viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Công ty hợp danh là gì? Tìm hiểu về công ty hợp danh ở Việt Nam

Theo Luật doanh nghiệp 2014, ở Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến. Trong đó có loại hình Công ty hợp danh được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập. Vậy công ty hợp danh là gì? Ưu, nhược điểm của công ty hợp danh như thế nào? Mời bạn tham khảo ở bài viết dưới đây!

Khái niệm: Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh (partnership) là một loại hình kinh doanh trong đó gồm hai hoặc nhiều người cùng tham gia kinh doanh dưới một cái tên chung. Các thành viên trong công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Còn các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty nằm trong giới hạn số vốn góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công ty hợp danh là một loại hình tổ chức kinh doanh có bề dày lịch sử trên thế giới. Tuy nhiên, loại hình này mới có mặt tại Việt Nam chưa lâu. Cụ thể: Quy chế pháp lý về thành lập và hoạt động đối với công ty hợp danh được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 12/6/1999 đánh dấu sự phát triển mới của Công ty hợp danh tại Việt Nam. Từ ngày  01/01/2000, công ty hợp danh chính thức “ra đời” tại Việt Nam. Những quy định đang được thi hành về công ty hợp danh được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. 

cong_ty_hop_danh_la_gi_luanvan99
Công ty hợp danh là gì?

Bài viết cùng chuyên mục:

➣ List 399 đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế mới nhất 2020

Đặc điểm của công ty hợp danh

1. Về thành viên của công ty hợp danh

Công ty hợp danh đòi hỏi có ít nhất từ 2 người trở lên cùng sở hữu công ty, cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Ngoài thành viên hợp danh, có thể có thêm thành viên góp vốn, những người này chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn góp vào công ty. Đó chính là “biến thể” của công ty hợp danh, được gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Về tài sản của công ty hợp danh

Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:

  • Tài sản sở hữu của các thành viên góp vào và đã được chuyển thành vốn sở hữu của công ty.
  • Tài sản tạo lập dưới danh nghĩa công ty.
  • Tài sản thu được từ các hoạt động do các thành viên thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các cá nhân thành viên hợp danh thực hiện.
  • Các tài sản khác theo quy định của pháp luật về công ty hợp danh. 

3. Về quyền quản lý, đại diện cho công ty hợp danh

Các thành viên trong công ty hợp danh đều có quyền đại diện và điều hành hoạt động hằng ngày của công ty theo quy định của pháp luật. Mọi hạn chế đối với thành viên thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó biết về hạn chế đó.

Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh, các thành viên tự phân chia nhau đảm nhiệm các chức năng quản lý và kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì mọi quyết định sẽ tuân theo quy tắc đa số.

4. Về tư cách thương nhân

Đã có rất nhiều pháp luật các quốc gia trên thế giới xem thành viên của công ty hợp danh có tư cách thương nhân. Đồng nghĩa với việc, mỗi thành viên khi gia nhập công ty hợp danh đều đã có tư cách thương nhân chứ không cần phải đăng ký thêm thủ tục gì khác. Như vậy, một thành viên vừa có thể cống hiến sức lực cho công ty hợp danh vừa tự tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại khác của riêng mình. Điều này là điểm khác biệt giữa loại hình công ty hợp danh với các loại hình công ty khác.

5. Về phát hành chứng khoán

Công ty hợp danh không có quyền phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn, vì vậy khả năng huy động vốn của công ty là rất hạn chế. Chỉ có thể huy động thêm vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới hoặc thực hiện vay vốn,...

6. Về tư cách pháp lý

Ngay từ lúc đăng ký hoạt động kinh doanh, công ty hợp danh đã có tư cách pháp nhân. Đồng thời công ty hợp danh cũng có sự phân chia rạch ròi giữa tài sản chung của công ty và tài sản riêng của từng thành viên. Các thành viên công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp sang cho công ty và tài sản được hình thành trong thời gian hoạt động chính là tài sản của công ty.

7. Về việc chuyển nhượng phần vốn góp

Thành viên trong công ty hợp danh chỉ có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình nếu được sự chấp thuận của tất cả các thành viên khác. Nếu không may có thành viên hợp danh qua đời, người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh mới nếu nhận được ¾ tổng số phiếu đồng ý của các thành viên còn lại.

dac_diem_cua_cong_ty_hop_danh_luanvan99
Nhưng đặc điểm cơ bản của công ty hợp danh

Bạn đang đau đầu vì lựa chọn đề tài, tìm kiếm tài liệu viết luận văn hay bạn quá bận rộn không có thời gian? Hãy để DỊCH VỤ HỖ TRỢ & LÀM THUÊ LUẬN VĂN của Luận Văn 99 giúp bạn. Chúng tôi nhận viết luận văn ở mọi cấp độ: Đại học, cao học (thạc sĩ, tiến sĩ). Cam kết uy tín, chất lượng, giá cả cạnh tranh. Chi tiết XEM TẠI ĐÂY!

Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

Mô hình quản lý, tổ chức của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc (Tổng giám đốc). 

  • Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất, bao gồm tất cả các thành viên hợp danh tập hợp lại. Trong Hội đồng thành viên sẽ bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Giám đốc (Tổng giám đốc): nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì tạm thời Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ kiêm luôn vị trí Giám đốc. Người này có nhiệm vụ quản lý hoạt động hàng ngày của công ty, triệu tập và tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên, phân công công việc cho các thành viên, là đại diện cho công ty trong các vụ tranh chấp, vụ kiện với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn.

Ưu, nhược điểm của công ty hợp danh là gì?

Về ưu điểm 

  • Ưu điểm đầu tiên của công ty hợp danh chính là có thể kết hợp được uy tín của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên trong công ty hợp danh mà công ty dễ dàng tạo được sự tin cậy của khách hàng, đối tác kinh doanh. 
  • Việc điều hành công ty không quá phức tạp do có ít thành viên và thường là những người có uy tín và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của nhau. Thích hợp cho những công ty vừa và nhỏ.
  • Ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
  • Có thể đăng ký kinh doanh những ngành nghề dành riêng cho công ty hợp danh.
  • Được ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn.

Nhược điểm

  • Các thành viên trong công ty hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của công ty nên mức độ rủi ro về vốn trong quá trình kinh doanh của các thành viên là rất cao.
  • Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn mà phải tăng vốn góp từ thành viên hoặc vay nợ.
  • Gây khó khăn trong việc phát triển và tăng sức cạnh tranh công ty vì loại hình doanh nghiệp này không thực sự phổ biến dù đã được quy định từ Luật doanh nghiệp 2014.
  • Thành viên hợp danh đã rút khỏi công ty vẫn phải chịu sự trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty phát sinh từ những cam kết, hợp đồng của công ty trước thời điểm thành viên đó rút khỏi công ty.

uu_nhuoc_diem_cua_cong_ty_hop_danh
Tóm tắt ưu - nhược điểm của công ty hợp danh

Thực trạng phát triển công ty hợp danh ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được lựa chọn nhất, số lượng công ty hợp danh được thành lập hàng năm rất ít. Cho đến thời điểm hiện tại, công ty hợp danh chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam. Trung bình, cứ 7000 doanh nghiệp được thành lập mới chỉ có 1 doanh nghiệp là công ty hợp danh. Điều này cho thấy loại hình công ty này chưa thực sự có sức hút tại Việt Nam. Qua nghiên cứu, các lý do dẫn đến thực trạng công ty hợp danh không phát triển như mong đợi tại Việt Nam chủ yếu đều đến từ mặt pháp lý. Cụ thể:

  • Thứ nhất: “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?” gây ra nhiều tranh luận trong một thời gian khá dài.
  • Thứ hai: Hình thức pháp lý không tách bạch, rõ ràng giữa công ty hợp danh và công ty hợp danh hữu hạn.
  • Thứ ba: Từ những bất cập trong hình thức pháp lý giữa công ty hợp danh và công ty hợp danh hữu hạn gây ra những khó khăn những khó khăn trong việc chuyển đổi hình thức công ty giữa công ty hợp danh và hợp danh hữu hạn.
  • Thứ tư: Đối tượng đủ tiêu chuẩn trở thành thành viên hợp danh.

Nói tóm lại, để có thể thúc đẩy sự phát triển của loại hình công ty hợp danh tại Việt Nam, Nhà nước cần có những giải pháp khắc phục những nhược điểm, thiếu sót về mặt pháp lý.

Trên đây chính là tổng quan về loại hình công ty hợp danh là gì cũng tình hình công ty hợp danh tại Việt Nam. Qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ tìm được đáp án cho những câu hỏi của mình. Chúc bạn luôn học tập tốt.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín