để có biện pháp điều chỉnh và nắm bắt được xu hướng phát triển.
Chất lượng sản phẩm là hệ thống các đặc tính tồn tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo lường hoặc so sánh được với các điều kiện kỹ thuật hiện tại và thỏa mãn nhu cầu nhất định của xã hội. Khi xem xét chất lượng sản phẩm cần chú ý đến mối quan hệ của đặc tính sản phẩm trong hệ thống các đặc tính nội tại của sản phẩm đó, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ,…
Giá cả là thông số ảnh hưởng quan trọng đến cung cầu trên thị trường, việc quy định mức giá có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp, giá cả ảnh hưởng đến khối lượng và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Khi quyết định giá cả trong kinh doanh, doanh nghiệp cần ước lượng đúng mức số cần về sản phẩm trong chiến lược giá cả, chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm, cư xử đúng với từng loại thị trường cạnh tranh khác nhau.
Nếu sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra nhanh chóng. Ngược lại, nếu sản phẩm không phù hợp thì người dùng khó chấp nhận và thị trường sản phẩm sẽ dần bị diệt vong.
Một doanh nghiệp có tiềm năng sẽ phản ánh thực lực của mình trên thị trường.Việc đánh gái đúng tiềm năng của doanh nghiệp cho phép xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh và tận dụng tối đa cơ hội với chi phí thấp để mang lại hiệu quả kinh doanh.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về thị trường tiêu thụ sản phẩm là gì và phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho các chủ doanh nghiệp những gợi ý để phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp khó khăn với đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh chủ đề thị trường tiêu thụ sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ ngay bây giờ nhé!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín