viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh tế thị trường là gì? Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế đã và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây được xem là kiểu tổ chức kinh tế trong đó các quan hệ, hoạt động kinh tế và quá trình sản xuất, phân phối trao đổi, tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường, chịu sự chi phối bởi các quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Để hiểu rõ hơn bản chất khái niệm kinh tế thị trường là gì cũng như nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu qua bài viết sau đây

Khái niệm kinh tế thị trường là gì?

Về bản chất, kinh tế thị trường được hiểu là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị trường, lấy sự tồn tại và phát triển dựa trên quan hệ hàng hóa - tiền tệ, là kinh tế hàng hóa đạt đến trình độ xã hội hóa cao với trình độ kỹ thuật nhất định mà theo đó hầu hết đầu vào và đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường.

Về nhận thức, kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại chứ không phải đặc quyền của bất cứ phương thức sản xuất nào. Đó là thành quả to lớn do nhân dân lao động sáng tạo ra và ngày càng hoàn thiện theo lịch sử lâu đời của nhiều dân tộc và của loài người cho đến thời đại ngày nay.

Trong Đại từ điển kinh tế thị trường định nghĩa: Kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế trong đó thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hóa làm nguồn phân bố tài nguyên chủ yếu, lấy lợi ích vật chất cung - cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế để thúc đẩy hoạt động kinh tế và phương thức vận hành kinh tế.

Ở mức độ khái quát, kinh tế thị trường được hiểu là nền kinh tế vận hành dựa trên sự điều tiết của cơ chế thị trường với cơ sở là sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hóa - tiền tệ, là kinh tế hàng hóa đạt đến trình độ xã hội hóa cao với một trình độ kỹ thuật nhất định mà theo đó toàn bộ hay hầu hết đầu vào và đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường.

kinh_te_thi_truong_la_gi_luanvan99
Khái niệm nền kinh tế thị trường là gì?

Sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường

Theo chiều dài lịch sử, kinh tế thị trường hình thành và phát triển qua ba bước chuyển biến chính:

  • Bước chuyển biến thứ nhất: Từ mô hình kinh tế tự nhiên, tự cấp và tự túc lên mô hình kinh tế hàng hóa ở nấc thang thấp nhất được gọi là kinh tế hàng hóa giản đơn.
  • Bước chuyển biến thứ hai: Từ mô hình kinh tế hàng hóa giản đơn lên mô hình kinh tế thị trường tự do. Đó là kinh tế thị trường tự do phát triển, điều tiết nền kinh tế. Mọi vấn đề mà nền kinh tế đặt ra do thị trường điều chỉnh và quyết định, nhà nước không can thiệp vào quá trình kinh tế.
  • Bước chuyển biến thứ ba: Là bước chuyển biến từ mô hình kinh tế thị trường tự do lên mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, đó là nền kinh tế được điều chỉnh bởi cả hai lực lượng chính phủ và thị trường.

Các bước chuyển biến nói trên không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà chịu sự chi phối bởi các tiến trình kinh tế khách quan nhất định như sau:

  • Thứ nhất: Trên cơ sở phân công lao động xã hội và trao đổi bằng quan hệ hàng hóa- tiền tệ và thị trường, phá vỡ kinh tế kết cấu tự nhiên, tự cấp và tự túc, thực hiện tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ. Tiến trình này gắn với bước chuyển biến thứ nhất từ tự cấp, tự túc lên kinh tế hàng hóa tự do.
  • Thứ hai: Tiến trình này lấy sự phân công lao động bằng máy móc làm cơ sở kỹ thuật và thông qua công nghiệp hóa nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa các yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất. Tiến trình này là bước chuyển mình từ cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp sang cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, từ kỹ thuật thủ công sang kỹ thuật cơ điện. Tiến trình này gắn với bước chuyển biến thứ hai mà chúng ta đã đề cập ở trên.
  • Thứ ba: Tức là tiến trình mở cửa với thế giới bên ngoài. Đây là bước chuyển từ kỹ thuật cơ điện sang kỹ thuật điện tử tin học văn minh hậu công nghiệp, từ cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ lên cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ -  nông nghiệp. Thị trường lúc này không chỉ phát triển ở nội địa mà còn mở cửa với bên ngoài, độc quyền quốc tế, nhà nước can thiệp và điều tiết. Tiến trình này gắn với bước chuyển biến thứ ba.

Xem thêm:

Tiểu luận kinh tế chính trị Mác Lênin: Hướng dẫn cách viết & đề tài mẫu

Các nhân tố cấu thành nền kinh tế thị trường là gì?

Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường

Nhà nước: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là một nhân tố quan trọng, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Các cơ quan nhà nước về kinh tế hiện nay thực hiện vai trò “cai trị” đối với các doanh nghiệp và giữ vai trò “phục vụ” cho phát triển, chuyển từ một nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền hành chính dân chủ. Nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản sau: Chức năng xây dựng thể chế, cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy, quan tâm đến cá cyếu tố ngoại ứng và thực hiện phân phối các hoạt động tư nhân và phân phối lại của cải xã hội. 

Doanh nghiệp: Là chủ thể trong hệ thống kinh tế thị trường, là nơi trực tiếp sản xuất ra mọi loại hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trên thị trường, doanh nghiệp là “viên gành” tạo nên nền tảng của kinh tế thị trường. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện thể chế doanh nghiệp với tư cách là chủ thể quan trọng nền kinh tế thị trường là khâu sống còn, chi phối lớn đến động thái của nền kinh tế này. Các doanh nghiệp có sự khác nhau phụ thuộc vào gốc vốn đầu tư hoặc sở hữu vốn đầu tư, vốn góp. Sự phát triển của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng có ảnh hưởng đến sự tồn vong của một nền kinh tế thị trường.

Người tiêu dùng: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế sản xuất nhằm mục tiêu để bán, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng đóng vai trò hết sức quan trọng vì nhu cầu của họ là căn cứ cho sự phát triển sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, nếu các nhà sản xuất không căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của xã hội để tiến hành sản xuất thì sẽ dẫn thất bại.

Hệ thống các loại thị trường

Thị trường hàng hóa và dịch vụ: Đây được xem là bộ phận cơ bản của thị trường đầu ra của nền kinh tế và có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội. Theo nghĩa hẹp, thị trường hàng hóa và dịch vụ là nơi các hoạt động mua bán loại hàng hóa và dịch vụ được diễn ra. Các loại hàng hóa và dịch vụ phục vụ sản xuất thường được phân tích sâu hơn trong thị trường các yếu tố sản xuất. Thị trường hàng hóa và dịch vụ gồm các quan hệ trao đổi mua, bán hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể tham gia thị trường đã được thể chế hóa.

Thị trường sức lao động: Là một trong những loại thị trường cơ bản có vị trí quan trọng trong hệ thống các loại thị trường. Thị trường lao động có quá trình hình thành và vận động với những đặc điểm riêng biệt.

Thị trường bất động sản: Là địa điểm mà những người có bất động sản sẵn sàng bán nó ra và những người cần bất động sản gặp gỡ nhau để kiếm lời lẫn nhau theo sự thỏa thuận với nhau. Trong đó, đất đai giữ vai trò đặc biệt quan trọng và mọi vấn đề phát sinh trong thị trường này đều bắt nguồn từ đất đai.

Thị trường tài chính: Là toàn bộ các quan hệ trao đổi mua bán những sản phẩm tài chính đã được thể chế hóa. Sản phẩm tài chính được hiểu ở phạm vị rộng gồm các loại giấy tờ có giá trị được đảm bảo bởi luật pháp. Theo tính chất của các sản phẩm tài chính được mua bán, thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Thị trường khoa học và công nghệ: Khoa học - công nghệ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nên việc phát triển khoa học - công nghệ là được chính phủ các nước quan tâm hàng đầu hiện nay.

Ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường

Ưu điểm của kinh tế thị trường là gì?

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo, phát triển của các chủ thể kinh tế. Trong kinh tế thị trường, ảnh hưởng bởi các quy luật cung cầu cùng với sự cạnh tranh khốc liệt buộc các chủ thể kinh tế phải không ngừng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Thứ hai, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền, lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới. Kinh tế thị trường được xem như là một sân chơi, nó đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các chủ thể kinh tế. Các chủ thể kinh tế này bao gồm: thành phần kinh tế tư nhân, tập thể, kinh tế nhà nước hay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài… Các thành phần kinh tế này có đặc điểm và các thế mạnh riêng. Kinh tế thị trường thì tạo ra cơ hội để phát triển tốt nhất mọi tiềm năng của các chủ thể: 

  • Ví dụ lĩnh vực may mặc thời trang, đối với lĩnh vực này, các chủ thể kinh tế tư nhân sẽ tỏ ra có ưu thế hơn so với các chủ thể kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể. Kinh tế tư nhân rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị hiếu, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, bởi vậy các hãng thời trang lớn đa phần là của các công ty tư nhân hoặc là liên doanh.
  • Đối với lĩnh vực sản xuất hàng điện tử, thì chủ thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại có lợi thế hơn khi họ sở hữu được công nghệ sản xuất hiện đại, vốn lớn. Samsung, LG, Sony là các ví dụ điển hình…
  • Đối với chủ thể kinh tế nhà nước, họ sẽ có ưu thế đối với những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu khoa học, xây dựng sân bay, cảng biển… Đặc điểm của các dự án này là tương đối phức tạp về mặt quy hoạch, về địa chính trị, vấn đề an sinh xã hội… Kinh tế nhà nước thuận lợi hơn so với kinh tế tư nhân trong các dự án này. 

Ngoài ra, kinh tế thị trường cũng phát huy được lợi thế vùng miền kinh tế trong quốc gia, lợi thế của từng quốc gia trong quan hệ với các nước còn lại trên Thế giới. Ta thấy rằng các địa phương có lợi thế về tự nhiên thường khác nhau. Tương tự như vậy, lợi thế tiềm năng của từng quốc gia cũng sẽ được khai thác một cách hiệu quả trong kinh tế thị trường.

Thứ ba, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội. Dưới sự tác động của các quy luật thị trường (quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…) kinh tế thị trường sẽ tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, qua đó sẽ làm cho xã hội hiện đại hơn, văn minh hơn. 

Nhược điểm của kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu điểm và là động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Phát triển kinh tế thị trường là tất yếu, vì vậy các quốc gia trên thế giới hiện nay đều phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng được ví như con dao hai lưỡi, bên cạnh những ưu thế của kinh tế thị trường, còn tiềm ẩn rất nhiều khuyết điểm và mặt trái. Và bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang nội dung thứ hai: Nhược điểm của nền kinh tế thị trường:

Thứ nhất, xét trên phạm vi toàn xã hội, kinh tế thị trường tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng. Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng tạo ra sự cân đối về giá cả và hàng hóa. Thị trường vốn dĩ rất nhạy cảm và khó đoán chính xác cho nên là việc xảy ra các biến cố chẳng hạn như chiến tranh, dịch bệnh, thiện tai, cấm vận… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng thị trường. 

Ví dụ như chiến tranh giữa Nga và Ukraine làm ảnh hưởng đến nguồn cung khí đốt và xăng dầu trên thế giới, khi mà nguồn cung trở nên khan hiếm, giá xăng dầu tăng chóng mặt gây ra khủng hoảng năng lượng đối với các quốc gia nhập khẩu xăng dầu và các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn năng lượng này. Ban đầu, khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ đối với một hoặc một số loại hàng hóa, sau có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể nền kinh tế. 

Thứ hai, kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường với mục đích là tối đa hóa lợi nhuận, vì lợi nhuận trước mắt mang tính cá nhân nên họ có thể khai thác cạn kiệt tài nguyên gây suy thoái môi trường tự nhiên. Thực tế ở Việt Nam, đã có không ít các vụ việc khai thác cạn kiệt tài nguyên cũng như gây suy thoái môi trường trầm trọng.

Về mặt xã hội, cơ chế thị trường làm tha hóa, biến chất một bộ phận cán bộ chạy theo lợi ích cá nhân gây tham ô, tham nhũng tài sản quốc gia. Một số bộ phận giới trẻ chạy theo lối sống hưởng thụ lao vào các tệ nạn gây suy thoái về mặt đạo đức, nhân cách và lối sống.

Nhìn chung, nền kinh tế thị trường có thể gây ra những suy thoái về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Tự bản thân nền kinh tế thị trường không thể khắc phục những khuyết điểm này, chính vì vậy chính phủ cần can thiệp vào nền kinh tế bằng các công cụ, thể chế để hạn chế các khuyết tật của nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do cạnh tranh với nhau, kết quả của sự cạnh tranh gay gắt đã dẫn đến sự phân hóa xã hội về mặt thu nhập, về mặt cơ hội là một điều tất yếu. Việc phân bổ lợi ích căn cứ vào hiệu quả, mức độ hoạt động và loại hình hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường. 

Sự phân hóa xã hội là một điều tất yếu, tuy nhiên nếu sự phân hóa này trở nên thái quá, tức là khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng thì có thể sẽ dẫn đến căng thẳng về mặt xã hội và xuất hiện đấu tranh giai cấp. Do vậy chính phủ cần can thiệp qua các công cụ, chính sách điều hòa mâu thuẫn lợi ích kinh tế như chính sách thuế thu nhập cá nhân, chinh sách an sinh xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… để ổn định tình hình kinh tế xã hội.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường và đảm bảo theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế chịu sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bởi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Thứ nhất, đây là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị,… Là các quy luật khách quan, cơ bản của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các chủ thể kinh tế trong mọi nền kinh tế thị trường phải tuân theo.

Thứ hai, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,…Mục tiêu này phản ánh mục tiêu chính trị - xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu.

Thứ ba, nền kinh tế thị trường của nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, về quan hệ quản lý nền kinh tế, nhà nước quản lý và thực hiện cơ chế quản lý nhà nước đối với nền kinh tế bằng việc thiết lập thể chế cho phát triển, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển tổng thể các ngành kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội,…

Thứ năm, quan hệ phân phối với tư cách là một bộ phận hợp thành của quan hệ sản xuất. Quan hệ phân phối giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất cung như quan hệ tổ chức quản lý. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều loại hình phân phối khác nhau nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, thực hiện cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân trong xã hội, đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn lực kinh tế và đóng góp trong quá trình lao động và sản xuất, kinh doanh.

Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nước ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt tiến trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kinh tế thị trường là gì và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về nội dung trên và giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác - Lênin của mình, tham khảo dịch vụ viết tiểu luận thuê của chúng tôi nhé!

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín