Có thể thấy rằng, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội của mọi người. Vì vậy, việc phát triển các sản phẩm du lịch sẽ giúp thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước hơn cũng như mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch là gì? Đặc điểm và các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch là gì? Để hiểu rõ về nội dung này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau cùng Luận Văn 99 nhé!
Sản phẩm du lịch (Tiếng Anh: Tourism products) là một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực du lịch, đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra về thuật ngữ này. Dưới đây là một số khái niệm:
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế Giới (UNWTO), sản phẩm du lịch là tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch.
Theo Michael M. Coltman: Sản phẩm du lịch được định nghĩa là tổng thể bao gồm các thành phần hữu hình và vô hình không đồng nhất. Tính hữu hình của sản phẩm du lịch được thể hiện cụ thể như thức ăn, đồ uống, các món quà du lịch… còn tính vô hình thể hiện thông qua các loại hình dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ trợ khác.
Theo Luật Du lịch Việt Nam thông qua năm 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ này có thể bao gồm là dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác. Từ quan điểm trên cho thấy trong Luật Du lịch Việt Nam thì sản phẩm du lịch chỉ đơn thuần là các hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên, trên thực tế thì nội dung của sản phẩm du lịch còn phong phú, đa dạng hơn rất nhiều.
Còn theo Đỗ Quốc Thông, sản phẩm du lịch được cấu thành từ nhiều yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, đội ngũ phục vụ, kết cấu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch… tạo thành một tổng thể phức hợp nhằm mục đích cung cấp những trải nghiệm du lịch thú vị và sự hài lòng cho khách du lịch.
Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa lại đưa ra nhận định sản phẩm du lịch là việc cung cấp cho khách du lịch các hàng hóa, dịch vụ được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một quốc gia, một vùng hay một cơ sở nào đó.
Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy rằng các khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng tùy theo các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các khái niệm trên đều bao hàm những đặc điểm chung của sản phẩm du lịch. Từ đó, ta có thể rút ra kết luận về khái niệm sản phẩm du lịch như sau: Sản phẩm du lịch là sự kết hợp toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần (hữu hình và vô hình) được các nhà kinh doanh du lịch khai thác thông qua các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách du lịch.
Khái niệm sản phẩm du lịch là gì?
Các yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm du lịch gồm:
Tất cả các yếu tố trên tập hợp tạo nên sản phẩm du lịch. Nội dung của sản phẩm du lịch rất phong phú liên quan tới rất nhiều ngành nghề thế những xét về mặt ý nghĩa, các bộ phần cấu thành nên sản phẩm du lịch có thể được chia ra một hoặc vài loại trong ba yếu tố lớn: tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch và cơ sở du lịch.
Tùy theo điểm yếu, điểm mạnh của sản phẩm du lịch hiện tại và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch ở từng địa phương, hay giữa tỉnh thành này với tỉnh thành khác, từ đó cần sự định hướng rõ rệt và biện pháp cụ thể đối với việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, đảm bảo xây dựng được sức cạnh tranh.
Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Bài viết cùng chuyên mục:
➢ Tài nguyên du lịch nhân văn là gì? Phân loại và thực trạng ở Việt Nam
Là một loại sản phẩm đặc biệt, sản phẩm du lịch không phải là một sản phẩm lao động cụ thể, biểu hiện dưới hình thái vật chất mà nó là sản phẩm vô hình, được biểu hiện dưới hình thức các loại dịch vụ. Dưới đây là một số đặc điểm, đặc tính cơ bản của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch gồm một tập hợp các yếu tố nhìn thấy được bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất cơ bản và các sản phẩm liên quan.
Các yếu tố không nhìn thấy được gồm: Các dịch vụ du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn,… và các yếu tố tâm lý như sự sang trọng, đẳng cấp xã hội, bầu không khí. Khi đời sống càng phát triển thì các nhu cầu này càng được đề cao.
Sản phẩm dịch vụ gồm nhiều yếu tố cấu thành như cơ sở hạ tầng vật chất, các loại dịch vụ,… điều này gây nên trở ngại cho việc phối hợp và hoàn chỉnh giữa các bộ phận khác nhau, thậm chí gây tổn thất. Các sản phẩm du lịch không thâu tóm hết toàn bộ vào một tổ chức nhất định mà là kết quả của sự chấp thuận giữa các thành viên liên quan mà đôi khi sẽ có sự tranh chấp về quyền lợi.
Để đưa ra một sản phẩm du lịch tốt cần kết hợp hài hào giữa các thành viên quản lý, cộng đồng địa phương, chủ khách sạn, nhà hàng,… vì thế, phải khiến cho các mục tiêu của các thành viên liên kết và bổ sung cho nhau, xác định và đánh giá đúng phần tham gia của mỗi thành viên trong tổng thể của sản phẩm du lịch, xác định vị trí của sản phẩm du lịch và thị trường mục tiêu để mọi người chấp thuận, phát huy hoạt động tiếp thị của các thành viên.
Tính đặc biệt của sản phẩm du lịch thể hiện qua:
Sự tham gia của du khách là cần thiết để thực hiện dịch vụ, du lịch phải có du khách mới có thể tồn tại.
Sản phẩm du lịch không thể tồn kho vì không một phòng khách sạn hay một chỗ ngồi không bán được thì không thể cất giữ vào kho.
Tính co giãn của cung so với cầu làm cho người ta không thể tăng cung của sản phẩm du lịch trong ngắn hạn.
Sản phẩm du lịch không phải là một loại sản phẩm có thể di chuyển về các thị trường tiêu thụ mà các thị trường phải di chuyển về hướng sản phẩm du lịch. Điều này đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền và quảng bá các sản phẩm dịch vụ.
Đặc điểm của sản phẩm du lịch là gì?
Các sản phẩm du lịch phổ biến
Giống như các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch cũng chịu tác động bởi những thời kỳ của vòng đời sản phẩm gồm: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.
Nhưng không phải mọi sản phẩm buộc phải tuần tự trải qua các giai đoạn trê. Có sản phẩm tăng trưởng nhanh và bền vững ngay vào thời kỳ đầu, có sản phẩm đạt thời kỳ bão hòa sớm, có sản phẩm đi qua thời kỳ bão hòa mà không suy thoái, lại tiếp tục một thời kỳ tăng trưởng mới.
Thời gian và vòng đời sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt là chiến lược và chiến thuật của đối thủ cạnh tranh.
Để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng, chất lượng là một chiến lược kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Chiến lược này cần đảm bảo cung cấp những hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn thỏa mãn những mong đợi hiện tại và tiềm ẩn của khách hàng. Chiến lược này sử dụng tài năng của tất cả các thành viên nhằm đạt được lợi ích cho tổ chức nói riêng và xã hội nói riêng cũng như phải đem lại lợi tức cho cổ đông.
Chất lượng sản phẩm du lịch không chỉ làm thỏa mãn du khách mà còn không gây ảnh hưởng đến xã hội và môi trường xung quanh. Do tính đa dạng và phong phú của sản phẩm du lịch nên để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lượng là chuyện không hề dễ dàng.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về sản phẩm du lịch là gì thông qua khái niệm, đặc tính cũng như các phân loại các sản phẩm du lịch cần có để phát triển ngành này. Hy vọng những kiến thức này sẽ mang lại cho các bạn nguồn tham khảo hữu ích cho quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ du lịch của mình.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín