Từ lịch sử xa xưa, trải qua nhiều thời đại cho đến nay dù ở thời đại nào hay xã hội nào thì hình thái kinh tế - xã hội cũng luôn tồn tại, phát triển hoặc tụt lùi theo sự phát triển của xã hội đó. Do vậy khi ta nhìn vấn đề của hình thái kinh tế - xã hội của một nước sẽ thấy được xã hội đó lớn mạnh, phát triển hoặc ngược lại. Vậy hình thái kinh tế - xã hội là gì? Chúng có cấu trúc ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo đó sử dụng để chỉ xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nào đó, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng của xã hội đó, phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, với một kiến trúc thượng tầng tương ứng nào đó được xây dựng ở trên quan hệ sản xuất đấy. Trong từng giai đoạn phát triển nhất định thì giai đoạn đó luôn tồn tại những mặt đối lập, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, lực lượng lao động sinh hoạt sẽ khác nhau và phong tục tập quán của mỗi nước trên thế giới cũng khác nhau.
Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội là gì
Có thể bạn quan tâm:
➢ 101 Đề tài tiểu luận triết học, tiểu luận triết học cao học dễ làm
Theo như chủ nghĩa Mác - Lênin thì trong lịch sử loài người để diễn ra tuần tự 5 hình thái kinh tế - xã hội chính đặc biệt nhất, được sắp xếp từ thấp đến cao như sau:
Cũng theo như C. Mác và Ăngghen thì hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và phát triển theo từng giai đoạn, từ trình độ thấp nhất lên các trình độ cao hơn. Đó là:
Luận Văn 99 hiện đang cung cấp các dịch vụ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN, VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN CAO HỌC. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận Triết học “khó nhằn”, hãy liên hệ ngay để nhận được sự trợ giúp từ chúng tôi. Chi tiết dịch vụ viết tiểu luận thuê, truy cập: https://luanvan99.com/dich-vu-viet-thue-tieu-luan-bid9.html |
Lịch sử phát triển của loài người từ bao đời nay, từ khi hình thành đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cao thấp lẫn nhau, mỗi giai đoạn lại tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể. Do đó việc thay thế, vận động lẫn nhau là một quy luật khách quan chi phối. Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội sẽ gồm:
Trong đời sống thường nhật có một điều tất yếu mà xã hội nào cũng cần phải có dó là sản xuất vật chất. Công việc sản xuất vật chất nắm giữ vai trò lớn trong cuộc sống con người, là quá trình mà họ dùng công cụ lao động tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho đời sống xã hội. Quá trình hoạt động này có mục đích để cải biến vật liệu tự nhiên, làm cho nó thích hợp với nhu cầu con người. Đặc biệt sản xuất vật chất thực hiện trong lao động khiến mỗi người liên kết với nhau, lực lượng sản xuất sinh ra từ đó.
Bởi lẽ bằng bàn tay và khối óc của con người và sự nhiệt tình ở trong nghiên cứu khoa học đã sáng tạo nên tư liệu sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ là sự phát triển của nhiều yếu tố hợp thành nó, trong đó có sự phát triển trình độ văn hóa, kỹ năng của người lao động. Và suy cho cùng lực lượng sản xuất ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bình diện của nền kinh tế. Loài người cùng xây dựng lực lượng sản xuất cho mình dựa vào các tiền độ do những thế hiện trước để lại, kế thừa rồi phát triển trong điều kiện mới.
Cấu trúc lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất là các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Nó mang tính khách quan vì là quan hệ cơ bản quyết định mọi quan hệ xã hội khác của con người. Đặc biệt quan hệ sản xuất chính là tiêu chí quan trọng để phần hình thái kinh tế - xã hội này có liên quan với hình thái kinh tế - xã hội khác, quan hệ xã hội được hình thành, biến đổi phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Trong đó quan hệ sản xuất sẽ được biểu hiện bởi 3 mặt chính:
Cấu trúc quan hệ sản xuất
Kiến trúc thượng tầng được hình thành, phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng của thời đại. Tuy nhiên nó chỉ là công cụ để duy trì, bảo vệ và phát triển phần cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Theo Mác - Lênin thì trong xã hội giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính giai cấp. Trong đó Nhà nước sở hữu vai trò đặc biệt quan trọng, tiêu biểu cho chế độ chính trị xã hội nhất định. Nhờ có Nhà nước mà giai cấp thống trị mới có thể thực hiện đầy đủ sự thống trị của mình ở tất cả mọi mặt trong đời sống.
Bên cạnh các cấu trúc trên thì hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, về dân tộc cũng như các quan hệ xã hội khác. Ngoài ra còn bao gồm cả lĩnh vực tư tưởng, lĩnh vực chính trị và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực này đều có đặc điểm là vừa tồn tại độc lập với nhau nhưng cũng tác động thống nhất quan lại, gắn bó mật thiết với quan hệ sản xuất. Tất cả cùng biến đổi song song với biến đổi của quan hệ sản xuất.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hình thái kinh tế - xã hội mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thái này và các cấu trúc tương ứng. Phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu cũng như học tập được hiệu quả cao nhất. Xin chân thành cảm ơn!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín