viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phong cách lãnh đạo là gì? Các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

Từ xa xưa, vai trò lãnh đạo của những người đứng đầu một tổ chức hay doanh nghiệp luôn được coi trọng và đánh giá cao. Những người lãnh đạo là người đưa ra các quyết định cuối cùng liên quan đến vận mệnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả những người đứng đầu để sử dụng một đường lối mà có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Vậy phong cách lãnh đạo là gì và các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay là gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Phong cách lãnh đạo là gì?

Giống như khái niệm lãnh đạo, phong cách lãnh đạo (Tiếng Anh: Leadership style) cũng là một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu lẫn các nhà quản trị. Do đó, cũng có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo đã được đưa ra. Dưới đây là một số định nghĩa về phong cách lãnh đạo tiêu biểu:

Theo Lussier (2005), phong cách lãnh đạo là việc nhà lãnh đạo sử dụng kết hợp các đặc điểm, kỹ năng và hành vi khi tương tác với cấp dưới.

Tương tự, định nghĩa của Hersey và Blanchard (1993) về phong cách lãnh đạo cung được hiểu là các mô hình hành vi mà các nhà lãnh đạo sử dụng trong công việc của mình với cấp dưới.

Còn theo Bass (1990), phong cách lãnh đạo được hiểu là là một quá trình tương tác giữa các nhóm cá nhân bao gồm một cấu trúc hoặc tái cấu trúc tình hình, kỳ vọng và nhận thức của các thành viên

Theo Miller và cộng sự (2007), phong cách lãnh đạo được định nghĩa là mô hình tương tác giữa các nhà lãnh đạo và cấp dưới. Trong đó bao gồm chỉ đạo, kiểm soát, kỹ thuật và phương pháp được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo để thúc đẩy cấp dưới thực hiện các mục tiêu của tổ chức. 

Có nhiều cách định nghĩa về phong cách lãnh đạo dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ hiểu khái niệm phong cách lãnh đạo là hệ thống các hành vi, phẩm chất cá nhân ổn định của người lãnh đạo, thông qua đó gây ảnh hưởng đến hành vi của cấp dưới và thúc đẩy họ để thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

phong_cach_lanh_dao_la_gi_luanvan99
Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì?

Phân loại các phong cách lãnh đạo theo quan điểm của Kurt Lewin

Có rất nhiều các giả định và lý thuyết khác nhau xác định một số phong cách lãnh đạo khác nhau. Dựa vào mức độ tập trung quyền lực, Kurt Lewin (1939) đã chia phong các lãnh đạo thành 3 phong cách lãnh đạo, cụ thể như sau: 

#1 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Đặc trưng của người có phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Họ biết phân chia quyền lực cho cấp dưới một cách hợp lý với năng lực của từng người, biết thu hút đám đông và luôn động viên mọi người trong tập thể tích cực tham gia các công việc chung bằng việc tôn trọng các ý kiến đóng góp của từng cá nhân.

Luôn trình bày rõ ràng, cụ thể các mục tiêu, phương pháp hay quan điểm,... đối với những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức và lắng nghe ý kiến của cấp dưới để tiến hành trưng cầu ý kiến của tất cả mọi người và tìm ra giải pháp thích hợp. 

Trong phong cách lãnh đạo dân chủ, tất cả các thành viên trong tổ chức đều có tiếng nói và người lãnh đạo đóng vai trò là người phát ngôn hoặc người điều hành. Các nhà lãnh đạo dân chủ dựa vào sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức. Họ nhấn mạnh giá trị và kiến ​​thức chuyên môn của mỗi thành viên. Mọi thành viên trong nhóm chia sẻ quyền tự do và trách nhiệm lãnh đạo.

Dòng thông tin sẽ đi theo hai hướng là từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.

phong_cach_lanh_dao_dan_chu_luanvan99
Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Ưu điểm:

Phong cách lãnh đạo dân chủ có ưu điểm là người lãnh đạo luôn cởi mở và thân thiện với nhân viên, biết kiềm chế cảm xúc của cá nhân và tôn trọng người khác. Điều này giúp tạo nên một bầu không khí làm việc cởi mở, chân thành giúp không gian làm việc trở nên thoải mái, mọi người dễ dàng bày tỏ cảm xúc hay suy nghĩ của mình. 

Môi trường làm việc theo phong cách lãnh đạo dân chủ có thể làm cho nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và quan trọng đối với sự thành công của tổ chức

Người lao động sẽ cảm thấy thỏa mãn vì được thực hiện công việc do họ đề xuất.

Dễ dàng khai thác những sáng kiến, kinh nghiệm của những người dưới quyền

Nhược điểm:

Vì khuynh hướng coi trọng sức mạnh tập thể nên người lãnh đạo thường cầu toàn trong mọi vấn đề từ đó tốn nhiều thời gian để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này có thể gây ra bất lợi khiến doanh nghiệp mất đi những cơ hội khi tình huống kinh doanh thay đổi trong môi trường cạnh tranh đầy biến động.

Người lãnh đạo dễ rơi vào khuynh hướng “ba phải”, vai trò của họ cũng có khả năng bị lu mờ.

Ngoài ra, phong cách lãnh đạo dân chủ cũng có thể thể dẫn đến sự thiếu rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức. Đồng thời, tổ chức cũng có thể gặp phải khó khăn trong việc xác định các nhân viên không có năng lực.

Khi nào nên sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ?

Phong cách lãnh đạo này là phương pháp hiệu quả nhất cho công việc hàng ngày vì nó cho phép tất cả các thành viên trong tổ chức tham gia vào quá trình ra quyết định. Điều này mang lại cho các thành viên cảm giác làm chủ dự án, sản phẩm và kết quả. Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách đi đầu của họ, nhưng kỹ thuật này có thể kém hiệu quả hơn trong thời kỳ khủng hoảng.

#2 Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền

Đặc trưng của phong cách độc đoán, chuyên quyền là gì?

Người lãnh đạo có khuynh hướng thâu tóm quyền lực vào tay mình, khai thác triệt để mọi quyền lực trong quá trình điều hành. Người lãnh đạo ra mệnh lệnh, quyết định mà không để ý đến ý kiến của người dưới quyền và kiểm tra việc thực hiện một cách gắt gao.

Với phong cách này, để có thể đạt được thành công yêu cầu người lãnh đạo là những người rất giỏi, trình độ hơn hẳn người khác và ý chí kiên định để có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng chớp thời cơ trên thị trường. Trong quan hệ với cấp dưới, họ luôn đòi hỏi nhân viên của mình không ngừng nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, tăng hiệu suất công việc. Dòng thông tin sẽ theo chiều từ trên xuống.

phong_cach_lanh_dao_chuyen_quyen_luanvan99
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán

Ưu điểm: 

Ưu điểm chính của một nhà lãnh đạo chuyên quyền là công việc được sắp xếp hợp lý để nâng cao hiệu quả và năng suất. Người lãnh đạo tạo ra thời hạn chắc chắn và có một bộ kỳ vọng rất rõ ràng đối với nhân viên của mình. Điều này là lý tưởng trong thời điểm khủng hoảng, khi tổ chức cần nắm bắt cơ hội hoặc khi cần đưa ra một quyết định trong thời gian ngắn. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo này cũng giúp cho các thông tin truyền từ lãnh đạo xuống các cấp dưới tránh gặp phải những hiểu lầm, sai lệch.

Nhược điểm: 

Với phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, nhà lãnh đạo sẽ toàn quyền đưa ra mọi quyết định liên quan đến tổ chức. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thường chỉ có một góc nhìn hạn chế, rút ra từ những ý tưởng và kinh nghiệm của riêng mình, bất kỳ ý kiến ​​đóng góp nào từ các thành viên khác trong tổ chức đều không được tiếp nhận. Do đó, mọi thành viên dưới quyền trong tổ chức sẽ không phát huy được tính sáng tạo, kinh nghiệm của bản thân.

Họ đòi hỏi quá nhiều ở nhân viên cấp dưới mà không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và quyền lợi của họ.

Tạo ra bầu không khí làm việc căng thẳng, thiếu công bằng, thái độ quan cách,... khiến nhân viên cảm thấy không được thoải mái. Đây là kiểu lãnh đạo mang tàn dư của chế độ phong kiến cũ, không còn thích hợp trong thời đại ngày nay vì nó kìm hãm sự tiến bộ của người lãnh đạo và cấp dưới.

Khi nào nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán?

Phong cách chuyên quyền được sử dụng tốt nhất trong thời kỳ khủng hoảng khi một nhà lãnh đạo có giá trị nhất. Trong thời điểm nhạy cảm đó, tổ chức cần một người có quyền kiểm soát để đưa ra các quyết định nhanh chóng và khó khăn để có thể giảm thiệt hại. Trong thời gian khẩn cấp, các thành viên trong tổ chức đánh giá cao một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán. Khả năng lãnh đạo chuyên quyền cũng có thể hữu ích khi cần thiết phải điều chỉnh tổ chức của mình. Sau khi cuộc khủng hoảng qua đi, việc chuyển đổi phong cách lãnh đạo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức.

#3 Phong cách lãnh đạo tự do

Đặc trưng của phong cách lãnh đạo tự do là gì?

Đây là phong cách lãnh đạo gián tiếp, người lãnh đạo không trực tiếp đưa ra các quyết định quản lý hay mệnh lệnh… mà chỉ đóng vai trò là người giao nhiệm vụ, cung cấp các thông tin và đưa ra phương hướng chung, các lời khuyên, tư vấn,… Nhân viên quyết định cách tiếp cận tốt nhất để hoàn thành trách nhiệm của họ. Nếu các vấn đề phát sinh, những người lãnh đạo này luôn sẵn sàng đưa ra chỉ đạo khi có yêu cầu. Các nhà lãnh đạo theo phong cách tự do cho phép mỗi thành viên trong nhóm của họ thành công hay thất bại dựa trên khả năng của chính mình.  

Trong phong cách lãnh đạo tự do, lãnh đạo là người không có thực quyền, không trực tiếp ngồi trên cương vị lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Phong cách này yêu cầu người lãnh đạo phải có năng lực, giàu kinh nghiệm, có uy tín với tập thể. Dòng thông tin sẽ được thực hiện chủ yếu theo chiều ngang.

phong_cach_lanh_dao_tu_do_luanvan99
Phong cách lãnh đạo tự do là gì?

Ưu điểm: 

Một lợi thế của lãnh đạo tự do là quyền tự do hoạt động mà không bị hạn chế hoặc can thiệp từ ban quản lý. Điều này cho phép những nhân viên có kỹ năng và năng động bản thân có cơ hội phát huy hết tiềm năng của họ. 

Nhược điểm: 

Có thể dẫn đến sự hỗn loạn, vô chính phủ do thiếu sự chỉ dẫn, quản lý của người lãnh đạo. Phong cách này cũng có thể khiến các nhà lãnh đạo cảm thấy buồn chán, lơ là công việc.

Khi nào nên sử dụng phong cách lãnh đạo tự do?

Lãnh đạo theo phong cách tự do tốt nhất nên áp dụng đối với các tổ chức mà trong đó các cá nhân có thể hoạt động mà không cần giám sát. Trước khi sử dụng phong cách này, hãy đảm bảo mỗi thành viên trong tổ chức phải có trình độ kỹ năng phù hợp và khả năng tự định hướng. Họ phải có khả năng thúc đẩy bản thân để tiếp tục công việc. Nếu không, cách làm này có thể phản tác dụng và gây hại nhiều hơn lợi đối với tổ chức.

Trên đây là những phong cách lãnh đạo chủ yếu, mỗi phong cách đều có những ưu, nhược điểm của nó. Thực tế đã chứng minh rằng, phong cách lãnh đạo chỉ có thể phát huy tác dụng nhất khi người lãnh đạo phân tích kỹ hoàn cảnh và tình huống cụ thể phù hợp với nó. Vấn đề cốt yếu nhất là việc sử dụng phong cách lãnh đạo nào cũng phải nhằm mục đích phát huy mọi nỗ lực của tập thể vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Kho đề tài Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh miễn phí [Update 2022]

Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức là gì?

Lãnh đạo và văn hóa tổ chức được coi là hai trong những yếu tố tổ chức quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công và đạt được lợi thế bền vững. Trong đó, lãnh đạo hiệu quả là một trong những nguyên tắc cơ bản lớn nhất để xây dựng nền văn hóa tổ chức tuyệt vời. Các nhà lãnh đạo có thể củng cố các giá trị trong khi đồng thời quy trách nhiệm cho mọi người. Ảnh hưởng này đối với những người khác có thể tích cực hoặc tiêu cực dựa trên phong cách lãnh đạo và việc thực thi chiến lược, nhưng cả sự lãnh đạo hiệu quả và không hiệu quả sẽ ảnh hưởng và xây dựng văn hóa tổ chức tại nơi làm việc. Không xây dựng được một nền văn hóa mạnh sẽ gây bất lợi cho nhân viên và lợi nhuận cuối cùng. 

Trong một tổ chức, hơn ai hết, người lãnh đạo cần phải nắm rõ vị trí và vai trò của mình trong sự hình thành và phát triển các yếu tố văn hóa tổ chức

Người lãnh đạo chính là người hình thành nên văn hóa tổ chức. Họ là những người tạo ra những đặc thù, ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa tổ chức thông qua việc xây dựng tầm nhìn và lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động, các nguyên tắc,… của tổ chức. Hay nói cách khác, văn hóa tổ chức phản ánh văn hóa riêng của mỗi nhà lãnh đạo.

Người lãnh đạo là người phát triển văn hóa tổ chức. Dù cho văn hóa tổ chức được xem là sản phẩm chung của mọi thành viên trong một tổ chức, tuy nhiên lãnh đạo của tổ chức đó vẫn là người đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đến quá trình xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức. Trên thực tế, hầu hết mọi nhà lãnh đạo đều có xu hướng tuyển chọn cho tổ chức của mình những người nhân viên có chung quan điểm với mình. Đồng thời, họ cũng có xu hướng truyền bá, tạo động lực để các nhân viên thực hiện theo những giá trị mà họ đã lựa chọn. Đồng thời, người lãnh đạo cũng luôn cố gắng để trở thành hình mẫu để mọi người trong tổ chức noi theo.

Nhà lãnh đạo là người thay đổi văn hóa tổ chức. Bên cạnh việc hình thành và phát triển văn hóa tổ chức, người lãnh đạo cũng có vai trò to lớn trong việc khởi xướng và thực hiện những thay đổi trong văn hóa tổ chức. Việc xây dựng văn hóa tổ chức đã khó, thay đổi văn hóa tổ chức lại là điều khó khăn, thách thức hơn thế. Nó đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những hoạt động rất tích cực và thận trọng. Vì vậy, họ thường là người thay đổi đầu tiên và từ đó họ tạo nên sự thay đổi ở mọi thành viên trong tổ chức.

moi_quan_he_giua_phong_cach_lanh_dao_va_van_hoa_to_chuc_luanvan99
Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức

Bài viết liên quan:

Văn hóa tổ chức là gì? Lý thuyết về văn hóa tổ chức của doanh nghiệp

Một số gợi ý áp dụng phong cách lãnh đạo trong từng trường hợp cụ thể

Theo thâm niên công tác: Cần sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán với các nhân viên mới - những người trong giai đoạn học việc. Đối với trường hợp này, nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên có đầy đủ năng lực và trình độ để truyền dạy những kỹ năng mới cho nhân viên. Từ đó giúp nhân viên hoàn thiện bản thân hơn phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

Theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: 

  • Trong giai đoạn bắt đầu hình thành: Lúc này doanh nghiệp chưa ổn định nền các nhân viên chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sử dụng phong cách độc đoán.
  • Trong giai đoạn doanh nghiệp tương đối ổn định: Lúc này, các nhân viên vẫn chưa có sự thống nhất và tự giác trong công việc, tính tích cực và đoàn kết chưa cao nên dùng kiểu lãnh đạo tự do, mềm dẻo để có định hướng phù hợp với từng nhân viên và ổn định tình hình.
  • Trong giai đoạn doanh nghiệp phát triển cao: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có bầu không khí tốt và tinh thần đoàn kết cùng khả năng tự quản, tự giác thì người lãnh đạo nên dùng kiểu dân chủ hoặc tự do để phát huy được hết khả năng của mỗi nhân viên.

Dự theo độ tuổi của nhân viên:

Các nhà lãnh đạo nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với những người hơn tuổi để họ tự tin với khi đảm nhận các công việc được giao mà không cảm thấy bị gò bó.

Đối với những nhân viên mới hoặc người nhỏ tuổi nên dùng kiểu độc đoán để họ tuân theo nề nếp, văn hóa của doanh nghiệp được tốt hơn.

Ngoài ra, khi áp dụng các phong cách lãnh đạo vào công việc, chúng ta cần sự linh hoạt. Các phong cách lãnh đạo truyền thống vẫn còn giữ nguyên giá trị của chúng nhưng với sự phát triển của thời đại và công nghệ xã hội, ta cần kết hợp với các cách tiếp cận mới phù hợp hơn.

Phong cách lãnh đạo có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của một tổ chức. Để hình thành nên phong cách lãnh đạo, cần rất nhiều thời gian cũng như sự nỗ lực cố gắng và những phẩm chất cần có của người lãnh đạo có thể hình thành theo thời gian và sự rèn luyện. Luận Văn 99 hy vọng những chia sẻ này đã mang lại cho các bạn nguồn thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm phong cách lãnh đạo là gì.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín