Tham gia vào thị trường quốc tế được xem là hoạt động sống còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc tham gia vào thị trường quốc tế không phải là điều đơn giản, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Để có thể vươn mình sang các thị trường khác, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và chuẩn bị cho mình các chiến lược Marketing quốc tế phù hợp. Vậy Marketing quốc tế là gì? Để giúp bạn hiểu hơn về bản chất cũng như nội dung cũng như các yếu tố môi trường Marketing quốc tế. Mời bạn đọc hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu qua bài viết này!
Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) đã đưa ra định nghĩa về khái niệm Marketing quốc tế (Tiếng Anh: International Marketing) dựa trên cơ sở định nghĩa Marketing được đưa ra năm 1985, cụ thể như sau:
“Marketing quốc tế là một quá trình đa quốc gia lập kế hoạch và thực hiện việc lên ý tưởng, định giá, xúc tiến và phân phối các ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra các trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của tổ chức và cá nhân”.
Hiểu theo một cách đơn giản, Marketing quốc tế là hoạt động áp dụng các nguyên tắc tiếp thị (như: lên kế hoạch, định giá, quảng bá và định hướng sản phẩm dịch vụ…) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của những người khác nhau cư trú ngoài biên giới quốc gia.
Mặc dù Marketing quốc tế có những điểm tương đồng giữa các quyết định tiếp thị và các hoạt động như Marketing nội địa, tuy nhiên các nhà tiếp thị phải đối mặt với một số quyết định duy nhất trong quá trình Marketing quốc tế: quyết định có nên quốc tế hóa hay không; quyết định tham gia thị trường nào; quyết định áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường nào; và quyết định cách thức thiết kế, thực hiện và điều phối chương trình tiếp thị toàn cầu...
Khái niệm Marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế gồm có 3 dạng:
Marketing xuất khẩu là hoạt động doanh nghiệp đem hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Marketing xuất khẩu có sự khác biệt so với marketing nội địa đặt ra yêu cầu các nhân viên tiếp thị cần phải nghiên cứu về thị trường kinh tế mới gồm các yếu tố về chính trị, pháp luật, môi trường văn hóa, xã hội để thay đổi chương trình marketing trong nước nhằm đưa sản phẩm, hàng hóa thâm nhập thị trường mới.
Đây là hoạt động Marketing tại quốc gia mà công ty đã thâm nhập. Hoạt động Marketing này phải đối mặt với nhiều loại cạnh tranh mới, sự khác biệt trong cách ứng xử của người tiêu dùng, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mãi và mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những môi trường Marketing khác nhau. Các công ty cần phải hiểu và nắm bắt được sự khác biệt ở từng nước để có chính sách phù hợp.
Marketing đa quốc gia chú trọng sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường, quốc gia khác nhau. Do đó, nhân viên marketing phải có kế hoạch và kiểm soát cẩn thận để tối ưu hóa sự tổng hợp để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược marketing được vận dụng ở mỗi quốc gia khác nhau.
Bản chất Marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế mang bản chất là việc phát triển cũng như thực hiện các chiến lược Marketing ra ngoài phạm vi biên giới thị trường nội địa để giải quyết các câu hỏi sau: Có nên kinh doanh ở thị trường nước ngoài hay không và thâm nhập bằng cách nào? Thị trường quốc gia nào là tiềm năng đối với doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm những ai, họ kinh doanh cái gì, cho ai, tại sao và như thế nào? Thiết kế các chính sách về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và truyền thông như thế nào?
Gerald Albaum và ctg (2002) đã nhận định rằng Marketing quốc tế là hoạt động Marketing sản phẩm, dịch vụ và thông tin vượt ngoài biên giới,lãnh thổ của một quốc gia. Vì vậy, Marketing quốc tế cũng bao gồm các thành phần tương tự với marketing nội địa như lập kế hoạch, thực hiện truyền thông, phân phối, giá cả,hỗ trợ bán hàng cho các khách hàng mục tiêu của công ty.
Vấn đề đầu tiên và cơ bản nhất của Marketing là hệ thống chung kết hợp toàn bộ các khái niệm, công cụ, học thuyết, quy trình,… Marketing có tính phổ biến, có thể áp dụng những khái niệm và nguyên tắc Marketing một cách rộng rãi nhưng thị trường và khách hàng lại có sự khác biệt. Do đó, thực hiện Marketing quốc tế phải có sự khác biệt ở quốc gia này so với quốc gia khác. Chúng ta không thể áp dụng mọi kinh nghiệm Marketing từ nước này sang nước khác mà luôn cần sự thay đổi linh hoạt dựa theo nhu cầu của khách hàng, sự khác biệt của đối thủ cạnh tranh, hệ thống phân phối, và truyền thông khác nhau.
Đã có nhiều nhãn hàng và ngành hàng tại Việt Nam xuất hiện và biến mất đột ngột trong im lặng. Đây là hậu quả của những quyết định sai trong kinh doanh hoặc những thiếu sót trong việc nghiên cứu thị trường và vận dụng các hoạt động Marketing không phù hợp.
Lý do nên tham gia Marketing quốc tế?
Quyết định quan trọng nhất mà bất kỳ công ty nào cũng phải đưa ra là có nên tiến ra thị trường quốc tế hay không, bởi một số công ty đã đạt được thị phần rất lớn tại thị trường nội địa và không muốn tìm hiểu về luật và các nguyên tắc mới của thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, có những lý do sau đây thu hút tổ chức ra toàn cầu:
Thứ nhất, ngày nay thị trường trong nước đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa nhiều đối thủ trong cùng một ngành nghề hay lĩnh vực. Do đó, doanh số và lợi nhuận thu được có thể thị sụt giảm. Việc mở rộng và phát triển thị trường quốc tế được coi là một giải pháp phù hợp để công ty có thể tăng doanh số bán hàng từ đó thu được nguồn lợi lớn.
Thứ hai, thị trường quốc tế tạo cơ hội để các công ty có kể kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.
Thứ ba, cơ hội sinh lời trên thị trường quốc tế cao hơn so với thị trường trong nước với những sản phẩm độc đáo, có tính độc quyền cao.
Thứ tư, hiện nay thương mại điện tử và sự bùng nổ của Internet đã biến các thương hiệu quốc gia thành thương hiệu quốc tế và tạo nền móng cho việc Marketing, giới thiệu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Thông qua Internet, người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau có thể trở nên quen thuộc với các thương hiệu ngoại quốc hơn.
Bạn đang tìm kiếm ý tưởng, tài liệu cho bài luận văn Marketing quốc tế? Bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện bài luận? Liên hệ với Luận Văn 99 ngay hôm nay nhé! Các chuyên viên học thuật của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành bài luận. Chi tiết dịch vụ viết thuê luận văn truy cập: https://luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html |
Hoạt động Marketing quốc tế bao gồm các công việc sau:
Đây là công việc đầu tiên và rất quan trọng bởi môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trước khi quyết định tiến vào một môi trường nào. Chúng ta cần nghiên cứu về thói quen, thị hiếu, thói quen mua sắm của người tiêu dùng nước ngoài với dòng sản phẩm mà công ty muốn xâm nhập. Bên cạnh đó, công ty còn phải nghiên cứu về các yếu tố chính trị, pháp lý, tài chính quốc tế cũng như văn hóa quốc tế. Các nhà hoạch định phải phân tích môi trường Marketing gồm môi trường bên trong và bên ngoài đến hoạch định hoạt động cho doanh nghiệp. Phân tích môi trường Marketing quốc tế là bước đệm để có thể phát triển các bước tiếp theo.
Đánh giá khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp chính là bước phân tích mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức).theo đó, doanh nghiệp cần cân nhắc các lợi ích của việc xâm nhập thị trường, đánh giá rủi ro và khả năng cạnh tranh của công ty tại thị trường mới từ đó làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác, tìm ra khả năng và triển vọng kinh doanh cũng như ước đoán lợi nhuận thu được khi xâm nhập vào thị trường. Việc đánh giá sẽ bao gồm các khía cạnh sau: Công nghệ mà doanh nghiệp đang áp dụng, kiểu dáng, mẫu mã và nhãn hiệu sản phẩm;chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm; khả năng cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, giá thành và kênh phân phối, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Đánh giá về khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp
Tại bước này sẽ bao gồm các mục tiêu sau:
#1 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi đã nghiên cứu và phân tích môi trường Marketing quốc tế, doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường mục tiêu tùy vào ngành hàng, sản phẩm mà công ty sẽ sử dụng để đưa vào thị trường nước ngoài. Khi lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần quan tâm đến nhu cầu của thị trường, quy mô, sự phát triển của thị trường cũng như tình hình cạnh tranh với các đối thủ khác và các yếu tố rủi ro,….
#2 Lựa chọn hình thức xâm nhập vào thị trường
Đây là một khâu quan trọng không thể thiếu trong mô hình hoạt động Marketing quốc tế vì nó sẽ đưa ra hình thức thâm nhập hiệu quả nhất mà công ty có thể sử dụng, có các hình thức sau: Xuất khẩu, liên kết kinh doanh hoặc đầu tư trực tiếp.
#3 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch Marketing
Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần đề ra các mục tiêu Marketing và chương trình Marketing quốc tế như nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm, xác định các yếu tố Marketing mix. Sau đó, công ty sẽ xây dựng các chiến lược mục tiêu dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn cho từng ngành hàng, mặt hàng theo các thị trường khác nhau. Tùy vào thời điểm mà công ty có thể điều chỉnh linh hoạt các mục tiêu này bởi thị trường nước ngoài còn khá mới mẻ trong giai đoạn đầu nên khó để thực hiện theo trình tự.
Lập kế hoạch Marketing quốc tế: Tương tự như chiến lược Marketing mix nội địa, Marketing mix quốc tế cũng cần xác định rõ 4 yếu tố cơ bản là: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Các yếu tố này sẽ mang tính chất phục vụ và hỗ trợ cho các hoạt động khác trong Marketing quốc tế và gắn với thị trường nước ngoài.
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch Marketing
#4 Thực hiện, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch Marketing quốc tế
Đây là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng trong mô hình hoạt động Marketing quốc tế.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động Marketing quốc tế theo các phương thức cơ bản như: thành lập phòng kinh doanh xuất khẩu, mở chi nhánh quốc tế và trở thành tổ chức toàn cầu. Trong đó:
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm cho việc tổ chức và xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa của công ty ra nước ngoài và mở rộng thêm các dịch vụ Marketing hỗ trợ xuất khẩu.
Chi nhánh quốc tế chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động của công ty ở nước ngoài, bao gồm các chuyên gia về Marketing, sản xuất nghiên cứu, tài chính, nhân sự,…
Tổ chức toàn cầu: các công ty đã mở rộng thị trường sang những quốc gia khác và trở thành công ty đa quốc gia. Lúc này, họ sẽ lập những kế hoạch Marketing quốc tế, cơ sở sản xuất được xây dựng ở khắp thế giới, nhiều nguồn tài chính và hệ thống phân phối rộng khắp,…
#5 Kiểm tra và đánh giá
Để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Marketing quốc tế, công ty thường áp dụng 3 kiểu sau: kiểm tra kế hoạch năm, kiểm tra khả năng sinh lời và kiểm tra chất lượng. Nội dung kiểm tra là việc thực hiện kế hoạch sản phẩm, khả năng đạt lợi nhuận, tính hiệu quả của chiến lược Marketing mix và lập kế hoạch cho những năm tiếp theo. Cơ sở kiểm tra là dựa trên kết quả bán hàng, phân tích thị phần, phân tích chi phí, phản ứng khách hàng,…
Chiến lược Marketing là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công hay thất bại cho hoạt động kinh doanh của một công ty. Thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả thì việc xây dựng mô hình hoạt động Marketing quốc tế càng có cơ hội giành thắng lợi trên thị trường mới.
Kiểm tra và đánh giá hiệu quả Marketing quốc tế
➢ List đề tài luận văn thạc sĩ Marketing mới nhất 2021
Doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường quốc tế cần phải có những hiểu biết và khả năng thích nghi tốt với môi trường Marketing quốc tế. Môi trường này chứa đựng những yếu tố có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động Marketing. Môi trường Marketing quốc tế bao gồm 7 yếu tố cơ bản sau:
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nội dung Marketing quốc tế là gì. Đây là một hoạt động đầy khó khăn nhưng cũng tiềm ẩn những cơ hội và thị trường mới hứa hẹn sẽ mang đến cho doanh nghiệp nguồn doanh thu khổng lồ. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang lại cho bạn nguồn tham khảo hữu ích.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín