viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lao động là gì? Vai trò của lao động với phát triển kinh tế Việt Nam

Lao động là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Do đó, nguồn lao động có chất lượng trở thành vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để hiểu rõ hơn về lao động là gì, hãy cùng Luận Văn 99 đọc bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm lao động là gì?

Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra, là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này được gọi là người sản xuất còn người cung cấp hàng hóa là người lao động. Lao động khi được trao đổi trên thị trường gọi là thị trường lao động.

Các định nghĩa về lao động tập trung trên hai khía cạnh chủ yếu:

  • Thứ nhất, xem lao động là hoạt động, phương thức tồn tại sống của con người.
  • Thứ hai, lao động chính là bản thân con người, với tất cả các nỗ lực vật chất và tinh thần của mình thông qua hoạt động lao động và sử dụng các công cụ lao động để tác động đến đối tượng lao động nhằm đạt được mục đích nhất định.

Có thể khái quát rằng: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất trong tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Lao động là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xã hội, là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Có thể nói, động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội nằm ở con người. Lao động là điều kiện không thể thiếu được trong đời sống là sự tất yếu vĩnh viễn và là môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người.

Nguồn lao động: Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lượng của toàn bộ cuộc sống con người thực tế hiện có hoặc ở dạng tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.

lao_dong_la_gi_luanvan99
Khái niệm lao động là gì?

Đặc điểm lao động ở Việt Nam

Số lượng lao động tăng nhanh: Ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2% trở lệ. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan mật thiết với việc gia tăng dân số.

Phần lớn lao động làm việc tại các khu vực nông nghiệp: Lao động ở các nước đang phát triển đa số là lao động làm nông nghiệp. Xu hướng chung là lao động trong nông nghiệp giảm dần trong khi lao động trong khu công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch này tùy vào mức độ phát triển của kinh tế.

Hầu hết người lao động được chi trả tiền công thấp: Lực lượng lao động ở các nước đang phát triển có số lượng ngày càng tăng làm cho nguồn cung ứng lao động dồi dào. Tại các nước phát triển, trình độ lao động của người dân còn hạn chế, đội ngũ chuyên viên, cán bộ quản lý kinh tế và công nhân kỹ thuật giỏi còn ít. Do đó, tiền công trả cho người lao động ở mức khá thấp so với mặt bằng chung.

Một bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng: Ở các nước đang phát triển, việc giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm. Vấn đề giải quyết việc làm đang là áp lực nặng nề đối với các nước đang phát triển.

Vai trò của lao động là gì?

Trong hệ thống các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thì lao động là nguồn lực chủ yếu và đặc biệt. Trong sản xuất, người lao động sử dụng các công cụ lao động tác động vào đối tượng lao đông theo nhiều cách thức khác nhau để tạo ra sản phẩm khác nhau phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong quá trình lao động, con người hay yếu tố người lao động là chủ thể làm chủ các yếu tố còn lại của quá trình lao động. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ của người lao động là nhân tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Nguồn lao động là nguồn lực đặc biệt. Khi năng lực sản xuất của phần lớn các nguồn lực khác bị giới hạn thì năng lực sản xuất của nguồn lao động có khả năng khai thác và phát huy tới vô hạn nếu được sử dụng hợp lý và tạo động lực.

Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Lao động có trình độ cao sẽ tạo ra một nền khoa học công nghệ hiện đại có khả năng khai thác các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và mở rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hiện đại khác phục vụ cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước.

Như vậy, lao động là một nguồn lực vô cùng quan trọng mang tính quyết định. Phát triển và đào tạo lao động là một thực tế khách quan không thể không quan tâm, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức như hiện nay.

Chất lượng lao động là gì?

Việc xác định đúng số lượng và chất lượng nguồn lao động là cơ sở cho việc sử dụng lao động vì con người ở khía cạnh người lao động có một vai trò rất lớn trong nền sản xuất xã hội, đó là tiềm lực kinh tế và là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia.

Chất lượng nguồn lao động là khả năng về sức sản xuất của thể lực, trí lực của người lao động. Khả năng này được thể hiện thông qua trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, năng suất lao động và kinh nghiệm sản xuất cũng như hành vi hay giá trị của người lao động. Chất lượng nguồn lao động và nhân tố có tính quyết định đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Chất lượng nguồn lao động sẽ biến đổi theo xu hướng không ngừng tăng lên do sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Chất lượng nguồn lao động được nâng cao thông qua sự đầu tư và các chính sách phát triển của nhà nước trên các lĩnh vực y tế, giáo dục và văn hóa.

Đánh giá chất lượng nguồn lao động dựa vào các tiêu chí sau:

Trình độ học vấn: Đây là thước đo quan trọng của chất lượng nguồn lao động, là cơ sở chủ yếu để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của người lao động. Xu hướng hiện nay là tăng tỷ lệ số người có trình độ văn hóa cao, trình độ học vấn. Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn sẽ tạo ra nhiều thuận lợi mang tính nội lực để thúc đẩy các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm,…

Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của lực lượng lao động: Chỉ tiêu này được phản ánh bằng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo các cấp trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Theo từng giai đoạn phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, cần có cơ cấu chất lượng lao động theo trình độ thích hợp tương ứng. Nếu cơ cấu lao động đã qua đào tạo bất hợp lý sẽ gây hậu quả xấu.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nguồn lao động là gì?

Vị trí địa lý lãnh thổ: Vị trí địa lý tự nhiên là yếu chi phối các điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng đến sự cư trú và sản xuất của con người. Sự ảnh hưởng đó thông qua các yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước,…

Vị trí địa lý kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, ảnh hưởng đến sự phân bố và cơ cấu dân cư, lao động. Một lãnh thổ có vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế và đường lối phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn, lợi thế về vị trí địa lý sẽ được tận dụng để phát triển, hình thành đội ngũ lao động có trình độ cao, lao động công nghiệp dịch vụ chiếm ưu thế.

Nhân tố về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Yếu tố địa hình, khí hậu và đất đai ảnh hưởng lớn đến việc cư trú, đi lại và phương thức canh tác của lao động. Dân cư thường tập trung đông tại những khu vực, địa điểm có vị trí thuận lợi, địa hình bằng phẳng và khí hậu vùng nhiệt đới ánh sáng nhiều.

Nhân tố về kinh tế - xã hội: Dân số quyết định đến quy mô và chất lượng nguồn lao động. Sự gia tăng dân số quyết định đến mức độ gia tăng lao động trong tương lai, những nước có mức gia tăng dân số cao sẽ có mức gia tăng nguồn lao động cao. Những nước có gia tăng dân số thấp và ổn định thì mức gia tăng lao động thấp và ổn định.

Dân số: Dân số là yếu tố cơ bản quyết định đến số lượng lao động, quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến quy mô và cơ cấu nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số bao gồm phong tục, tập quán của từng nước, trình độ phát triển kinh tế,…

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Tức là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động so với nguồn nhân lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ này là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, làm công việc nội trợ,… Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được dùng để ước tính quy mô của dự trữ lao động trong nền kinh tế và có vị trí  quan trọng trong việc thống kê tỷ lệ thất nghiệp.

Yêu cầu thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực lao động

Đây là yêu cầu rất quan trọng sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được năng suất lao động cao, tiết kiệm các yếu tố đầu vào. Trước hết là thu hút lao động giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Tại các khu vực thành thị hay khu công nghiệp cần phải có lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng được nhu cầu của công việc và tránh tình trạng lao động tập trung quá nhiều tại khu vực thành thị trong khi đó ở nông thôn lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn làm mất cân đối cơ cấu kinh tế. Đa dạng hóa nhiều ngành nghề, phát triển các ngành công nghiệp thủ công ở nông thôn để giảm bớt thời gian lao động nhàn rỗi của dân cư làm nông nghiệp.

Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề xoay quanh khái niệm lao động là gì. Chùng tôi mong rằng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đọc đã tìm kiếm được lời giải cho những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Đừng quên, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 khi bạn cần sự trợ giúp liên quan đến việc học nói chung và thực hiện luận văn, tiểu luận nói riêng nhé!

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín