viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh tế đô thị là gì? Nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đô thị 

Đô thị là địa bàn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là một thực thể kinh tế hay cực tăng trưởng kinh tế chính của tỉnh, vùng và của quốc gia. Hằng năm, kinh tế khu vực đô thị đóng góp phần lớn trong tăng trưởng GDP. Vì vậy, vai trò của kinh tế đô thị đối với tăng trưởng nền kinh tế quốc dân đã được khẳng định rõ ràng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm kinh tế đô thị là gì cũng như các nội dung xoay quanh khái niệm này, chúng ta hãy cùng Luận Văn 99 theo dõi bài viết sau nhé.

Kinh tế đô thị là gì?

Khái niệm đô thị

Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về đô thị. Một số quốc gia như Canada, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc,… dựa trên chỉ tiêu về tổng dân số, mật độ dân số tối thiểu/km2, hệ số sử dụng đất đô thị và mật độ xây dựng công trình.

Một số nước khác cho rằng, đô thị là những khu vực tập trung dân cư đông đúc với mật độ cao so với các vùng xung quanh nó. Trong khi một số nước lại định nghĩa đô thị trên việc sử dụng đất đô thị và mật độ xây dựng công trình. Theo đó, đô thị là khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các địa phương xung quanh nó, không cho phép có một khoảng trống nào lớn hơn 200m trong đô thị.

Ở Việt Nam, đô thị là một đơn vị hành chính có ranh giới và cấp quản lý hành chính xác định, trong đó đô thị nhỏ nhất là thị trấn, đến thị xã và cao nhất là thành phố. Đô thị cũng được phân thành 6 loại bao gồm: Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại II, loại IV và loại V.

Khái niệm kinh tế đô thị

Theo Nguyễn Đình Hương (đại học Kinh tế quốc dân): Kinh tế đô thị là kinh tế của một đơn vị hành chính là đô thị. Kinh tế đô thị nghiên cứu bản chất, quy luật kinh tế chi phối cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân đô thị như thế nào, mối quan hệ của các nhân tố tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh,… để phát triển kinh tế đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả, khả năng sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng tích lũy, thu nhập của người dân, tăng lợi ích và giảm chi phí, làm giàu cho đô thị và người dân sống trong đô thị.

kinh_te_do_thi_la_gi_luanvan99
Khái niệm kinh tế đô thị là gì?

Bài viết cùng chuyên mục:

Kho đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế mới nhất hiện nay [Miễn phí]

Đặc trưng cơ bản của kinh tế đô thị là gì?

Các ngành kinh tế trong đô thị có đặc trưng khác nhau như:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố luôn đạt giá trị trung bình coa hơn so với trung bình của cả nước và khu vực nông thôn. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng tỷ lệ đóng góp trung bình của các đô thị vào tổng GRDP và tăng thu ngân sách cho nhà nước tại các địa phương thường đạt từ 65%-90% GRDP của tỉnh và vùng. Có thể thấy rằng, đô thị là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất với khối lượng lớn, nộp ngân sách nhiều nhất cho tỉnh và vùng lãnh thổ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại,… tăng trưởng bình quân hàng năm và theo giai đoạn đạt cao nhất. Tốc độ gia tăng GRDP, giá trị tăng thêm và thu nhập bình quân đầu người của người dân đô thị hằng năm luôn cao hơn so với vùng nông thôn.

Về cơ cấu kinh tế: Ngành kinh tế phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu. Các phân ngành khác như công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ- du lịch,…phát triển đa dạng.

Đa dạng thành phần tham gia sản xuất kinh doanh: Đô thị là nơi có đa dạng các loại hình tổ chức tham gia phát triển các loại hình kinh tế, bởi lực lượng doanh nghiệp đông đảo và đa dạng,…Các doanh nghiệp đô thị có cấu trúc và cách thức tổ chức, phân công lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế chuyên sâu hơn.

Sức mạnh của kinh tế đô thị được tạo ra từ sự quần tụ của các hoạt động kinh tế, lao động, việc làm và sự đa dạng của mạng lưới tiện ích và các lĩnh vực trong đô thị mang lại để đạt được sức mạnh và giá trị cao,…

Trong đô thị, vị trí sản xuất kinh doanh là quan trọng, kinh tế đô thị còn thể hiện qua hiệu quả kinh tế cục bộ qua việc lựa chọn vị trí và tính kinh tế do quy mô.

Có sức hút lớn đối với lực lượng lao động và vốn đầu tư: Mật độ dân số động với sức chi tiêu lớn,…đây là nơi sinh ra của cải vật chất lên đô thị luôn có sức hút đối với lực lượng lao động, vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Các ngành khoa học trong đô thị sử dụng những tiến bộ về khoa học- kỹ thuật tiên tiến, vượt trội hơn so với khu vực nông thôn và được chuyên môn hóa hệ thống tổ chức, quản lý để đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội.

Tăng trưởng kinh tế đô thị là gì?

Tăng trưởng kinh tế đô thị là một sự gia tăng trong thu nhập, sản lượng và giá trị sản xuất hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra trong một thời gian nhất định của một đơn vị hành chính là đô thị.

tang_truong_kinh_te_do_thi_la_gi_luanvan99
Khái niệm tăng trưởng kinh tế đô thị là gì?

Đặc trưng của tăng trưởng kinh tế đô thị

Tăng trưởng kinh tế đô thị có hai mặt, đó là mặt số lượng và mặt chất lượng của tăng trưởng. Mặt số lượng thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô gia tăng và tốc độ tăng trưởng GRPD. Mặt chất lượng chỉ thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng, thể hiện ở các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và khả năng duy trì nó về lâu về dài.

Tăng trưởng kinh tế đô thị là một con số cụ thể liên quan đến sự gia tăng về thu nhập thực trên đầu người, tức là sự gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi đầu người trong đô thị.

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế đô thị cũng có những đặc thù riêng như sau:

Tăng trưởng kinh tế đô thị là sự gia tăng thu nhập chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất phi nông nghiệp, gồm công nghiệp- xây dựng và thương mại, dịch vụ.

Tăng trưởng kinh tế đô thị chịu tác động của những nhân tố khác như đặc trưng đô thị, kết cấu hạ tầng nội đô, vị trí đô thị, văn hóa đô thị,…và bị chi phối cũng như chịu tác động lớn từ các nhân tố này.

Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế đô thị thể hiện ở tăng trưởng về mặt giá trị và còn ở sự tăng lên về quy mô diện tích đô thị, quy mô dân số,…và các kiến trúc của các công trình đẹp hay xấu cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế đô thị.

Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đô thị là gì?

Có nhiều cách phân loại các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đô thị, cụ thể như sau:

Vốn đầu tư

Vốn đầu tư trong khu vực đô thị rất đa dạng, các con đường tạo vốn cho đô thị cũng rất đa dạng. Do đó, các đô thị có sẵn tài nguyên thì có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình để tạo ra nhiều vốn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nếu đô thị chưa được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên hay danh lam thắng cảnh thì có thể tự tạo ra nguồn vốn cho đô thị từ đất đai, bất động sản đô thị,…Tại các đô thị, vốn đầu tư không chỉ gồm tiền mặt mà còn các khối lượng lớn cơ sở vật chất, công trình xây dựng,…Vì vậy, vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản tại đô thị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, vốn đầu tư ngoài nhà nước cũng chiếm tỷ lệ lớn gấp nhiều lần so với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư có quan trọng rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tác động trực tiếp để tạo ra tăng trưởng.

Lao động

Nguồn nhân lực được xem là yếu tố thúc hai tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế đô thị trong hầu hết các mô hình tăng trưởng kinh tế. Nhiều lao động thì trong cùng một đơn vị thời gian sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Lực lượng lao động đóng góp phần lớn và thị trường tiêu thụ hàng hóa, tăng sức mua hay mức độ tiêu thụ hàng hóa của đô thị. Về cơ bản, tăng lao động tại các đô thị mang lại hiệu ứng tích cực, làm tăng quy mô GRDP, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị.

Nhân tố các năng suất tổng hợp TFP.

Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, hiệu quả đầu tư do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, đổi mới công nghệ,…Khoa học công nghệ giúp xây dựng thành công các thành phố thông minh, góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí đi lại, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm các chi phí trung gian để gia tăng tích lũy cho đầu tư phát triển,…Khoa học công nghệ giúp đô thị xây dựng nền kinh tế hiện đại, kinh tế tri thức và kinh tế chia sẻ. Các tiến bộ khoa học giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị, việc đầu tư cho khoa học công nghệ là khoản đầu tư cần thiết cho tăng trưởng kinh tế đô thị. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) phản ánh chất lượng của tăng trưởng và hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế đô thị.

Vị trí đô thị

Vị trí được xem là một trong những nhân tố tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế đô thị, khu lựa chọn khu vực để xây dựng Thủ đô, đô thị cấp quốc gia hay cấp vùng,…thì lựa chọn các đô thị có vị trí thuận lợi là tiêu chí quan trọng hàng đầu.

Đô thị có vị trí thuận lợi như nằm ở vị trí trung tâm của vùng, trung tâm quốc gia hay gần thủ đô, hệ thống giao thông thuận lợi,…sẽ tạo ra cho đô thị mọt tài nguyên vị thế, không chỉ thu hút được sự quan tâm của Chính phủ khi lựa chọn xây dựng lãnh thổ động lực quốc gia mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh của đô thị để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thu hút đầu tư và thuận lợi trong giao thương, buôn bán.

Quy mô đô thị

Sự ập trung dân số tạo ra một thị trường lao động lớn, thu hút được nguồn chất xám cho sự phát triển, tổng hợp được năng suất lao động, nguồn của cải vật chất được tạo ra cho đô thị tỷ lệ thuận với lực lượng lao động và nguồn thu lớn hơn từ thuế, phí,…để tạo vốn cho chính quyền đô thị đầu tư phát triển. Dân số đông tạo sức mạnh về kinh tế cho đô thị, là hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Diện tích đô thị càng lớn, dân số càng đông thì quy mô GRDP tạo ra trên một đơn vị diện tích sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị là công cụ quan trọng, là cơ sở pháp lý không thể thiếu, là điều kiện cần và đủ để thiết lập và quản lý trật tự văn minh trong xây dựng đô thị. Quy hoạch đô thị tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế và là nền tảng tăng trưởng và phát triển kinh tế của bất cứ đô thị nào. Quy hoạch đô thị là căn cứ quan trọng cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, khiến cho việc xây dựng và phát triển đô thị thực hiện theo thứ tự khoa học.

Kiến trúc và cảnh quan đô thị

Đô thị có kiến trúc, cảnh quan đẹp, hiện đại, văn minh,…sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra bản sắc văn hóa riêng của thành phố mà không kém phần hiện đại. Đó là thành phố đáng sống và thu hút lượng lớn khách du lịch. Đô thị có kiến trúc đẹp sẽ phát huy hiệu quả, góp phần tạo ra nguồn vốn đáng kể để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị

Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng nên đóng vai trò then chốt và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đô thị. Một đô thị được đầu tư phát triển hệ thống kết cấu đồng bộ và hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị là một nhân tố được các đô thị quan tâm để tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu những nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm kinh tế đô thị là gì. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích dành cho bạn đọc. Ngoài ra, đừng quên liên hệ với chúng tôi khi bạn cần sự hỗ trợ hay bạn cần sử dụng dịch vụ viết luận văn thuê nhé! Chi tiết & giá viết luận văn thuê, truy cập: https://luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín